Đi đòi nợ 3 người bị Tòa phán... “tạo thanh thế”

Tuy không quy kết bị cáo có hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực” nhưng HĐXX phán: “Tuấn đã rủ em trai là Toàn và bạn là Quân đi đòi nợ cùng để tạo thanh thế có đông người thì chị Tuyên sẽ phải sợ và việc đòi nợ sẽ có hiệu quả”. Điều này đồng nghĩa với việc HĐXX đã coi “đi đông người” là một thủ đoạn để bị cáo “uy hiếp tinh thần bị hại”. Vậy, thực tế thì việc “đi đông người” này có đủ để uy hiếp tinh thần bị hại như quy kết trên?.

TAND tỉnh Tuyên Quang ngày mai, 12/9, mở phiên phúc thẩm đối với 3 bị cáo Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Quốc Toàn (trú tại Hải Phòng) và Nguyễn Thị Thanh Xuân (trú tại huyện Sơn Dương,Tuyên Quang) trong vụ “Cưỡng đoạt tài sản” của “con nợ” Trần Kim Tuyên vào ngày 18/5/2011. Tuy đều kêu oan và không nhận tội, nhưng tại phiên tòa sơ thẩm các bị cáo đã bị kết án từ 3,5 đến 4,5 năm tù…

3 bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm
3 bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm

Muốn không phạm tội, phải đi đòi nợ một mình?

Như PLVN từng thông tin trong số báo ngày 12/5/2012, vụ án bắt nguồn từ việc Trần Kim Tuyên nhiều lần vay tiền của bị cáo Xuân, tổng số khoảng 1,6 tỷ đồng. Khi bị đòi nợ, chị Tuyên đã không thanh toán sòng phẳng mà còn có ý thoái thác nghĩa vụ trả nợ, gây bức xúc cho chủ nợ.

Theo quy kết của cơ quan công tố, bị cáo Xuân đã nhờ Tuấn đến đòi nợ nhà chị Xuân với mức tiền công là 50%, đòi được bao nhiêu thì đòi. Sáng 18/4/2011, sau khi cầm giấy nợ của Xuân, Tuấn nói với Toàn (em Tuấn) và Quân, Khôi (bạn Toàn): “Ở đây có đứa nợ em tao gần 3 tỷ. Ăn xong, anh em mình đi đòi một củ để tiêu”. Sau đó, Tuấn, Toàn, Quân, Khôi  đi 2 xe ô tô đến nhà chị Tuyên để đòi nợ. Tại đây, sau khi nói chuyện qua lại, hai bên đã cãi vã và anh Khoa (chồng Tuyên) hô: “Chúng mày lên hết đây, trói chúng nó lại để báo công an”.

Thấy vậy, Tuấn liền nói “Mày thích gì?. Hôm nay mày chết rồi” và chạy ra xe ô tô cầm 1 khấu súng ngắn (dạng đồ chơi) chạy vào doạ nhưng bị người nhà chị Tuyên hạ cửa cuốn xuống nên đã lái xe về (Toàn và Quân, Khôi đã ra ngoài trước). Nhận được tin báo, lực lượng công an đã bắt giữ Toàn, Tuấn và khởi tố vụ án, khởi tố 2 người này về tội “cưỡng đoạt tài sản”. Chủ nợ Xuân cũng bị khởi tố, bắt giam về tội danh này vì bị quy là “đồng phạm” với Tuấn.

Tại phiên sơ thẩm do TAND TP Tuyên Quang xử, Tuấn cho rằng: “Bị cáo đến nhà Tuyên để nói chuyện “nhắc nợ”, không có hành động doạ nạt gia đình chị Tuyên. Còn HĐXX, tuy không quy kết bị cáo có hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực” nhưng đã phán: “Tuấn đã rủ em trai là Toàn và bạn là Quân đi đòi nợ cùng để tạo thanh thế có đông người thì chị Tuyên sẽ phải sợ và việc đòi nợ sẽ có hiệu quả”. Điều này đồng nghĩa với việc HĐXX đã coi “đi đông người” là một thủ đoạn để bị cáo “uy hiếp tinh thần bị hại”.

Vậy, thực tế thì việc “đi đông người” này có đủ để uy hiếp tinh thần bị hại như quy kết trên? .Theo mô tả tại cáo trạng thì khi Tuấn, Toàn vào nhà, chồng chị Tuyên đã chối nợ và lớn tiếng rằng “vợ tao nợ con Xuân hay nợ chúng mày” hay “tao đang thích chết đây”.

Thậm chí, chồng chị Tuyên còn hô người nhà, “chúng mày lên hết đây, trói chúng nói lại để báo công an”. Với hành động như trên, ai dám khẳng định, vợ chồng chị Tuyên bị Tuấn “uy hiếp tinh thần” để chiếm đoạt “1 củ”?. Xét về mức độ uy hiếp thì việc “đi 3 người” của Tuấn còn kém xa với hành động hô hào người nhà “trói nói lại” của chồng chị Tuyên.

Không có một quy định nào của pháp luật cấm 3 người đi đòi nợ cùng nhau. Hồ sơ vụ án cũng không có chứng cứ nào khẳng định ý định trong đầu của Tuấn là, đi đông người để “gây thanh thế”. Còn theo quy kết tại bản án sơ thẩm thì từ nay, nếu không muốn bị quy là “cưỡng đoạt” thì người dân khi đến Tuyên Quang đòi nợ sẽ phải đi một mình mà không được rủ thêm người nào khác?.

Quýt làm, cam chịu?

Giá trị tiền “chiếm đoạt” trong vụ án này được các cơ quan tiến hành tố tụng TP Tuyên Quang xác định là 100 triệu đồng dựa trên quy kết, Tuấn nói với mọi người “ở đây có đứa nợ em tao gần 3 tỷ. Ăn xong, anh em mình đi đòi một củ để tiêu”.

Tuy nhiên, dù có chuyện “1 củ” hay không thì bị cáo Xuân cũng không biết, không bàn bạc cụ thể về số tiền đồi nợ cunxgnhw phương thức đòi nợ. HĐXX sơ thẩm thừa nhận chi tiết này nhưng có quan điểm, “hành vi thực hiện tội phạm của bị cáo Tuấn đến đâu thì bị cáo phải chịu trách nhiệm đến đó”.

Như vậy, nếu bị cáo Tuấn đến cưỡng đoạt 3 tỷ (đúng như số nợ mà Tuấn tuyên bố) thì Xuân cũng chịu trách nhiệm về mức tiền 3 tỷ, trong khi số nợ chỉ là 1,6 tỷ đồng. Hoặc giả sử hôm đó, chẳng may Tuấn gây ra một vụ giết người thì Xuân cũng bị quy là đồng phạm với Tuấn về Tội giết người?.

Tại Toà, Xuân và Tuấn (bị cách ly) đều có lời khai trùng khớp rằng “bị cáo biết Tuyên không còn tài sản vì đã tẩu tán hết nên chỉ cần Tuấn đến nhắc nợ mà thôi”. Điều này còn được minh chứng qua việc Tuấn chỉ cầm giấy nợ phô tô (chứ không phải giấy gốc) đến nhà Tuyên.

Như vậy, nếu giả sử bị cáo Tuấn có dùng vũ lực để lấy “1 củ” là đã nằm ngoài thỏa thuận ban đầu với bị cáo Xuân. Xuân không thể biết việc làm ngoài thỏa thuận này thì tại sao lại bị quy là đồng phạm, là cùng cố ý thực hiện việc “cưỡng đoạt” với bị cáo Tuấn?.

Trong xã hội hiện nay, việc đòi nợ và nhờ người khác đòi nợ giúp diễn ra khá phổ biến. Tuy cùng hướng tới 1 khoản tiền nhưng vai trò, trách nhiệm của chủ nợ và người đi đòi nợ là rất khác nhau. Người nào có hành vi vi phạm thì người đó phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Hy vọng, Tòa cấp phúc thẩm làm rõ vấn đề này trong phiên tòa tới đây.         

Khoa Lâm

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?