Độ dài của chiếc váy và những quy định "treo"

Xuất hiện với những bộ trang phục trong suốt là hình ảnh của nhiều nghệ sĩ khiến công chúng “hết hồn”.

Xuất hiện với những bộ trang phục trong suốt là hình ảnh của nhiều nghệ sĩ khiến công chúng “hết hồn”. Xuất hiện trước công chúng, biểu diễn trên sân khấu với những bộ trang phục trong suốt như “không mặc gì” là hình ảnh của nhiều nghệ sĩ khiến công chúng “hết hồn”. Những hình ảnh đó không chỉ đi ngược lại thuần phong mỹ tục mà còn gây tác động xấu đến lớp trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. PV đã có cuộc trao đổi với ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội.
Mô tả ảnh.
Ông Đào Trọng Thi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội.
Không phải cứ phô hết ra là đẹp!Tình trạng ăn mặc “quá đà” của nhiều nghệ sĩ, thậm chí có người còn mặc cả áo lót, quần áo bơi hay bộ váy trong suốt… gây không ít phản cảm trong dư luận. Là Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục Thanh thiếu niên & nhi đồng của Quốc hội, ông nghĩ sao về thực trạng này? - Trang phục, cách ăn mặc trước hết thuộc về quyền tự do cá nhân. Qua trang phục, ít nhất người ta muốn chứng minh vẻ đẹp của mình, muốn làm cho mọi người xung quanh nhìn thấy vẻ đẹp đó. Và đương nhiên quan niệm, cách tiếp cận cái đẹp khác nhau dẫn đến cách lựa chọn trang phục cũng khác nhau.  Nhưng vấn đề là khi đã đứng trước công chúng hay tham gia biểu diễn thì trang phục nên có giới hạn để đảm bảo sự hài hòa. Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã có những quy định về trang phục khi tham gia biểu diễn. Nhưng thực ra sự tự giác vẫn là chính. Tôn trọng khán giả cũng chính là tôn trọng mình.Không ít ý kiến cho rằng việc mặc kiểu như “không mặc gì” còn là vấn đề đạo đức, sự giáo dục mà chủ nhân các trang phục đó tiếp thu. Ông nghĩ sao? - Đây là vấn đề mang tính thẩm mỹ, ít nhiều có tính đạo đức. Bởi vậy cách mà chúng ta tiếp cận không thể nặng về hành chính,nên đề cao tính giáo dục, tuyên truyền. Thậm chí cũng nên nghĩ tới việc phải cần người có trình độ, hiểu biết về thẩm mỹ để họ có những bài viết, cuộc nói chuyện, trao đổi, giúp công chúng – trong đó có các văn nghệ sĩ – hiểu biết thêm thế nào là ăn mặc đẹp, chứ không phải cứ phô hết ra là đẹp. Quy định trang phục không được đi ngược lại thuần phong mỹ tục đã có nhưng xem ra không mấy ai tuân thủ. Trong bối cảnh ấy mà lại kêu gọi sự tự giác thì có vẻ hơi... viển vông, thưa ông? - Quy định thì như thế nhưng lại chưa rõ ràng. Bởi vậy cũng khó mà nói rằng người này vi phạm hay không vi phạm. Vì thế sự tự giác của các nghệ sỹ vẫn là quan trọng nhất. Cần tuyên truyền để các nghệ sỹ  hiểu rằng việc ăn mặc quá giới hạn là làm xấu đi hình ảnh của chính họ. Chẳng ai dại gì lại mặc để xấu đi khi xuất hiện trước công chúng cả. Nhưng vì đây là vấn đề thuộc về gu thẩm mỹ, quan niệm cá nhân nên cần tuyên truyền sâu rộng, lâu dài...Còn tình trạng nể nangQuy định đã có tuy chưa rõ ràng, nhưng trên thực tế thì chẳng mấy ai bị phạt vì ăn mặc quá lố nên họ cứ vô tư… - Đúng là trên thực tế, có những trường hợp ăn mặc hở hang quá đà, hoàn toàn có thể xác định được là đã vi phạm quy định. Nhưng những người có trách nhiệm quản lý việc đó còn nể nang, né tránh và không dám xử lý. Những cơ quan quản lý về việc này phải có trách nhiệm hơn. Việc xử phạt nghiêm túc  ngoài ý nghĩa răn đe còn là trách nhiệm với xã hội...
Mô tả ảnh.
Đã đứng trước công chúng, tham gia biểu diễn thì trang phục nên có giới hạn để đảm bảo sự hài hòa.
Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa tổ chức hội thảo lấy ý kiến về vấn đề này để ban hành bổ sung quy định mới. Vấn đề gây không ít tranh cãi là quy định “váy ngắn đến đâu thì bị coi là hở hang, độ mở của phần ngực áo như thế nào bị coi là đi ngược thuần phong mỹ tục”… Không ít ý kiến quan ngại rằng các quy định đó rồi sẽ lại thành quy định “treo”. Quan điểm của ông thế nào? - Cũng không thể áp đặt máy móc: Váy phải dài 40 hay 30cm mà chỉ nên quy định là độ dài tối thiểu như thế nào? Việc quy định một con số nào đó cũng chỉ nên tương đối vì mỗi người có chiều cao- thấp khác nhau thì kích thước, chiều dài váy áo cũng phải khác nhau. Phải khảo sát xem trong thực tế hay có những trường hợp nào được cho là phản cảm thì mới đưa ra được những quy định mang tính thực tế. Quy định quá  máy móc không thực tế thì hoàn toàn có thể trở thành “quy định treo”. Việc nữ sinh không được mặc váy ngắn trên đầu gối - Cách quy định như vậy rất thực tế và hiệu quả rõ rệt.Không chỉ phản cảm mà còn tác động xấu đến lớp trẻ…Bộ VH,TT&DL cho rằng trách nhiệm này thuộc về Cục Nghệ thuật biểu diễn và các Sở VH,TT&DL địa phương. Cục Nghệ thuật biểu diễn thì lại bảo chuyện này là của các Sở. Dường như cơ quan quản lý đang “chuyền” quả bóng trách nhiệm? - Tôi nghĩ ở cấp TƯ, Cục Nghệ thuật biểu diễn nên tham mưu cho Bộ ban hành những văn bản quy định có giá trị pháp lý để áp dụng. Còn việc quản lý, đôn đốc, kiểm tra thì: Thứ nhất vai trò của địa phương rất quan trọng; Thứ hai là ở TƯ có những đơn vị thuộc quản lý của Cục như các trường. Vậy nên các em đi biểu diễn, Cục nên có những văn bản hướng dẫn. Tóm lại, các đơn vị nghệ thuật ở TƯ như Nhà hát, các đoàn nghệ thuật, các trường nghệ thuật TƯ thì Cục phải chịu trách nhiệm quản lý. Các đơn vị đó không thuộc Sở quản lý mà Sở lại đi đôn đốc thì hiệu quả cũng không cao. Còn các hoạt động ở địa phương thì Sở địa phương phải chịu trách nhiệm. Phải có những văn bản quy định trách nhiệm rõ ràng, kiểm tra thường xuyên- Đây là trách nhiệm chung chứ không riêng gì của Sở hay Bộ.
Mô tả ảnh.
Ngân Khánh, Thủy Tiên, Maya với thời trang quần siêu ngắn đang thịnh hành trong làng nhạc. Vẫn biết, họ đều là những gương mặt xinh đẹp, thân hình thanh mảnh nhưng khi có quá nhiều ca sĩ đi theo trào lưu này, vô hình chung lại tạo ra sức ảnh hưởng có phần tiêu cực đến khán giả trẻ
Kiểu ăn mặc hở hang quá đà không chỉ gây phản cảm mà còn có tác động xấu đến thị hiếu của phần đông giới trẻ. Dư luận cho rằng nên ban hành “lệnh cấm” ngay lập tức. Ông có đồng tình? - Đúng như vậy, các nghệ sĩ thường là người của công chúng, được công chúng mến mộ nên các bạn trẻ hay bắt chước, học theo “thần tượng”. Phải thừa nhận: trên thực tế họ có vai trò rất lớn trong việc “định hướng gu thẩm mỹ” của giới trẻ. Nhưng muốn cấm thì cũng phải có những tiêu chí rất cụ thể mới cấm được, chứ cấm lung tung có khi lại vi phạm quyền tự do. Văn bản phải thận trọng, có đủ cơ sở lý luận thực tiễn. Hiện nay, tình trạng này đang có xu hướng tràn lan gây tác động xấu đến xã hội, nên phải tích cực, khẩn trương ban hành quy định và thực thi.Xin cảm ơn ông.
Ai quản lý?

Những bất cập trong quản lý về hoạt động biểu diễn nghệ thuật đã được các cơ quan chức năng đem ra bàn bạc tại hội nghị đóng góp ý kiến cho dự thảo Nghị định biểu diễn nghệ thuật diễn ra ngày15/4 mới đây tại Hà Nội. Quy chế về hoạt động biểu diễn nghệ thuật hiện nay đã không theo kịp với sự phát triển của loại hình nghệ thuật này. Vì thế, một Quy chế mới đang được soạn thảo nâng cấp thành Nghị định với những thay đổi sao cho phù hợp thực tế. Hiện nay, dự thảo này đã và đang được lấy ý kiến từ các sở, ban, ngành và các đơn vị nghệ thuật trên cả nước. Dự kiến đến đầu quý 3/2011 sẽ trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Tại hội nghị, ông Lê Tiến Thọ - Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, cho biết, vấn đề trang phục biểu diễn, đầu tóc... của các nghệ sĩ cũng đã nhiều lần được mang ra chất vấn tại Quốc hội. Trên cơ sở việc quản lý phục trang của nghệ sĩ thì Quy chế cũng đã đưa ra, làm sao giữ được thuần phong mỹ tục. Còn hiện nay, các nghệ sĩ tự... kiểm soát cách ăn mặc của mình. Do đó, theo ông cái cần làm lúc này là việc duyệt chương trình. Điều này ở các địa phương, cục NTBD là nơi cấp phép phải có trách nhiệm yêu cầu nghệ sĩ có cách ứng xử văn hóa sao cho đúng với thần phong mỹ tục, với khán giả. Đây là một đề nghị đối với đơn vị quản lý và đơn vị cấp phép biểu diễn.

Thứ trưởng Lê Tiến Thọ cho rằng, kiểu ăn mặc quá đà của các nghệ sĩ hiện nay phải cấm. Tuy nhiên, muốn thể hiện thành văn bản, ngắn đến đâu, hở đến đâu thì rất khó. “Trên thế giới, vấn đề này cũng chưa có văn bản cụ thể nào. Do đó, muốn giải quyết tốt, các đơn vị trực tiếp cấp phép phải có trách nhiệm nhắc nhở nhà tổ chức, các nghệ sĩ”, Thứ trưởng cho biết.

Hiện nay, khi xét duyện một chương trình nghệ thuật, Sở VH-TT-DL các địa phương thường chỉ chú ý đến phần nội dung còn việc ăn mặc thế nào thì rất lơ là. Không những thế, vấn đề ăn mặc thế nào trong một chương trình biểu diễn đã được cơ quan có thẩm quyềnxem xét và duyệt trước khi cấp phép. Khi đã được cấp phép rồi thì về nguyên tắc các sở địa phương chỉ có quyền chấp nhận, chứ không được bác bỏ. Trong trường hợp có sự phản ứng của khán giả thanh tra mới vào cuộc và có ý kiến lên trên. Thông thường muốn được cấp phép biểu diễn bao giờ đơn vị tổ chức cũng phải diễn toàn bộ chương trình như thật, kể cả phục trang, nội dung... Nhưng phần lớn khi đi diễn thật, các đơn vị này lại không làm chuẩn theo đúng với khi duyệt. Chính vì thế, cơ quan tiếp nhận, cụ thể là sở địa phương, không thể biết hết được. 
 
T.L
Theo Lã Xưa
GĐ&XH

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.