Đôi điều cảm nhận giữa mùa thu lịch sử

Vậy là đã 67 năm kể từ ngày Chính phủ lâm thời Việt Nam ra đời trong không khí sục sôi của cuộc cách mạng: một dân tộc đang chìm trong ách nô lệ thực dân đứng lên đòi lại những quyền con người cơ bản là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Ngày 28/8/1945, tức chỉ 10 ngày sau Cách mạng tháng Tám thành công, tại Hà Nội, Uỷ ban dân tộc giải phóng đã được cải tổ thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam. 

Vậy là đã 67 năm kể từ ngày Chính phủ lâm thời Việt Nam ra đời trong không khí sục sôi của cuộc cách mạng: một dân tộc đang chìm trong ách nô lệ thực dân đứng lên đòi lại những quyền con người cơ bản là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Ngày 28/8/1945, tức chỉ 10 ngày sau Cách mạng tháng Tám thành công, tại Hà Nội, Uỷ ban dân tộc giải phóng đã được cải tổ thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam.  
Từ khi thành lập cho đến nay, ngành Tư pháp đã trải qua bao thăng trầm theo dòng chảy lịch sử dân tộc
Từ khi thành lập cho đến nay, ngành Tư pháp đã trải qua bao thăng trầm theo dòng chảy lịch sử dân tộc
Nội các thống nhất quốc gia được thành lập trong ngày đầu của Nhà nước cách mạng nhân dân bao gồm 12 bộ như Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin Tuyên truyền, Bộ Quốc phòng, Bộ Thanh niên, Bộ Kinh tế quốc gia, Bộ Cứu tế xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Giao thông công chính, Bộ Lao động, Bộ Tài chính, Bộ Quốc gia giáo dục, gắn liền với tên tuổi của các nhân sĩ, trí thức lớn như Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Nguyễn Văn Tố, Vũ Trọng Khánh, Phạm Ngọc Thạch, Phạm Văn Đồng, Vũ Đình Hoè…  Bộ Tư pháp do ông Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng.  
Từ khi thành lập cho đến nay, ngành Tư pháp đã trải qua bao thăng trầm theo dòng chảy lịch sử dân tộc. Nhưng vượt lên hết thảy mọi khó khăn, thử thách, ngành Tư pháp đã và đang hoàn thành sứ mệnh của mình, từ đó góp phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội luôn chất chứa, khát khao công lý, đầy ắp tinh thần thượng tôn pháp luật, từng bước đưa pháp luật thành “phương tiện hùng mạnh” để người dân thực hiện quyền làm chủ, là công cụ đấu tranh chống tiêu cực và bảo vệ nền dân chủ XHCN. Truyền thống đó đã được các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp gìn giữ, bồi đắp, hun đúc và truyền tải từ thế hệ này đến thế hệ khác. Mỗi cán bộ tư pháp đều luôn tự hào về truyền thống cách mạng của Ngành, luôn cố gắng học tập, rèn luyện, công tác để tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó.     
Tháng 12/1999, sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi được tuyển dụng về Bộ Tư pháp sau một kỳ thi tuyển nghiêm túc. Được nhận về công tác tại Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo (nay là Vụ Tổ chức cán bộ), đối với tôi, đó như một duyên số, một định mệnh. Quả thật, học luật nhưng về làm công tác cán bộ mang lại cho tôi bao điều mới mẻ, khó khăn và thách thức. Có thể nói, cán bộ luôn được xác định là yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại của mỗi công cuộc và sự nghiệp. Công tác xây dựng, phát triển đội ngũ công chức luôn được xác định là khâu then chốt, là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài của mỗi cơ quan, đơn vị. Công tác cán bộ là công tác xử lý mối quan giữa con người và con người, trải dài kể từ khi tuyển dụng, tiếp nhận cho đến tận những việc hiếu khi người đó “đi xa”. Đó là mối quan hệ đầy tình thương yêu, nhân ái và tính nhân văn giữa con người với con người trong một xã hội luôn xác định “con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”. 
Công tác cán bộ đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức làm công tác cán bộ phải nắm vững các quy định của pháp luật, các nguyên tắc, phương châm, quan điểm, hiểu thấu đáo về đội ngũ công chức của cơ quan, đơn vị, đồng thời phải có tư duy nhạy bén và một trái tim rộng mở, có sự bao dung, đức độ lượng, sự nhân ái, vị tha và lòng trắc ẩn. Công tác cán bộ không có chỗ cho sự hẹp hòi, ích kỷ, sự kèn cựa danh lợi, thói vô cảm, vô tâm và tắc trách trong quá trình xử lý công việc. Việc của người phải chính là việc của mình trong tâm niệm của mỗi công chức làm công tác cán bộ. Cái tâm, cái đức của người làm công tác cán bộ quả thật phải đủ rộng lớn để vượt qua mọi thói đời cố hữu xưa nay. Bác Hồ đã nói: “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp, cũng như mọi vấn đề khác, là vấn đề ở đời và làm người”. Ở đời và làm người không phải điều gì đó xa lạ, mà phải cần có một tình thương, một lẽ sống. Công tác cán bộ trong Ngành Tư pháp càng cần hơn về sự đức độ và một trái tim biết yêu thương, đầy ắp sự bao dung và độ lượng. 
Cứ mỗi mùa thu về, khi cả đất nước sống lại những ngày tháng Tám hào hùng lịch sử, khi đội ngũ công chức, viên chức Ngành Tư pháp sôi nổi kỷ niệm Ngày Truyền thống Ngành Tư pháp và Ngày Quốc khánh của đất nước, mỗi thế hệ cán bộ, công chức tư pháp lại sâu lắng, trăn trở về những đóng góp của mình cho Ngành từ những công việc nhỏ nhất, giản đơn nhất, thầm lặng nhất. Truyền thống, không phải duy nhất chỉ là những gì đã có từ hôm qua, mà còn chính là những điều ngày hôm nay mỗi cán bộ, công chức, ở từng lĩnh vực khác nhau, vẫn đang miệt mài, cần mẫn, lặng lẽ góp nhặt cho ngày mai, cho tương lai…/.
Ths. Nguyễn Xuân Tùng
(Trưởng phòng Công tác cán bộ, Vụ TCCB) 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.