Đề xuất ô tô cá nhân tại Việt Nam lắp camera hành trình: Nhiều người dân đồng tình

(PLVN) -  Mới đây, Bộ Công an đã hoàn tất dự thảo lần thứ 4, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đáng chú ý, trong dự thảo, Bộ Công an đề xuất về điều kiện để xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh, video trong quá trình di chuyển. Thông tin này hiện thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận xã hội.

Điều 33 của Dự thảo nêu: Xe cơ giới, xe máy chuyên dụng khi tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình; thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe; dữ liệu, hình ảnh đảm bảo an toàn hành trình. Nếu đề xuất này được thông qua, hàng triệu phương tiện là ô tô cá nhân sẽ phải trang bị camera hành trình. Phạm vi ảnh hưởng từ chính sách trên được nhận định là rất lớn.

Đề xuất xe ô tô cá nhân bắt buộc lắp camera giám sát nhận được sự quan tâm lớn trong dư luận xã hội (Ảnh: Internet)

Đề xuất xe ô tô cá nhân bắt buộc lắp camera giám sát nhận được sự quan tâm lớn trong dư luận xã hội (Ảnh: Internet)

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 47/2022, xe ô tô kinh doanh vận tải lần đầu bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Dữ liệu được truyền về cơ quan chức năng thuộc Bộ GTVT để phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Về phía ô tô cá nhân mặc dù chưa quy định phải lắp đặt camera hành trình nhưng rất nhiều người dân đã chủ động lắp đặt thiết bị camera giám sát để theo dõi, ghi lại hình ảnh bên ngoài xe trong quá trình tham gia giao thông.

Thống kê mới nhất, tại Việt Nam hiện có hơn 1 triệu xe kinh doanh vận tải, chiếm 1/4 tổng số xe ô tô hiện có. Nếu cả ô tô cá nhân phải lắp camera giám sát hành trình theo quy định của dự thảo nói trên thì sẽ có thêm gần 4 triệu ô tô nữa phải thực hiện quy định này. Do đó, đề xuất trong dự thảo trên của Bộ Công an nhận được nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này.

Chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam, anh Nguyễn Tùng Lâm (Kim Chung - Hoài Đức - Hà Nội) cho biết: "Bản thân tôi có ô tô cá nhân và hiện cũng đã lắp đặt camera hành trình. Tôi cho rằng cần thiết phải lắp thiết bị này vì chi phí và thời gian lắp đặt không quá đắt. Quan trọng hơn là trong một số trường hợp có thể xảy ra tranh chấp về pháp lý, ví dụ như va chạm giao thông, giải quyết vấn đề bảo hiểm...thì các dữ liệu trích xuất từ camera cũng là cơ sở để phân định đúng - sai".

Tuy nhiên, theo anh Lâm, trước mắt, việc lắp cam hành trình chỉ nên dừng ở mức độ khuyến khích người dân chứ không nên bắt buộc; phạm vi giám sát chỉ là trước và quanh xe để ghi lại hành trình xe lưu thông và chủ phương tiện chỉ cung cấp những dữ liệu này cho cơ quan chức năng khi xảy ra vấn đề cần giải quyết, bởi xe cá nhân liên quan đến các thông tin bí mật đời tư, bí mật kinh doanh, không nên quan sát trong cabin (trong khi đó đề xuất của Bộ Công an là phải lắp thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe - tức camera hành trình ghi hình cabin). Do đó, nếu theo đề xuất mới thì có thể dữ liệu camera sẽ được truyền về 1 đơn vị nhằm quản lý, lưu trữ giống như đối với xe kinh doanh vận tải và như vậy nhiều người cũng đặt dấu hỏi về quyền riêng tư.

Còn chị Hoàng Tư (Nghi Mỹ - Nghi Lộc - Nghệ An) cho biết: "Tôi đồng ý với đề xuất lắp cam hành trình trên của Bộ Công an, việc các phương tiện lắp đặt camera hành trình là phù hợp với thực tế hiện nay, đòi hỏi phải có những thiết bị như vậy để đảm bảo an toàn, khi xảy ra các trường hợp va chạm thì có thể xem lại cam hành trình để xem tốc độ, ai đi đúng, đi sai, ai chạy sai làn đường, ai tạt đầu ô tô…đó là bằng chứng để giải quyết tranh chấp."

Bày tỏ quan điểm, ông Kiều Minh (Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại KM) cho biết, theo Nghị định 47/2022, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định cụ thể.

"Còn đề xuất xe ô tô cá nhân bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình thì tôi thấy thực tế hiện nay nhiều phương tiện cũng đã tự lắp đặt thiết bị rồi. Theo tôi nên khuyến khích trước để xem nhu cầu, nguyện vọng của chủ phương tiện tham gia giao thông ra sao. Sau đó sẽ căn cứ vào tỷ lệ đồng thuận hay không đồng thuận để đưa ra quyết định cuối cùng. Trường hợp cần thiết có thể triển khai thí điểm để đưa ra lộ trình phù hợp," ông Minh nói.

Liên quan đến việc nhiều người dân lo ngại dữ liệu giám sát hành trình trên ô tô cá nhân có liên quan đến thông tin bí mật đời tư, cá nhân. Mới đây, trả lời báo chí, lãnh đạo Cục CSGT cho biết, mục đích lớn nhất khi xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đảm bảo an toàn giao thông và làm giảm tai nạn. Đồng thời, xây dựng thói quen, ý thức tự giác và hình thành văn hóa giao thông. Cơ quan chức năng sẽ không thu thập dữ liệu từ các thiết bị này mà chỉ đề nghị người dân hợp tác, cung cấp khi xảy ra các sự cố trên đường hoặc ghi nhận được các sự cố của xe khác.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh viện Thanh Nhàn có địa chỉ tại số 42 Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. (Ảnh: Gia Hải)

Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội): Cần làm rõ sự việc liên quan tiền thỉnh giảng của một số bác sĩ

(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn phản ánh của một số bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện (BV) Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho rằng tiền giảng dạy tại một số trường đại học, chủ yếu là Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (KD&CN HN) sau nhiều năm vẫn chưa được nhận.

Đọc thêm

Hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh dạy thêm

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng.
(PLVN) - Bạn Hồng Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi là giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại một trường trung học cơ sở. Sắp tới tôi muốn mở lớp dạy thêm tại nhà riêng với sĩ số khoảng hơn 10 học sinh một lớp. Xin hỏi, theo quy định mới, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với ai? Báo cáo nội dung gì? Điều kiện, thủ tục đăng ký dạy thêm, học thêm như thế nào?

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?