(PLVN) - Thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ Tổng Bí thư “dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”, “chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển”, theo ý kiến một số chuyên gia, là rất được lòng dân.
(PLVN) -Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong xây dựng pháp luật và nhấn mạnh những hạn chế đó “cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới”
(PLVN) - Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là vấn đề quan trọng, cấp bách, được đề cập đến trong nhiều bài viết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Với thông điệp này của người đứng đầu Đảng ta, cả hệ thống chính trị đang chuyển mình mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động để pháp luật thực sự là nền tảng của phát triển, phục vụ phát triển và thúc đẩy phát triển.
(PLVN) - GS.TS Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhận định, Quốc hội không thể ủy quyền lập pháp mãi được mà phải xác định phạm vi cho từng cơ quan để các cơ quan chủ động trong không gian của mình và chịu trách nhiệm về việc đó.
(PLVN) - Nên ban hành “luật khung” hay “luật chi tiết” trong bối cảnh Việt Nam hiện nay? Tại Nghị quyết số 27-NQ/TW đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng tăng cường xây dựng các đạo luật có nội dung cụ thể, hiệu lực trực tiếp; khắc phục tình trạng luật thiếu tính ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn có những quan điểm khác nhau, các tranh luận về chủ đề này.
(PLVN) - Về đổi mới tư duy lập pháp, trong mấy năm gần đây chúng tôi đã có một số bài viết liên quan đến chủ đề này.Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin tiếp tục hệ thống và phát triển một bước những nhận thức và quan điểm của cá nhân về đổi mới tư duy lập pháp trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
(PLVN) - Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
(PLVN) -Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật của chúng ta đã cơ bản đồng bộ, hoàn thiện và đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, với tư duy mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có sự đổi mới có tính bứt phá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
(PLVN) - Trong tư duy xây dựng pháp luật, việc trả lời câu hỏi vì sao cần phải có luật pháp, làm thế nào để các điều luật có thể thực thi trong cuộc sống là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm pháp luật giải quyết một cách hiệu quả nhất những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
(PLVN) - Ngày 25/10, Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt những định hướng, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội nghị.