Độc tố – Kẻ thù giấu mặt gây ung bướu và bệnh tật

Độc tố – Kẻ thù giấu mặt gây ung bướu và bệnh tật
(PLO) -  Người Việt đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe: môi trường ô nhiễm, thực phẩm ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, ngay cả những sản phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày cũng chứa nhiều hóa chất độc hại. Những yếu tố này được gọi chung là độc tố- chính là các tác nhân hóa học có thể đi vào cơ thể và gây hại sức khỏe, đặc biệt, độc tố chính là kẻ thù dấu mặt gây ung thư và bệnh tật cho con người hiện đại ngày nay.

Độc tố gây ung thư và bệnh tật theo cách nào?

Độc tố đi vào cơ thể con người qua 3 con đường chính: qua đường tiêu hóa, qua hô hấp (không khí ô nhiễm, xăng xe, khói bụi, khói thuốc lá…) và qua da (hóa mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm hoặc các loại tiếp xúc khác).

Sau khi vào cơ thể, lẽ thường, chúng sẽ bị cơ chế thải độc tự nhiên đào thải ra ngoài để bảo vệ các tế bào và cơ thể. Tuy nhiên, với môi trường sống nhiều độc và “quá độc” hiện nay, độc tố ngấm vào cơ thể quá nhiều nên cơ chế này không đào thải hết được, dẫn đến độc tố tích lũy bên trong cơ thể và tấn công các tế bào khắp cơ thể.

Độc tố bẻ gẫy chuỗi ADN gây đột biến tế bào, tạo ra các tế bào ác tính. Thông thường, khi 1 tế bào già và chết đi thì cơ thể sẽ sinh ra 1 tế bào mới thay thế để đảm nhận chức năng của tế bào đã chết. Nhưng đối với tế bào ác tính, chúng không chết đi theo quy luật mà nhân lên một cách không kiểm soát, hình thành khối u, đây chính là cách ung thư hình thành trong cơ thể. 1

Các nghiên cứu còn chỉ ra, độc tố có liên quan đến các bệnh về rối loạn nội tiết, các bệnh thần kinh (Alzheimer’s, Parkinson,..), tim mạch, béo phì, hội chứng mệt mỏi mạn tính, lão hóa sớm…

Độc tố là kẻ dấu mặt gây bệnh tật và ung thư. Nhưng buồn thay, tác hại của độc tố chưa được hiểu đúng và quan tâm đúng mức. Nguy hiểm hơn nữa, độc tố không chỉ có trong rau bẩn, thịt bẩn, cá sống trong môi trường nước ô nhiễm, không khí chứa đầy chì, thủy ngân, xăng xe, khói bụi, các thiết bị điện tử có phát sóng…như mọi người thường nghĩ. Không ít hóa chất trở thành độc tố cho cơ thể có trong các vật dụng hàng ngày như dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, mỹ phẩm. Thậm chí, độc tố sản sinh từ chính bên trong cơ thể do quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa do chính chúng ta gây ra.

Làm thế nào để phòng tránh ung bướu và bệnh tật do độc tố gây ra?

Để tránh được các tác hại do độc tố gây ra, bạn cần làm được 3 việc:

Thứ nhất: Giảm thiểu độc tố đi vào cơ thể, bằng cách sử dụng thực phẩm lành mạnh, hạn chế thực phẩm công nghiệp chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản, thực phẩm tồn dư thuốc trừ sâu, chất kích thích. Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để tránh tiếp xúc với hóa chất như: xà bông tắm từ dầu dừa, dầu gội đầu bồ kết,...

Thứ hai: Vận động đúng cách để khí huyết lưu thông, khí huyết lưu thông thì các chất cặn bã mới nhanh chóng được đào thải ra ngoài. Những người ngồi nhiều, ít vận động thường bị độc tố tích tụ nhiều hơn, biểu hiện là hay mệt mỏi, béo bụng, mất tập trung…

Thứ 3: Thải độc định kì ít nhất 1-2 lần/năm để độc tố không tích tụ lâu ngày và gây tổn thương tế bào.

Bạn có thể chọn chế độ dinh dưỡng nhiều rau quả để cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm sự gây hại của độc tố. Nhưng cũng cần lưu ý, các loại rau quả hiện nay bị tẩm ướp rất nhiều hóa chất trong quá trình trồng trọt và bảo quản, nên trong nhiều trường hợp sẽ có tác dụng ngược, làm tăng thêm gánh nặng độc tố cho cơ thể.

Sự sống của con người được cấu tạo từ hàng nghìn tế bào trong cơ thể. Bởi vậy, để thải độc tận gốc giúp hạn chế nguy cơ ung bướu, chúng ta phải thải độc ở cấp độ tế bào. Các tế bào của chúng ta được bảo vệ khỏi sự tấn công của độc tố bởi một hàng rào bảo vệ gồm các chất chống oxi hóa, các enzyme thải độc và cả hệ miễn dịch. Trong đó có một phân tử nhỏ bé được mệnh danh là “vệ sĩ bảo vệ tế bào” có tên là glutathione.

Glutathione là chất chống oxi hóa nội sinh mạnh nhất trong cơ thể, có mặt bên trong tế bào với nồng độ cao gấp hàng nghìn lần các chất chống oxi hóa khác, nhờ đó, nó có thể vô hiệu hóa các độc tố và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Ngoài ra, glutathione còn gắn vào chất độc, để chất độc trở nên dễ tan, dễ đào thải ra khỏi cơ thể.

Từ nguyên lý khoa học này, các nhà khoa học thuộc trường đại học Y Johns Hopkins đã nghiên cứu ra phương pháp thải độc cấp độ tế bào, bằng cách kích hoạt khả năng tự sản sinh glutathione của cơ thể nhờ một hoạt chất trong bông cải xanh có tên là sulforaphane. Hoạt chất này có thể làm tăng nồng độ glutathione lên 240%, mở ra một hướng đi mới trong lĩnh vực phòng chống ung bướu.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.