Doanh nghiệp cần kiên quyết không 'lót tay' cho cán bộ

Một hội nghị bàn giải pháp cắt giảm chi phí tuân thủ do Bộ Tư pháp tổ chức.
Một hội nghị bàn giải pháp cắt giảm chi phí tuân thủ do Bộ Tư pháp tổ chức.
(PLVN) - Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thay đổi các quy định pháp luật, cải cách thủ tục hành chính để cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1) năm 2018 của Việt Nam tương đối thấp nên Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì nhiệm vụ nâng xếp hạng chỉ số B1 và nhiệm vụ này đòi hỏi phải triển khai được tổng thể hàng loạt giải pháp.

Còn cách xa mức trung bình của khu vực và thế giới

Nỗ lực trong nhiều năm qua được thể hiện ở chỗ Việt Nam đang dần bắt kịp với mức độ cải cách trung bình của nhóm các quốc gia có cùng thu nhập trung bình như nước ta. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2018 ở mức trung bình khá trên bình diện quốc tế (xếp thứ hạng 69/100 về môi trường kinh doanh, hạng 77/140 về năng lực cạnh tranh). 

Bên cạnh một số chỉ số có mức cải thiện thứ hạng nhanh, vẫn còn nhiều chỉ số cải thiện thứ hạng còn chậm. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chưa được xếp vào nhóm 4 nước dẫn đầu (Việt Nam đứng thứ 5 về môi trường kinh doanh, thứ 7 về năng lực cạnh tranh).

Riêng chỉ số B1, Báo cáo kinh tế toàn cầu năm 2018 của WEF đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 96/140 nước (điểm số đạt 3,1/7). Tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong 10 năm gần đây về điểm số B1 của Việt Nam chỉ đạt 2,43%. Với thứ hạng này, Việt Nam có một khoảng cách khá xa so với mức trung bình chung của khu vực và mức trung bình chung của thế giới. 

Thống kê cũng chỉ ra quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình như Việt Nam nhưng lại có mức độ cải cách B1 tốt nhất trên thế giới là Tajikistan. Nếu xét từ năm 2007, Tajikistan có xuất phát điểm về chi phí tuân thủ kém hơn Việt Nam thì đến năm 2017, quốc gia này đã tốt hơn hẳn Việt Nam và mức trung bình chung của thế giới.

Kể từ khi bắt đầu cải cách năm 2008 cho đến năm 2018, hàng năm Tajikistan đều được quốc tế ghi nhận về những cải cách đáng kể cho cộng đồng DN nhằm cải thiện chi phí tuân thủ như cải cách thủ tục hành chính và điều kiện gia nhập thị trường (các năm 2008, 2011, 2012, 2015 và 2018), giảm thuế (năm 2011, 2014), cải cách thủ tục tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng (các năm 2010, 2014, 2015)… 

Kinh nghiệm của Tajikistan trong cải thiện vượt bậc về chỉ số B1 có thể coi là một điển hình cho Việt Nam tham khảo, học hỏi. Và để thúc đẩy sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 139/NQ-CP về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho DN, Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…

Không chấp nhận những khoản chi phí “bôi trơn”

Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Tư pháp đã xây dựng Tài liệu hướng dẫn bước đầu các bộ, cơ quan, địa phương về nâng xếp hạng chỉ số B1 năm 2019 với mục tiêu năm nay tăng ít nhất 2 bậc. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả vẫn phải là sự vào cuộc, chung tay của các bộ, ngành, địa phương thì việc cắt giảm chi phí tuân thủ mới đạt được thực chất. 

Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình quan niệm, chi phí tuân thủ pháp luật phát sinh trong nhiều lĩnh vực hoạt động của DN, trong suốt các vòng đời hoạt động của bất kỳ DN nào và trong bất kỳ các mối quan hệ tương tác nào giữa DN với cơ quan chính quyền.

Vì vậy, nỗ lực của một bộ, ngành duy nhất không thể giảm bớt được chi phí tuân thủ pháp luật cũng như cải thiện được hình ảnh, điểm số, vị trí xếp hàng trong bảng xếp hạng của WEF. Theo đó, Bộ Tư pháp sẽ đóng vai trò hướng dẫn về chi phí tuân thủ, phương thức cắt giảm; báo cáo, tổng hợp về tình hình cắt giảm của các bộ, ngành, địa phương. Còn việc thực hiện cắt giảm chi phí này chủ yếu phụ thuộc vào nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương.

Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) Đặng Thanh Sơn cho rằng, các bộ, ngành, địa phương cần đánh giá đúng, thực chất gánh nặng chi phí tuân thủ mà các DN đã, đang và sẽ tiếp tục gặp phải trong quá trình thực hiện, chấp hành các quy định pháp luật; khẩn trương công bố kịp thời, đầy đủ, công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, đơn giản hóa.

Đồng thời, phát động trong các DN thống nhất nhận thức, thái độ hành xử kiên quyết không “lót tay” cho cán bộ, công chức, viên chức, không chấp nhận chi những khoản chi phí “bôi trơn” để được hưởng những lợi ích, ưu tiên ngoài quy định của pháp luật. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, trong đó tập trung thanh, kiểm tra cán bộ, công chức thực thi công vụ ở cấp cơ sở và những lĩnh vực như xuất nhập khẩu, thuế, sử dụng dịch vụ công công, xây dựng… 

Phó Trưởng Ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) Phạm Ngọc Thạch thì kiến nghị phải giảm tối đa việc nộp bản giấy thành phần hồ sơ, nhất là những giấy chứng nhận/giấy phép do cơ quan nhà nước cấp; xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các ngành.

Ngoài ra, cần công khai minh bạch thông tin trên website cơ quan chính quyền như các thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương, các dự án đầu tư công, đấu thầu, các dự án kêu gọi đầu tư…; thường xuyên đối thoại, nắm bắt và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của cộng  đồng DN… 

Đọc thêm

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước.