Đi tìm dấu tích thành cổ Luy Lâu

Tượng thờ Sỹ Nhiếp trong thành cổ Luy Lâu.
Tượng thờ Sỹ Nhiếp trong thành cổ Luy Lâu.
(PLO) - Di tích thành cổ Luy Lâu từ rất lâu đã trở thành một nỗi xót xa, ám ảnh của giới nghiên cứu lịch sử và khảo cổ nước nhà cũng như các nhóm nghiên cứu khảo cổ quốc tế. Bởi đây là chiến tích văn hóa lừng lẫy một thời, chứng kiến một giai đoạn phát triển rực rỡ của lịch sử nước Việt… nhưng bây giờ thành cổ Luy Lâu nằm im lìm, hoang tàn ngay bên tỉnh lộ 283...
Thành cổ bề thế nhất thời Bắc thuộc
Thành cổ Luy Lâu hiện nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Qua nhiều lần khảo cổ, các nhà khoa học phát hiện nhiều hiện vật có giá trị và đã đưa ra đánh giá: Trước đây, chúng ta vẫn coi Luy Lâu là sở lị của chế độ phong kiến Bắc thuộc, nhưng thực chất đây còn là một đô thị cổ diễn ra nhiều hoạt động phong phú của người Việt.
Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy Luy Lâu là khu di tích khảo cổ học thời Bắc thuộc có quy mô rộng lớn nhất với số lượng di tích phong phú nhất ở nước ta hiện nay. Luy Lâu là ngôi thành đất, cấu trúc dạng chữ nhật, nằm gọn trong làng Lũng Khê, với quy mô khá lớn, kích thước của các lũy thành đo được như sau: lũy thành phía tây 328m, lũy thành phía đông 320m, lũy thành phía bắc 680m,  lũy thành phía nam 520m. 
Thành mở cửa chính ở giữa lũy phía tây, nhìn ra sông Dâu. Hai bên có cửa dựng lầu gác gọi là Vọng Giang lâu. Trên mặt có 4 góc thành là đồn canh, còn gọi là tứ trấn thành quan. Bao ngoài thành là hệ thống hào. Con sông Dâu trở thành hào thiên nhiên ở mặt tây, còn 3 mặt là hào được tạo bởi đào đất đắp lũy thành, nay còn lại là những dãy ao rộng tới 40-50m chạy thành dải. 
Bao ngoài thành lũy là hệ thống hào nối thông với nhau và nhận nước từ dòng sông Dâu vừa tạo chướng ngại vật vừa là hệ thống giao thông ra vào thành. Phía ngoài hào là những lũy tre dày đặc giúp cho việc phòng vệ lũy thành khá hiểm trở, vững chắc. 
Trải qua gần 20 thế kỷ với bao biến cố, thăng trầm, các lũy thành bị san bạt đi nhiều. Tuy nhiên, trải trên diện tích rộng lớn cả khu vực nội và ngoại, thành cổ Luy Lâu vẫn còn những dấu tích cư trú, kiến trúc như: đường viền thành cao khoảng 1-3m so với mặt ruộng; dãy ao cổ nối với nhau chạy thành dải liên tiếp là vết tích của việc đào đất đắp hào cùng vô số hiện vật, di vật gạch ngói các loại, đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất… 
Tổng tập “Nghìn năm văn hiến Thăng Long” ghi: Các nguồn thư tịch, tài liệu ở Luy Lâu, nhất là “Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh” lưu tại chùa Dâu cho thấy, vào thế kỷ II-III sau CN, Luy Lâu là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của nước ta. Hoạt động Phật giáo ở đây rất nhộn nhịp và tập trung. Tăng viện, chùa tháp được xây cất rất quy mô, tàng chứa hàng trăm bộ kinh. Hàng trăm tăng sỹ Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Á… đã tới Luy Lâu truyền đạo, nghiên cứu, biên dịch kinh Phật, đào tạo tăng đồ…
Trước sự trù phú của địa bàn và cuộc sống, phong kiến Trung Quốc đã nhận thấy Luy Lâu giữ vị trí ưu thế và thuận lợi về nhiều mặt để đặt trị sở thống trị, đồng thời chiếm giữ, khống chế con đường hàng hải quốc tế để tiến xuống chinh phục các nước phương Nam. Từ một trung tâm kinh tế văn hóa của người Việt, Luy Lâu đã nhanh chóng trở thành trị sở thống trị của phong kiến nhà Hán ở Giao Chỉ. 
Trong các thời kỳ phong kiến Trung Quốc cai trị, rực rỡ nhất phải kể đến là thời Sỹ Nhiếp làm Thái thú. Sỹ Nhiếp cho xây dựng một hệ thống chùa dày đặc, lấy chùa Dâu làm trung tâm, được xem là người đầu tiên truyền bá kinh Phật tại trung tâm Luy Lâu, được tôn vinh là Nam Giao học tổ. 
Cũng trong thời kỳ của Sỹ Nhiếp, nước Việt đã có một giai đoạn phát triển văn hóa, kinh tế bậc nhất trong giai đoạn ngàn năm Bắc thuộc. Tâm điểm của thành Luy Lâu ngày nay cũng là dấu ấn ít ỏi còn lại của thành cổ chính là đền Lũng Khê thờ Sỹ Nhiếp với chiếc cầu đá khoảng 1.800 năm tuổi.
Nam Giao học tổ Sỹ Nhiếp là ai?
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”: “Sỹ Nhiếp là người Trung Quốc, trong cuộc loạn lạc được vua Hán cho làm Thái thú Giao Chỉ. Vì có công với Hán học ở nước ta, được giới Nho học suy tôn, gọi là Sỹ Vương, rồi sử cũ chép riêng một kỷ, gọi là kỷ Sỹ Nhiếp”. 
Sỹ Nhiếp gốc người nước Lỗ, tổ tiên đã sang ta được 7 đời nên Sỹ Nhiếp đã được Việt hoá. Chính văn bia ở đền thờ Sỹ Nhiếp trong thành Luy Lâu đã xác nhận: “Sỹ Nhiếp là người nước Lỗ, Trung Quốc, là vị chân Nho, làm Thứ sử Giao châu, hành đức giữ gìn Phật tượng ở Luy Lâu thành”. 
“Đại Việt sử kí toàn thư”  nhận xét: Nước ta được thông thi thư, tập lễ nhạc, là một nước văn hiến do bắt đầu từ Sỹ Vương. Sách “Luy Lâu lịch sử và văn hoá” thì khẳng định: Sỹ Nhiếp là người đem văn hoá Trung Quốc truyền vào Luy Lâu một cách mạnh mẽ, đàng hoàng và hệ thống; nhưng cũng chính là người có công tu tạo, tôn vinh, quy chuẩn phong tục bản địa.
Nhiều tài liệu, di tích cùng với văn bia, địa danh, truyền thuyết, thành lũy… còn tồn tại ở Luy Lâu đã cho biết: Trị sở Luy Lâu được xây cất quy mô từ thời Thái thú Sỹ Nhiếp. Khi còn sống, Sỹ Nhiếp đã cho xây thành, dựng lầu gác (Lầu vọng giang, nhà dạy học, dinh thất…) và lấy nơi đây để dạy học, sau dân nhớ ơn ấy mà lập đền thờ…
Sỹ Nhiếp làm Thái thú Giao châu dưới 2 triều Đông Hán và Ngô trong thời gian 40 năm và hai lần được phong tước Long Bộ Đình Hầu (triều Đông Hán) và Long Biên Hầu (triều Ngô). Sỹ Nhiếp cho xây dựng Luy Lâu thành trị sở cai trị và trung tâm kinh tế, văn hóa ở Giao châu.
Các nguồn tài liệu về Luy Lâu xác nhận Sỹ Nhiếp là người cho dựng chùa và tạc tượng “tứ pháp”, là người mở mang Hội Dâu và cũng chính là người ra khai hội hàng năm vào ngày 8 tháng Tư. Có thể thấy Sỹ Nhiếp là người đã được Việt hóa sâu sắc, chính vì vậy trong việc truyền bá văn hóa văn minh vào nước ta, Sỹ Nhiếp đã có sự thông hiểu và kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống văn hóa bản địa, do đó đem lại những hiệu quả to lớn và tích cực. 
Điều đó giải thích vì sao Sỹ Nhiếp là vị Thái thú duy nhất được nhân dân Luy Lâu ngưỡng vọng nhớ ơn và suy tôn là Sỹ Vương Tiên, Thánh Nam Giao, Nam Giao học tổ. Giai đoạn Thái thú Sỹ Nhiếp cai trị (187-226), lợi dụng nhà Hán suy yếu, ông đã xây dựng Luy Lâu sầm uất như một kinh đô của nước độc lập. 
Thời kì này cả nước Hán loạn lạc liên miên nhưng vùng đất của Sỹ Nhiếp cai trị vẫn thái bình thịnh trị. Đại Việt sử kí toàn thư xếp thời này là một triều đại riêng của nước ta, gọi là kỉ Sỹ Vương.

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.