Độc đáo tại Lễ hội Tiên Công

Nghi lễ “rước người” chính là nét đặc sắc, độc đáo của Lễ hội Tiên Công.
Nghi lễ “rước người” chính là nét đặc sắc, độc đáo của Lễ hội Tiên Công.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 16/2 (mùng 7 tháng Giêng), tại miếu Tiên Công, xã Cẩm La, TX Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) diễn ra Lễ hội Tiên Công năm 2024. Đây là lễ hội độc đáo nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người dân vùng cửa biển Bạch Đằng.

Năm nay, lễ hội Tiên Công có trên 100 cụ đến tuổi thượng thọ - tuổi 80, 90 và 100. Trong đó, có 2 đoàn rước tập thể và 4 đoàn rước cá nhân theo nghi lễ truyền thống; các cụ còn lại được con cháu làm lễ tạ tại miếu và tổ chức lễ mừng thọ tại gia đình. Nghi lễ này diễn ra ở các phường, xã của vùng đảo Hà Nam (TX Quảng Yên) gồm: Phong Cốc, Phong Hải, Yên Hải, Cẩm La và Liên Hoà. Trong đó, trung tâm lễ hội là tại Di tích miếu Tiên Công và 17 từ đường các dòng họ thờ Thủy tổ Tiên Công.

Là một trong các cụ thượng thọ 80 tuổi được rước lên Miếu đường Tiên Công năm nay, cụ Nguyễn Văn Lưu (xã Cẩm La) chia sẻ: “Gia đình tôi đã gọi điện thông tin đến các con cháu về lễ rước thọ từ mấy tháng qua, các con cháu đã trở về nhà để cùng ăn bữa cơm liên hoan và bàn bạc thống nhất mọi nội dung chuẩn bị tổ chức rước thọ, tôi cảm thấy rất sung sướng, hạnh phúc khi thấy các con các cháu đoàn kết, chung tay, để tổ chức đưa tôi lên Miếu Tiên Công”.

Các cụ thượng thọ được con cháu trong gia đình rước lên miếu Tiên Công bằng võng lọng, thể hiện sự ngưỡng vọng, tôn vinh các bậc cao niên, các đấng sinh thành.
Các cụ thượng thọ được con cháu trong gia đình rước lên miếu Tiên Công bằng võng lọng, thể hiện sự ngưỡng vọng, tôn vinh các bậc cao niên, các đấng sinh thành.

Anh Nguyễn Văn Chiến, con trai cụ Nguyễn Văn Lưu cho biết thêm: “Năm nay được rước bố lên Miếu Tiên Công, gia đình tôi rất vinh dự, tự hào. Cả nhà tôi từ các anh em đến các con, các cháu, mỗi người đều được phân công công việc cụ thể, từ dọn dẹp trang hoàng nhà cửa thật chu đáo, đến chuẩn bị khăn, áo mũ, võng đào và tất cả các đồ rước đảm bảo theo đúng phong tục, tập quán địa phương”.

Lễ hội Tiên Công đã ăn sâu vào tiềm thức của từng người dân ở đảo Hà Nam, không chỉ ở các dòng họ, các gia đình có cụ thượng chăm lo chuẩn bị chu đáo cho lễ hội diễn ra thành công mà tất cả những người dân ở đây cũng đều chung tay hướng về lễ hội.

Lễ hội Tiên Công thu hút rất đông người dân và du khách tham gia.

Lễ hội Tiên Công thu hút rất đông người dân và du khách tham gia.

Ông Phạm Văn Mịch, Trưởng Ban khánh tiết Lễ hội Tiên Công, người đã có hơn 30 năm trông coi Miếu Tiên Công, cho biết: “Các thành viên trong Ban Khánh tiết Miếu Tiên Công đã xác định rõ trách nhiệm phục vụ tận tình, chu đáo đối với các cụ thượng thọ, đảm bảo các điều kiện việc trang trí khánh tiết, đón rước, mừng thọ các bậc cao niên, góp một phần công sức nhỏ bé lưu giữ bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương. Nhằm khuyến khích, động viên các gia đình, dòng họ tổ chức rước, TX Quảng Yên đã hỗ trợ mỗi đám rước tập thể 50 triệu đồng và mỗi đám rước cá nhân là 25 triệu đồng”.

Lễ hội góp phần giáo dục cho các thế hệ trẻ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Lễ hội góp phần giáo dục cho các thế hệ trẻ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Việc duy trì tổ chức Lễ hội không chỉ là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn các vị Tiên Công, những người đầu tiên quai đê lập làng, mà còn là dịp con cháu báo hiếu cha mẹ, qua đó giáo dục cho các thế hệ trẻ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; để cùng nhau lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại.

Lễ hội Tiên Công, Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, được người dân vùng đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, gìn giữ nhằm tưởng nhớ các vị Tiên công, những người đầu tiên quai đê, lấn biển lập làng ở vùng này. Lễ hội bắt đầu được tổ chức từ thế kỷ XVII, gắn với lịch sử hình thành vùng đảo Hà Nam và mang đậm bản sắc văn hóa cư dân vùng cửa biển Bạch Đằng. Năm 1434, vua Lê có chủ trương di dân ra các vùng hẻo lánh để khai hoang. Vì vậy, 17 vị Tiên Công từ vùng đất Thăng Long xuôi theo dòng sông Chanh để cắm sào tìm đất và khi dừng chân tại đây nghe thấy tiếng ếch kêu. Có ếch là có nước ngọt và từ đó các cụ khai hoang, lập làng ở đây.

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Đọc thêm

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc tế về Sen

Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc tế về Sen
(PLVN) -  UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học “Sen Đồng Tháp: Giá trị văn hóa - Nâng tầm hội nhập”. Hội thảo dự kiến tổ chức ngày 17/5/2024 trong chuỗi sự kiện Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với quy mô cấp quốc tế.

“Kho báu” văn hóa trong đời sống

Thủ tướng Phạm Minh Chính với Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín. (Ảnh:xaydungdang.org.vn).
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.