Đi tìm hàng Việt cho người Việt:: Cách nào 'chính danh' cho hàng Việt?

Hiện chưa có một khái niệm, định nghĩa rõ ràng về hàng Việt. (Ảnh minh họa)
Hiện chưa có một khái niệm, định nghĩa rõ ràng về hàng Việt. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Số lượng hàng Việt Nam chất lượng cao vẫn nhiều lên từng năm. Danh sách sản phẩm được vinh danh “Thương hiệu Quốc gia”cũng ngày một dài ra, với cả trăm thương hiệu. Ấy thế mà lại rất khó để trả lời một câu hỏi như: “Nhật Bản có Sony, Canon; Hàn Quốc có Samsung, Huyndai; Việt Nam ta thật sự có gì?”. Điều này khó vì ta chưa có khái niệm rõ ràng thế nào là hàng Việt.  

Định nghĩa chỉ có ở một… “Điều lệ”!

Thực ra khái niệm “Made in Vietnam” không đồng nghĩa với việc đó là hàng Việt Nam vì hiện nay có khá nhiều tập đoàn đa quốc gia đặt nhà máy sản xuất ở Việt Nam như Unilever, P&G, Samsung và nhiều thương hiệu dệt may lớn trên thế giới… Tất cả các sản phẩm này đều có xuất xứ là “Made in Vietnam” nhưng chúng không phải là hàng Việt, bởi chúng thuộc về các quốc gia, nơi đã sinh ra những thương hiệu này. 

Do đó, tranh cãi về việc hàng Việt hay hàng “Made in Vietnam” sẽ là một câu chuyện chưa có ngay điểm dừng nếu không rạch ròi về mặt khái niệm. Trao đổi với PLVN về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, vẫn chưa có một khái niệm, định nghĩa rõ ràng về hàng Việt. Khái niệm hàng Việt xuất khẩu có thể sẽ khác với hàng Việt tiêu thụ tại nội địa vì xuất khẩu cần đến xuất xứ sản phẩm, mà xuất xứ sản phẩm lại tùy định nghĩa của từng quốc gia hoặc từng hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia.  

Tuy nhiên, khi chúng tôi đề cập đến chương trình “Tự hào hàng Việt” mà Bộ Công Thương vẫn tổ chức thường niên và đặt câu hỏi “hàng Việt của chương trình  này là hàng Việt theo tiêu chí nào?”, Thứ trưởng Hải cho hay, hàng Việt nêu trên là hàng hóa được quy định trong Điều lệ của chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 

Theo đó, ở tài liệu tuyên truyền về Cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thì hàng Việt Nam được định nghĩa “là sản phẩm hàng hoá được sản xuất, lắp ráp và các dịch vụ được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ pháp luật của Nhà nước Việt Nam; không phải hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài”. 

Chờ Thông tư để “chính danh” cho hàng Việt

Khái niệm trên tuy rõ nhưng nó chỉ được xác lập trong phạm vi một Điều lệ của của một cuộc vận động, khuyến khích dùng hàng nội địa, bởi theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đến nay vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về việc như thế nào mới được gọi là hàng hóa sản phẩm của Việt Nam, thế nào là hàng hóa, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. 

Ở Việt Nam, việc ghi xuất xứ trên nhãn hàng hóa được thực hiện theo Nghị định 43 ban hành năm 2017 của Chính phủ. Nghị định này quy định bắt buộc mọi hàng hoá lưu hành tại Việt Nam đều phải dán nhãn. Trên nhãn đó có một số thông tin bắt buộc như tên nhà sản xuất, tên tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm lưu thông hàng hóa và xuất xứ hàng hoá. Điều 15, văn bản này cũng quy định các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lưu thông hàng hoá có trách nhiệm tự xác định thông tin để đưa lên nhãn hàng hóa. 

Tuy nhiên, Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do, thương mại khác nhau. Các Hiệp định này có các quy định về hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng lại chưa có quy định áp dụng với nhãn hàng tại thị trường nội địa. Phó Cục trưởng Hải lấy ví dụ, hiện nay, Việt Nam đang tham gia Khu vực tự do thương mại ASEAN, để cấp Giấy chứng nhận xuất xứ “mẫu D” lưu hành trong thị trường ASEAN thì hàng hóa buộc phải đáp ứng tỷ lệ 40% hàng hóa được sản xuất trong ASEAN (chứ không phải sản xuất trong Việt Nam). Điều này có nghĩa một sản phẩm có thể có 10% Thái Lan, 10% Indonesia, 15% Malaysia và chỉ 5% của Việt Nam… vẫn sẽ phải cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ “mẫu D” cho sản phẩm này. 

Ông Hải khẳng định: “Như vậy, chúng ta vẫn chưa có quy định rõ ràng về việc xác định tỷ lệ hàng hóa như thế nào thì được coi là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam hoặc hàng hóa của Việt Nam. Vì thế, Bộ Công Thương đang soạn thảo một văn bản quy định về việc thế nào hàng hoá sản phẩm của Việt Nam và hàng hóa sản phẩm sản xuất tại Việt Nam để áp dụng đối với hàng hóa lưu thông trong nước”, vị đại diện Cục Xuất nhập khẩu nói. 

Được biết, văn bản trên dự kiến sẽ được xây dựng thành một Thông tư. Khi có dự thảo chính thức, Bộ Công Thương dự kiến sẽ lấy ý kiến rộng rãi các Hiệp hội, doanh nghiệp, người tiêu dùng… để quy định ra đời sát thực với thực tế, ngăn chặn được tình trạng gian lận thương mại và khuyến khích nền sản xuất trong nước phát triển. 

Nếu những nhà làm chính sách sớm hiện thực hóa những điều vừa nói thì cuộc tranh cãi giữa khái niệm hàng Việt hay hàng “đội lốt” hàng Việt mà PLVN từng đề cập trong thời gian gần đây sẽ sớm có hồi kết. Việc người Việt Nam mong muốn được tiêu dùng những sản phẩm đích thực do người Việt làm ra trên chính lãnh thổ của mình là một đòi hỏi chính đáng, thể hiện niềm tự hào dân tộc.

 Để được như vậy, không cách nào khác, chúng ta phải không ngừng thúc đẩy nền sản xuất nội địa, để sản phẩm Việt Nam “hữu xạ tư nhiên hương”, thay đổi dần thói quen tiêu dùng trong nước. Việc này cũng khiến cho doanh nghiệp Việt có ý thức hơn trong việc hình thành các thương hiệu thuần Việt để giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế. 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.