Tham nhũng và hối lộ lan tràn học đường

(PLO) - Vấn nạn tham nhũng trong ngành Giáo dục là một tai họa nghiêm trọng làm suy yếu chất lượng và giá trị của các trường phổ thông và các trường đại học trên khắp thế giới.
Các nhà vận động chống tham nhũng  của Tổ chức Minh bạch quốc tế mới đây đã công bố một cuộc khảo sát trên phạm vi toàn cầu, theo đó cho thấy cứ 6 học sinh, sinh viên thì có một em phải trả tiền hối lộ cho ngành Giáo dục.
Tại một số nước ở khu vực cận Sahara của châu Phi và châu Á, các bậc phụ huynh có thể phải nộp khoản phí mà đáng lẽ ra họ được miễn phí để giành được một “suất” trong trường học. Trong khi đó, khoản hối lộ này ở các nước Đông Âu có thể là tiền để ưu tiên trong các kỳ tuyển sinh đại học. 
Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
Tổ chức Minh bạch quốc tế có trụ sở tại thành phố Berlin của Đức, vốn nổi tiếng với “phong vũ biểu tham nhũng”. Bản báo cáo này xác định mức độ thanh toán không trung thực tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, dựa trên kết quả phỏng vấn hơn 114.000 hộ gia đình. Cuộc khảo sát năm nay của Tổ chức này được thực hiện với các câu hỏi về những kinh nghiệm đầu đời và các khoản thu không trung thực trong ngành Giáo dục.  
“Những ngôi trường tăm tối”
Tại một số nước, những khoản thu tại trường học mang tính chất tiêu cực rõ ràng. Theo báo cáo, gần 3/4 số người ở Cameroon và Nga nhìn nhận hệ thống giáo dục của họ là “tham nhũng hoặc tham nhũng cao”. Tại Pakistan đã có nhiều cảnh báo về hàng nghìn “ngôi trường tăm tối” được lập ra mà không hề có một học sinh, sinh viên nào để lấy tiền công quỹ chi trả cho các “giáo viên ma”.
Trong khi đó, theo báo cáo, các khoản “rò rỉ” ngân sách của các trường học ở Kenya tương đương với việc mất hơn 11 triệu cuốn sách giáo khoa. Còn kết quả khảo sát tại 180 trường học ở Tanzania cho thấy có đến hơn 1/3 các khoản quỹ dành cho giáo dục không đến được các trường học.
Hy Lạp lại đang ghi nhận những cảnh báo về hình thức gia đình trị trong vấn đề việc làm và thăng tiến ở bậc giáo dục đại học. Báo cáo cũng trích dẫn số liệu của Liên Hợp quốc, theo đó cho thấy 100 nước có thu thuế, trong khi luật pháp quy định miễn phí đối với ngành Giáo dục. 
Nhu cầu về bằng cấp chuyên môn cũng đã tạo ra hàng loạt ngôi trường giả mạo. Tại Mỹ, theo báo cáo của Tổ chức Minh bạch quốc tế, hiện có khoảng 1.000 “nhà máy cấp bằng” chuyên bán các loại bằng cấp giả đang hoạt động. Đây rõ ràng không phải là hành vi vô hại khi những tấm bằng giả đó được sử dụng để đi xin việc, trong đó có những trường hợp làm việc trong nhà máy điện hạt nhân. 
Hay như trường hợp của “sinh viên Colby Nolan”. Năm 2004, Trường Đại học Trinity ở bang Texas đã cấp bằng Thạc sỹ Quản trị kinh doanh cho Colby Nolan nhưng không hề hay biết rằng đó thực chất chỉ là một chú mèo 6 tuổi! Chủ nhân của Colby Nolan cho hay, ông chỉ việc ghi danh và nộp tiền cho Trường Trinity là Trường này cấp bằng cho con mèo mà cũng chẳng thèm kiểm tra hay đào tạo gì. 
Đâu là nguyên nhân?
Qua các thống kê có thể thấy rõ tình trạng tham nhũng đang nhức nhối trong ngành Giáo dục. Vậy, đâu là lý do khiến cho ngành Giáo dục có thể dễ dàng trở thành mảnh đất màu mỡ của tệ tham nhũng đến vậy? Câu trả lời trước hết là ở các bậc phụ huynh. Cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con em họ, do đó họ có thể bị các quan chức vô liêm sỉ nắm trong tay các quyền nhất định và khai thác một cách dễ dàng. 
Nguyên nhân thứ hai nằm ở hệ thống phân bổ ngân sách. Tại Nigeria, ước tính trong vòng 2 năm qua đã có 21 triệu USD các khoản ngân sách dành cho ngành Giáo dục bị đánh cắp trong quá trình “rót” ngân sách từ Chính phủ Trung ương tới giới chức giáo dục ở địa phương.
Bên cạnh đó, nhu cầu về giáo dục đại học cũng đã tạo ra những cơ hội lớn cho việc thu các khoản phí bất hợp pháp. Các sinh viên hiện cần bằng cấp hơn bao giờ hết và đang phải chịu áp lực lớn phải có được một ghế trong các trường đại học cũng như một bảng điểm “đẹp” khi ra trường. Chính những nhu cầu có thực này đã mở ra cơ hội lớn cho tệ tham nhũng và gian lận tồn tại và phát triển. 
Báo cáo của Tổ chức Minh bạch quốc tế nói rằng, tham nhũng có thể tàn phá hệ thống giáo dục, tăng chi phí và giảm chất lượng. “Nhiều người không nhận thấy được hết mức độ tham nhũng trong ngành Giáo dục, từ các nguồn tài chính dành cho giáo dục tới tham nhũng học thuật” – bà Gareth Sweeney, tác giả bản báo cáo cho hay. Bà Sweeney nói thêm rằng, tại một số nước, tình trạng tham nhũng có thể làm giảm sự tin cậy của người dân vào hệ thống giáo dục của họ.
Trong bối cảnh này, nhiều nước đã tỏ ra tích cực trong việc đấu tranh và phòng ngừa nạn tham nhũng trong ngành Giáo dục. Ví dụ như tại Chile, các bài học chống tham nhũng đã được đưa vào chương trình giảng dạy hay các quan chức giáo dục tại Bangladesh đã đưa ra cam kết liêm chính khi gia nhập ngành…

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.