Đình thờ tam vị thành hoàng của kinh thành Thăng Long

Cổng đình Tân Khai.
Cổng đình Tân Khai.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đình Tân Khai (tên gọi khác là đình Thái Cam) nằm trong Cụm di tích cấp quốc gia đình Tân Khai - chùa Thái Cam, thuộc địa phận phường Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ngôi đình cổ kính và linh thiêng này thờ tam vị Thành hoàng bảo hộ cho kinh thành Thăng Long xưa.

Chốn thiêng thờ thần trấn giữ kinh thành

Tọa lạc ngay ngã tư phố Hàng Vải - Hàng Gà, những con phố sầm uất bậc nhất của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, di tích đình Tân Khai đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1990.

Đình Tân Khai thờ ba vị thần: Bạch Mã (thần Ngựa trắng), Tô Lịch (thần sông Tô Lịch) và Thiết Lâm (thần rừng lim ở hồ Tây). Tương truyền đây là ba vị thần nổi tiếng linh thiêng đã có công giúp vua Lý Thái Tổ xây dựng kinh thành và là những vị thần bảo hộ cho thành Thăng Long xưa.

Văn bia đình Tân Khai thể hiện, đình được xây dựng vào giữa thế kỷ 19. Cụ thể, bia Minh Mạng thứ 21 (Canh Tý, 1840) và bia “Bản tự chân duyên bi ký” dựng năm Thiệu Trị 5 (Ất Tỵ, 1845) thể hiện, đình - chùa Tân Khai được xây dựng cùng thời điểm thành lập thôn Tân Khai. Năm Minh Mạng thứ 3 (Nhâm Ngọ, 1822), chính quyền chính thức công nhận thôn Tân Khai thuộc tổng Tiền Túc (huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức). Ban đầu, đình được xây dựng sơ sài. Sau hai đợt cháy lớn vào năm Mậu Tý (1828) và Đinh Dậu (1837), đình được xây dựng lại với quy mô lớn hơn.

Tuy nhiên, dân gian vẫn cho rằng ngôi đình này có niên đại từ rất xa xưa chứ không phải đến giữa thế kỷ 19 mới được xây dựng. Kinh thành Thăng Long - Hà Nội đã có ngàn năm lịch sử thì chắc chắn đình Tân Khai thờ tam vị thành hoàng trấn giữ kinh thành cũng phải tồn tại chừng ấy thời gian.

Không gian tâm linh trong ngôi đình cổ.

Không gian tâm linh trong ngôi đình cổ.

Ông Vũ Đào, thủ từ đình Tân Khai cho biết, đình có vị trí đặc biệt quan trọng đối với thành Thăng Long. Ngoài cửa đình hiện còn 4 chữ “Đông trấn hùng phong”, thể hiện đây là nơi trấn cửa Đông thành Thăng Long. Các văn bia trong đình còn ghi lại rằng, xưa kia đình tọa lạc trên diện tích rất rộng và thoáng, tựa vào núi Nùng, mặt hướng ra hồ Lục Thủy. Theo thời gian, nhà cửa san sát lại, diện tích khuôn viên đình bị thu hẹp. Nhà tiền tế đã mất, hiện nay đình chỉ còn hậu cung xây theo kiểu chữ Công.

Theo quan sát, cổng đình hiện nay được xây theo kiểu nhà cầu bốn trụ mái bằng, trên đắp cuốn thư đề 4 chữ “Tân Khai linh từ”. Trên cổng ra vào được làm bằng gỗ có chữ “Thọ” lớn cùng biểu tượng “ngũ phúc” (chạm nổi 5 con dơi) vây quanh.

Mặc dù nằm lọt giữa phố phường chật hẹp, đông đúc, nhưng chỉ cần bước chân vào cổng đình, dường như bạn đã lạc bước vào một không gian khác, bỏ lại tất cả những xô bồ chật hẹp ở ngoài kia. Không gian tâm linh trong ngôi đình vẫn được giữ nguyên theo lối thờ truyền thống của người Việt, với những bức đại tự, hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng lộng lẫy, kiệu bát cống, long đình, bát bửu, quả chuông đồng thời Tự Đức (1847 - 1883), hai bức tượng đá xanh nguyên khối... Được biết, đình Tân Khai đã 15 lần được sắc phong của các đời vua triều Nguyễn.

Theo quan sát, phía trên cung chính, nơi thờ tam vị Thành hoàng, có hai bức hoành phi đề chữ “Thượng đẳng tối linh” và “Long Đỗ trung anh” ca ngợi sự linh thiêng của các vị Thành hoàng. Phía dưới là những câu đối kể lại công lao của các vị trong việc giúp vua Lý Thái Tổ xây dựng thành Thăng Long, đánh tan bùa đồng của Cao Biền cũng như diệt trừ yêu ma, giặc dã để người dân có cuộc sống bình yên.

Đình Tân Khai đã trải qua nhiều lần tu sửa, phong cách kiến trúc hiện nay có sự giao thoa văn hóa Đông - Tây. Bên cạnh lối kiến trúc khuôn mẫu của đình làng Việt là nét kiến trúc phương Tây với phần trần đắp nổi hoa văn, chấn song giữa các lớp mái được làm bằng gốm, đúc hình chữ Thọ...

Cùng với các di tích khác, cụm di tích đình Tân Khai - chùa Thái Cam làm nên không gian văn hóa tâm linh đặc sắc của kinh thành Thăng Long văn hiến ngàn năm.

Cây đa cổ thụ trong khuôn viên đình.

Cây đa cổ thụ trong khuôn viên đình.

Chuyện về gia đình 5 đời làm thủ từ ngôi đình cổ

Người đang giữ “trọng trách” thủ từ ngôi đình cổ thờ tam vị thành hoàng kinh thành Thăng Long là ông Vũ Đào. Ông Đào trước kia là viên chức nhà nước, khi nghỉ hưu ông mới giữ “trọng trách” thủ từ. Người vợ của ông Vũ Đào là bà Lê Kiều Mỵ thì có cơ duyên, may mắn được làm công việc trông coi, nhang khói đình Tân Khai từ nhỏ cho tới nay. Sở dĩ nói bà Mỵ là "người may mắn" bởi theo tín ngưỡng tâm linh, những người được nhang khói, thờ phụng các bậc thánh thần là phải có cơ duyên. Được biết, gia đình bà Lê Kiều Mỵ từ đời cụ cố đã làm thủ từ đình Tân Khai, đến đời bà Mỵ là đời thứ 5 liên tiếp.

Bà Mỵ chia sẻ, dường như nếp nhà có duyên với cửa đình nên “chức” thủ từ cứ cha truyền con nối từ đời cha ông đến đời con cháu, không thể khác được, như thể không thể yên tâm giao việc trọng đại thiêng liêng đó cho người khác. Thuở thiếu thời, là con gái út trong gia đình đông con, cô bé Mỵ thường theo chân cha khi cha sửa soạn nghi lễ cúng tế nhà đình. Lớn lên chút nữa, cô bé Mỵ biết giúp cha quét tước, sửa soạn đèn nhang; rồi thành thạo những công việc đó từ lúc nào không rõ. Sau này khi người cha về già, thì bà Mỵ tiếp bước cha làm thủ từ ngôi đình cổ, thay cho thông lệ việc trông coi đình sẽ được truyền cho một người con trai trong gia đình.

Vợ chồng ông Vũ Đào - bà Lê Kiều Mỵ (thủ từ đình Tân Khai) chụp ảnh lưu niệm cùng nhóm du khách.

Vợ chồng ông Vũ Đào - bà Lê Kiều Mỵ (thủ từ đình Tân Khai) chụp ảnh lưu niệm cùng nhóm du khách.

Đến tuổi trưởng thành, bà Mỵ may mắn lấy được người chồng có tâm với cội nguồn và những gì thuộc về vốn cổ. Ông Vũ Đào - chồng bà vốn là một công chức nhà nước nhưng luôn ủng hộ công việc tâm linh của vợ. Ngoài công tác, khi về nhà ông thường giúp vợ làm các công việc của nhà đình.

Từ khi được nghỉ chế độ, ông Đào dành toàn bộ thời gian, tâm sức vào việc trông nom, nhang khói ngôi đình. Ông Đào còn đi học thêm ngoại ngữ để phục vụ tốt nhất cho công việc trông coi di tích, đến nay ông đã có thể đọc, dịch những văn bia, câu đối bằng chữ Hán, thậm chí ông có thể giao tiếp với khách nước ngoài. Những đoàn khách đến tham quan ngôi đình cổ, sẽ được đích thân ông thủ từ làm hướng dẫn viên, thuyết minh về lịch sử ngôi đền, dịch nghĩa những văn bia, câu đối cổ có trong đình.

Ông Vũ Đào tâm sự, với vợ chồng ông, đình Tân Khai vừa là điểm tựa tâm linh, vừa là nơi chốn đi về, sinh sống. “Ngôi đình khiến chúng tôi tự hào về truyền thống văn hiến của Thủ đô và dân tộc, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc và thanh thản với công việc của mình”- ông Vũ Đào chia sẻ.

Đọc thêm

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc
(PLVN) - Trong không khí tưng bừng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phóng viên Báo PLVN có dịp đến thăm Hòa thượng Hữu Hinh - Trụ trì chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Cù Lao). Một ngôi chùa Khmer cổ đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

'Quá tải' chữa lành

Hiện nay có nhiều tổ chức, nhóm lợi dụng nhu cầu chữa lành của mọi người để trục lợi, kiếm tiền. (Ảnh minh họa, nguồn: An Space)
(PLVN) - Hiện nay, chữa lành không những chỉ dùng để hỗ trợ, giúp đỡ tinh thần con người, mà dần trở thành trend (xu hướng). Không khó để thấy hai chữ “chữa lành” hiện hữu ở khắp mọi nơi, từ những chương trình, hoạt động đến sách vở, món ăn,... Một xu thế tưởng chừng rất lành mạnh, nhưng dần trở nên mất giá trị vì những hoạt động “tràng giang, đại hải”.