Điểm danh các dự án JTC tham gia sẽ bị bộ GTVT thanh tra

Điểm danh các dự án JTC tham gia sẽ bị bộ GTVT thanh tra
(PLO) - Sau vụ bê bối liên quan đến món tiền hối lộ 16 tỷ đồng mà Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đã dùng để hối lộ các quan chức đường sắt Việt Nam được báo chí Nhật Bản đăng tải, Thanh tra Bộ GTVT thành lập các đoàn thanh tra các dự án mà JTC đã và đang tham gia.

Từ năm 1993 tới nay, đã có 14 dự án mà JTC đã góp mặt tại Việt Nam, trong đó nhiệm vụ chính của đơn vị này là nghiên cứu khả thi, lên kế hoạch, thiết kế và tư vấn.

Sơ đồ JTC hối lộ tiền cho các quan chức ở nước ngoài để được nhận các dự án ODA của Nhật.
Sơ đồ JTC hối lộ tiền cho các quan chức ở nước ngoài để được nhận các dự án ODA của Nhật.
Các dự án sắp tới sẽ được thanh tra gồm:
-    Hỗ trợ đặc biệt cho việc hình thành dự án phục hồi cầu đường sắt vào năm 1999
-    Dự án Nghiên cứu cơ bản nhằm cải thiện tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM (Giai đoạn 1994 – 1996)
-    Phục hồi cầu đường sắt Hà Nội - TP HCM (tháng 5/2000)
-    Hỗ trợ đặc biệt cho quá trình thực hiện dự án Phục hồi cầu đường sắt Hà Nội - TP HCM (1998)
-    Phục hồi Cầu đường sắt Hà Nội - TP HCM (giai đoạn II) (giai đoạn 1999 – 2009)
-    Dự án nâng cao an toàn đường sắt tuyến Hà Nội - TP HCM (giai đoạn 2005 – 2011)
-    Nghiên cứu khả thi về hệ thống vận chuyển hàng hóa đường sắt phục vụ cho việc nâng cao tính hiệu quả phân phối ở khu vực kinh tế phía Nam (giai đoạn 2007 – 2008)
-    Dự án xây dựng đường sắt nội đô TP HCM (tuyến số 1) (giai đoạn 2008 – 2012)
-    Nghiên cứu Tiền khả thi việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TP HCM (giai đoạn 2008 – 2009)
-    Nghiên cứu khả thi về Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa giữa Hà Nội và Hải Phòng (giai đoạn 2008 – 2009)
-    Nghiên cứu Dự án đường sắt trên cao Hòa Hưng - Trảng Bom (giai đoạn 2009 – 2010)
-    Dự án xây dựng đường sắt nội đô Hà Nội (tuyến số 1) (giai đoạn 2009 – 2015)
-    Nghiên cứu lập công thức Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang (giai đoạn 2011 – 2013)
-    Khảo sát chuẩn bị cho Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) (giai đoạn 2011 – 2012)
Đặc biệt, trong 14 dự án trên có 5 dự án Đường sắt Việt Nam đã hợp tác với JTC với tư cách là khách hàng. Đây cũng sẽ là các dự án được Thanh tra bộ GTVT “sờ gáy” đầu tiên.
Trướ đó, báo The Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) đã đăng tải thông tin ông Tamio Kakinuma - Chủ tịch JTC đã khai nhận đơn vị này đã “lại quả” cho 1 quan chức ngành đường sắt món tiền 80 triệu yen Nhật (khoảng 16,5 tỷ đồng) để đổi lại một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ yen (~867 tỷ đồng).
Sau khi tiếp nhận thông tin, ngày 23/3, Bộ GTVT đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc trên. Đồng thời cũng đã báo cáo Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao để cung cấp thông tin và phối hợp xử lý khi có những thông tin tiếp theo.
Trước đó, Cục trưởng Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) đã ký quyết định đình chỉ công tác để giải trình đối với ông Trần Văn Lục, Trưởng ban Quản lý dự án đường sắt (thuộc Cục). 

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.