Thể chế trong Kỷ nguyên mới

Xây dựng doanh nghiệp dân tộc cần có chương trình phát triển thương hiệu quốc gia mạnh mẽ

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE.
Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE.
(PLVN) - Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục khẳng định và đề cao vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, trong đó có doanh nghiệp dân tộc (DNDT), là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE về những đón nhận của các doanh nghiệp đối với Nghị quyết này.

Một DNDT cần có tầm nhìn chiến lược rõ ràng để phát triển

PV: Việc xây dựng một đội ngũ doanh nghiệp hùng mạnh, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập là đòi hỏi cấp thiết. Theo ông, DNDT phải hội tụ các phẩm chất, điều kiện gì?

Ông Nguyễn Xuân Phú: Để trở thành DNDT, các DN Việt Nam cần xây dựng những yếu tố cốt lõi và có giá trị dài hạn. Điều này nghĩa là một DNDT sẽ không chỉ dừng lại ở việc xây dựng kinh tế mà còn cần trở thành biểu tượng văn hóa và chính trị, đại diện cho khát vọng xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ, bền vững và hội nhập toàn cầu.

Một DNDT sẽ cần có tầm nhìn chiến lược rõ ràng để phát triển. Không chỉ dừng lại ở việc phục vụ tốt nhu cầu trong nước mà còn cần vươn tầm quốc tế, trở thành những đầu tàu dẫn dắt các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng yếu trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp. Để làm được điều đó, các DN Việt cần cùng nhau hợp tác, xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Bằng việc tạo dựng được một hệ sinh thái liên kết bền vững, hợp tác với các nhà cung cấp trong nước, các DN Việt sẽ giảm thiểu được việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và từng bước tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh mục tiêu hiệu quả kinh doanh, các DN Việt cũng cần lấy đạo đức và văn hóa kinh doanh làm nền tảng, vừa giữ gìn và đại diện cho bản sắc dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa kinh doanh thế giới để khẳng định vị thế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Đổi mới sáng tạo là yếu tố thiết yếu, với trọng tâm là chuyển đổi số và ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), hay vật liệu mới để cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh. Để làm được điều này, việc hội nhập quốc tế về nghiên cứu và phát triển (R&D) là để DN duy trì sức mạnh nội tại và sẵn sàng đối mặt với thách thức khi hội nhập toàn cầu.

Thêm vào đó, một DNDT cũng cần áp dụng mô hình kinh doanh bền vững, bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải công nghiệp, nỗ lực áp dụng quy trình tái chế và có các hoạt động thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội địa phương, qua đó không chỉ phát triển kinh tế mà còn đóng góp tích cực cho xã hội. Như vậy, DNDT sẽ không chỉ là biểu tượng kinh tế mà còn là nhân tố thúc đẩy niềm tự hào và sự phát triển bền vững của đất nước.

PV: Để vươn ra biển lớn trong kỷ nguyên mới đòi hỏi các DN phải luôn đột phá trong tư duy, đặc biệt là tư duy “DNDT”. SUNHOUSE có mong muốn trở thành một DNDT không và các ông có định hướng gì và gặp những khó khăn, trở ngại nào?

Ông Nguyễn Xuân Phú: Ngay từ đầu, sứ mệnh của SUNHOUSE đã được xác định trở thành một “DNDT”. Không chỉ là một DN sản xuất hàng gia dụng, SUNHOUSE là đại diện cho khát vọng tự cường và đổi mới của con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Chúng tôi đã hoàn thành mục tiêu trở thành DN quốc gia chiếm thị phần số 1 trong lĩnh vực gia dụng tại thị trường Việt Nam và đang tiến xa hơn để trở thành một trong những DN hàng đầu khu vực và trên thế giới, góp phần khẳng định vị thế của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế. Đến nay, thị trường và đối thủ mục tiêu của chúng tôi không còn là tại thị trường Việt mà là các tập đoàn đa quốc gia, quy mô toàn cầu.

SUNHOUSE đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, hợp tác chuyển giao công nghệ với đối tác quốc tế để cải tiến công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm.

SUNHOUSE đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, hợp tác chuyển giao công nghệ với đối tác quốc tế để cải tiến công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, hành trình vươn ra biển lớn của SUNHOUSE không tránh khỏi những thách thức. Sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu quốc tế đã tạo ra nguồn động lực để chúng tôi tiên phong trở thành thương hiệu quốc gia Việt Nam chuẩn quốc tế.

Để vượt qua những trở ngại đó, SUNHOUSE đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, hợp tác chuyển giao công nghệ với đối tác quốc tế để cải tiến công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chúng tôi cũng đẩy mạnh quảng bá thương hiệu Việt tại các hội chợ quốc tế, chứng minh rằng sản phẩm Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng triển khai các chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong nước, khẳng định rằng lựa chọn sản phẩm Việt không chỉ mang lại giá trị cho bản thân mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Cần một hệ thống cơ chế và chính sách đồng bộ, đột phá

PV: Theo ông, Đảng và Nhà nước cần xây dựng những cơ chế, chính sách đột phá nào để phát triển DNDT vươn tầm quốc tế như nhiều quốc gia đã làm thành công?

Ông Nguyễn Xuân Phú: Để phát triển DNDT vươn tầm quốc tế, trở thành những tập đoàn lớn mạnh và có vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, cần một hệ thống cơ chế và chính sách đồng bộ, đột phá nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho các DN phát triển. Những chính sách này phải bao phủ từ xây dựng thương hiệu quốc gia, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đến hỗ trợ tài chính và phát triển bền vững. Tất cả sẽ là nền tảng quan trọng để DN Việt Nam không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Ông Nguyễn Xuân Phú: "Đầu tiên và tiên quyết, cần có chương trình phát triển thương hiệu quốc gia mạnh mẽ, với sự hỗ trợ từ các chương trình kết nối DN với chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực marketing và xuất nhập khẩu"

Ông Nguyễn Xuân Phú: "Đầu tiên và tiên quyết, cần có chương trình phát triển thương hiệu quốc gia mạnh mẽ, với sự hỗ trợ từ các chương trình kết nối DN với chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực marketing và xuất nhập khẩu"

Đầu tiên và tiên quyết, cần có chương trình phát triển thương hiệu quốc gia mạnh mẽ, với sự hỗ trợ từ các chương trình kết nối DN với chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực marketing và xuất nhập khẩu. Các DN Việt Nam cần được định vị rõ ràng trên bản đồ thương mại toàn cầu, với những chiến lược thương hiệu gắn liền với giá trị văn hóa và chất lượng sản phẩm. Điều này không chỉ nâng cao vị thế của DN Việt Nam mà còn tạo điều kiện để các DN Việt thâm nhập sâu hơn vào các thị trường quốc tế thông qua mạng lưới ngoại giao.

Thứ hai, cần có chính sách ưu tiên tiêu dùng nội địa, thúc đẩy lòng tự hào dân tộc và ưu tiên sử dụng sản phẩm “Made in Vietnam” trong các dự án công, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của DN Việt Nam;

Thứ ba, Chính phủ cần tạo cơ chế để các DN dẫn đầu ngành đóng vai trò dẫn dắt, liên kết với các nhà cung cấp trong nước nhằm hình thành chuỗi cung ứng đồng bộ, từ đó giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu;

Thứ tư, cần đẩy mạnh các dự án chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, vật liệu mới và trí tuệ nhân tạo. Điều này sẽ giúp DN Việt Nam làm chủ các công nghệ tiên tiến, từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Thứ năm, cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo chuyên sâu về thiết kế công nghiệp, quản trị sản xuất thông minh và ứng dụng các công nghệ tiên tiến như AI và IoT. Bên cạnh đó, các chương trình hợp tác quốc tế và thành lập trung tâm đào tạo tại địa phương sẽ giúp phổ cập kiến thức công nghệ rộng khắp và xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao;

Thứ sáu, các chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và ưu đãi tài chính cho DN đầu tư vào R&D cần được triển khai mạnh mẽ để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cuối cùng, cần có các chính sách hỗ trợ chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, tập trung vào tái chế và giảm thiểu rác thải công nghiệp, sẽ giúp DN Việt Nam phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và gia tăng cơ hội xuất khẩu.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Chia sẻ kinh nghiệm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 26/12, Vụ Pháp luật Hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án JICA tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm của Nhật Bản về hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.

Siết chặt chế tài xử lý để hạn chế tình trạng vỡ “họ”

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 26/12. Hội nghị do Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh chủ trì.

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.