Đảng ủy Quốc hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đổi mới tư duy xây dựng pháp luật

(PLVN) - Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Đảng ủy Quốc hội tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật năm 2025 và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật.

Ngày 10/2, tại Nhà Quốc hội, Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ Nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải đã công bố các Quyết định của Bộ Chính trị gồm: Quyết định số 244-QĐ ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về thành lập Đảng bộ Quốc hội; Quyết định số 1893-QĐNS/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về việc chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Theo đó, Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 39 đồng chí; chỉ định Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 21 đồng chí; chỉ định Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn giữ chức Bí thư Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025.

Chỉ định 3 đồng chí giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025 gồm: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định giữ chức Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Quảng Ninh Đặng Xuân Phương giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã tặng hoa chúc mừng đồng chí Trần Thanh Mẫn được Bộ Chính trị chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Quốc hội và Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú tặng hoa chúc mừng đồng chí Trần Thanh Mẫn được Bộ Chính trị chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025. (Ảnh: Phạm Thắng)

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú tặng hoa chúc mừng đồng chí Trần Thanh Mẫn được Bộ Chính trị chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025. (Ảnh: Phạm Thắng)

Hội nghị cũng thảo luận về Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025; Phân công nhiệm vụ đối với các Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thành lập các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Đảng ủy Quốc hội và thông qua Nghị quyết Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, hiện nay Đảng bộ Quốc hội có quy mô lớn với gần 3.000 đảng viên. Do đó, công tác Đảng, công tác chính trị, công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác kiểm tra đòi hỏi phải tiến hành bài bản, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng để xây dựng Đảng bộ Quốc hội thật sự trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm, thống nhất, chủ động, sáng tạo của tập thể Đảng bộ cũng như vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, nhất là vai trò của Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy, từng Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ phải phát huy cao độ trách nhiệm nêu gương, chủ động, sáng tạo, đổi mới phương thức làm việc, tập trung cao độ và triển khai toàn diện các công việc được phân công.

Chủ tịch Quốc hội bế mạc Hội nghị. (Ảnh: Phạm Thắng)

Chủ tịch Quốc hội bế mạc Hội nghị. (Ảnh: Phạm Thắng)

Về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Quốc hội trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đảng ủy Quốc hội tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật năm 2025 và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, coi đây là một đột phá trong hoàn thiện thể chế, tạo tiền đề cho Quốc hội khóa XVI, trước mắt là tập trung chuẩn bị tổ chức thành công Kỳ họp bất thường lần thứ 9 và Kỳ họp thứ 9, Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XV.

Cùng với đó, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc tích cực phối hợp triển khai các luật, nghị quyết đã được thông qua; đẩy mạnh quán triệt tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật có hiệu quả.

“Tới đây, Bộ Chính trị sẽ kiểm tra các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2025. Quốc hội cũng phải tăng cường giám sát, kiểm tra việc thi hành luật, nghị quyết đã thông qua trước đây cũng như các luật, nghị quyết sẽ được thông qua tại các kỳ họp thứ sắp tới”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Đảng bộ Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, 2026; chỉ đạo việc tổng kết đề án, chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa XV và định hướng nhiệm kỳ khóa XVI trình Bộ Chính trị. Tiếp tục triển khai sắp xếp bộ máy theo chỉ đạo, kết luận của Trung ương, bảo đảm mọi hoạt động diễn ra liên tục, không ngắt quãng, không ảnh hưởng đến công việc. Chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết, nội quy, quy chế liên quan đến công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.

Các đại biểu dự Hội nghị. (Ảnh: Phạm Thắng)

Các đại biểu dự Hội nghị. (Ảnh: Phạm Thắng)

“Ngay sau Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội sẽ tiến hành sắp xếp con người ở các cơ quan, đơn vị của Quốc hội; giải quyết chính sách sau khi sắp xếp; lựa chọn nhân sự, cán bộ của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương, đó là chọn người tài, người tinh hoa, làm việc thực chất”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Ngoài ra, Đảng bộ Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới các hoạt động giám sát, bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, từ xây dựng, hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện cho đến khi chính sách đi vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đi vào thực chất, thể hiện tính linh hoạt, nhạy bén trước những vấn đề lớn nổi lên trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước, cử tri và Nhân dân quan tâm.

“Tổng Bí thư Tô Lâm nói Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phải có một nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Hiện nay, tôi đã trực tiếp giao cho Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Chính phủ sửa những vấn đề cấp thiết để thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 nhằm triển khai Nghị quyết 57”.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, Đảng bộ Quốc hội phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Quốc hội một cách toàn diện, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đất nước như tăng trưởng kinh tế 8% trở lên, quyết định những việc quan trọng như đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Lạng Sơn - Hải Phòng, quyết định tuyến đường sắt đô thị của TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, triển khai chủ trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận...

Đồng thời, xây dựng, triển khai kế hoạch tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031. Tiếp tục chỉ đạo chuẩn bị kỷ niệm 80 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội và 80 năm Quốc hội Việt Nam...

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Bùi Hoài Sơn. (Ảnh: Quochoi.vn)

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Lắng nghe ý kiến của cộng đồng để tạo sự đồng thuận khi đặt tên tỉnh mới sau sáp nhập

(PLVN) - PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên là đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội - cho rằng, việc lấy ý kiến cộng đồng trong quá trình đặt tên tỉnh, TP không chỉ là một bước trong quy trình hành chính, mà còn là cơ hội để tạo sự đồng thuận, khơi dậy niềm tự hào địa phương và thể hiện sự tôn trọng với lịch sử, văn hóa của vùng đất đó.

Đọc thêm

Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp Bộ trưởng Tài chính bang Fiona Ma. (Ảnh: BNG)
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh khẳng định Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục hiện thực hóa và triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện thực chất, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương hai nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Phải biến thể chế từ 'điểm nghẽn' trở thành lợi thế cạnh tranh'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng, diễn ra hôm qua (17/3), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc xây dựng, ban hành pháp luật phải theo tình hình thực tiễn, không để tình trạng chờ luật, chờ cơ chế dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội. Phải biến thể chế từ “điểm nghẽn” trở thành lợi thế cạnh tranh.

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm.
"Một nền kinh tế vững mạnh đang hình thành, một thế hệ doanh nhân Việt Nam bản lĩnh và đổi mới, sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết kinh doanh và lòng yêu nước, đang viết tiếp câu chuyện thành công, và một tương lai rực rỡ, một nước Việt Nam XHCN sánh vai cùng các cường quốc năm châu như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đang dần trở thành hiện thực trong tương lai gần", Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định trong bài viết: "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG".

Cải cách phải đi đôi với nâng cao năng lực quản lý

PGS.TS Trương Hồ Hải. (Ảnh: Vân Anh)
(PLVN) -  Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, PGS.TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cải cách bộ máy phải đi đôi với nâng cao năng lực quản lý. Sau khi cải cách phải bảo đảm cho bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn chứ không đơn thuần chỉ là phép tính cộng.

30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Tích cực vì một ASEAN phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và Phu nhân cắt bánh chào mừng 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. (Ảnh: Thống Nhất.TTXVN)
(PLVN) - Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3/2025, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.

Thủ tướng: Xây dựng chính sách đặc thù, đặc biệt để công nghiệp quốc phòng tiếp tục phát triển đột phá

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan về kết quả nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao trong năm 2024, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, góp phần cụ thể hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Chiều 15/3, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan về kết quả nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao trong năm 2024, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, góp phần cụ thể hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng
Ngày 15/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội nghị Trung ương 10 và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại các cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban Đại hội XIV của Đảng, để trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 11.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại các bộ, ngành, địa phương năm 2025 và những năm tiếp theo.