Đề xuất bỏ chế độ công chức, viên chức giáo dục: 'Phải sửa đổi Luật mới làm được'

Phó chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng QH Phạm Tất Thắng
Phó chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng QH Phạm Tất Thắng
(PLO) - Trao đổi bên hành lang Quốc hội, Phó chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng QH Phạm Tất Thắng cho biết phải đưa ra Quốc hội bàn, và quyết định về đề xuất bỏ chế độ công chức, viên chức (CCVC) trong ngành giáo dục.

- Thưa ông, ông có nhận xét gì về ý tưởng bỏ chế độ công chức, viên chức (CCVC) trong ngành giáo dục”

- Việc làm thế nào để giảm công chức, viên chức trong ngành giáo dục là việc phải suy nghĩ. Tôi cho cần thiết và sẽ tốt nếu làm được. Tuy nhiên, đây là lực lượng quan trọng, là chủ thể của ngành giáo dục, lực lượng này liên quan đến đội ngũ nhân lực, lực lượng kế cận chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta.

Vì vậy, mọi chế độ chính sách cho giáo viên khi thay đổi cần phải có tính toán. Thận trọng và phù hợp pháp luật, đặc biệt là phải phù hợp với các quy định công chức, viên chức của các ngành khác. Và làm thế nào thì mục tiêu là vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho giáo viên. Tôi xin nhắc lại. Bên cạnh việc chúng ta có thể giảm chi phí từ ngân sách thì quyền lợi của giáo viên sẽ phải đảm bảo.

- Nếu quy định này đưa ra, ông có nghĩ sẽ giảm được tiêu cực trong ngành giáo dục khi chúng ta vẫn thường nghe dư luận nói về việc “Chạy hợp đồng viên chức, chạy hợp đồng”?

 - Chúng ta có nghe đến những tiêu cực này. Nhưng đây chỉ là “nghe bảo  thế”. Đối với ngành giáo dục, số lượng đông nhất trong hệ thống công chức, viên chức. Nếu chúng ta có chính sách nào đó công khai, minh bạch thì cũng sẽ hạn chế những tiêu cực có thể phát sinh.

Khi đã công khai minh bạch thì đội ngũ giáo viên sẽ yên tâm công tác.  

 - Có phải sửa đổi luật nếu ngành giáo dục đưa ra chính sách rất riêng này?

- Đương nhiên. Hiện nay đội ngũ giáo viên của chúng ta chủ yếu là viên chức, một số ở chế độ công chức, bị điều chỉnh bởi luật CCVC. Ngành giáo dục đề xuất, nhưng để nó có được áp dụng hay không thì còn phải bàn nhiều. Khi thí điểm thì cho phép, còn để áp dụng đồng loạt thì phải sửa đổi luật CCVC mới làm được. Và phải được Quốc hội bàn bạc, thống nhất.

- Một giáo viên đang là viên chức mà bị đưa ra khỏi chế độ viên chức thì sao?

- Luật hiện nay quy định phải vi phạm gì đó mới đưa ra khỏi công chức, viên chức. Nếu theo đề xuất này của Bộ Giáo dục thì chắc chắn phải chờ luật quy định thế nào? Tôi vẫn nhắc lại lần nữa là cần đảm bảo công bằng giữa viên chức giáo dục và viên chức các ngành khác.

 Xin cám ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.