Để tiếng đàn bầu Việt Nam mãi vang xa

 NSƯT Đàn bầu Việt Nam Lệ Giang biểu diễn cùng ngôi sao nổi tiếng người Ả-rập, nam ca sĩ Aseel Abu Baker.
NSƯT Đàn bầu Việt Nam Lệ Giang biểu diễn cùng ngôi sao nổi tiếng người Ả-rập, nam ca sĩ Aseel Abu Baker.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đàn bầu (độc huyền cầm) nhạc cụ truyền thống độc đáo của Việt Nam đã “chu du” hơn trăm quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trước xu thế giao lưu, hội nhập âm nhạc của công nghệ, internet hiện nay, âm nhạc cổ truyền nói chung và đàn bầu dần bị giới trẻ quên lãng.

Độc đáo “Cung thanh là tiếng mẹ/Cung trầm là giọng cha”

Tối 12/10/2021, tại sân khấu ngoài trời lớn nhất trong khu tổ hợp EXPO 2020 Dubai, một trong những chương trình nghệ thuật hàng đầu của EXPO 2020 đã diễn ra với sự góp mặt của Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Đàn bầu Việt Nam Lệ Giang. Đàn bầu Việt Nam hòa tấu cùng ban nhạc truyền thống Trung Đông và ngôi sao nổi tiếng người Ả-rập Xê-út, nam ca sĩ Aseel Abu Baker.

“Đêm nhạc Jalsat” là loạt chương trình tổ chức hàng tháng, từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022 trong khuôn khổ EXPO 2020. Chương trình nhận được rất nhiều sự quan tâm của truyền thông và người dân các nước Vùng Vịnh. Các nhà tổ chức tham vọng không chỉ giới thiệu một phần di sản âm nhạc của UAE mà còn đem lại cho người xem một trải nghiệm độc nhất vô nhị khi đưa các nhạc cụ dân tộc của một số quốc gia trên thế giới cùng trình diễn với ban nhạc truyền thống Trung Đông và các nghệ sĩ tên tuổi trong khu vực.

Đàn bầu Việt Nam là nhạc cụ duy nhất được mời tham gia ngay trong chương trình “Đêm nhạc Jalsat” số đầu tiên. Xuất hiện trong tà áo dài màu vàng rực rỡ, NSƯT Lệ Giang (giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) gần như ngay lập tức trở thành tâm điểm của sân khấu. Âm thanh đàn bầu đã mở đầu tiết mục một cách đầy tự tin, dẫn dắt người nghe vào giai điệu sôi động của ca khúc Gedar Gedar do nam ca sĩ Aseel Abu Baker trình bày. Sự điêu luyện của nghệ sỹ đàn bầu Việt Nam được thể hiện rõ trong những phút ngẫu hứng “duyên dáng” mà không làm mất đi sự hòa hợp với giọng hát ấm áp của danh ca người Ả-rập Xê-út Aseel Abu Baker, vốn là ngôi sao rất được yêu thích tại khu vực Vùng Vịnh.

Nói về buổi diễn, NSƯT Lệ Giang chia sẻ: “Tôi rất cảm kích khi được Ban tổ chức chào đón nồng nhiệt, các nghệ sĩ thân thiện, ấm áp và đặc biệt là được “đối thoại và phiêu” cùng ca sĩ nổi tiếng Aseel Abu Baker. Sử dụng những nhạc cụ tiêu biểu của mỗi dân tộc, chúng tôi đã cùng hoà tấu nên giai điệu bạn bè, những thanh âm của tình hữu nghị, kết nối và đến gần nhau hơn”.

Trong hàng chục năm qua, độc huyền cầm Việt Nam “chu du” hơn trăm quốc gia trên thế giới. NSƯT Lệ Giang với hơn 30 năm gắn bó với cây đàn đã vinh dự được đem tiếng nhạc thánh thót đến hơn 80 quốc gia trên thế giới. Ngoài NSƯT Lệ Giang, còn có Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Hoàng Anh Tú, NSND Nguyễn Tiến, NSƯT Kim Anh, nghệ sĩ Phạm Đức Thành, nghệ sĩ Lê Hoài Phương… góp phần đưa tiếng đàn bầu “cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha” đi khắp 5 châu.

Cần khẳng định chủ quyền của Việt Nam với đàn bầu

Xuất phát từ một nhạc cụ dùng để kiếm sống của những người hát Xẩm phiêu bạt khắp làng quê, góc phố nghèo, kẻ chợ... vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đàn bầu - tham gia một số dàn nhạc sân khấu chèo, tuồng. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đàn bầu được thay thế đàn tam trong ngũ tuyệt tranh - tỳ - nhị và bầu trong dàn nhạc cung đình Huế. Đàn bầu sau nhiều lần cải tiến, đến nay có thể tham gia hòa tấu với nhiều nhạc cụ khác cùng một lúc và có thể trình diễn trên sân khấu lớn.

Trong số các đàn một dây trên thế giới, đàn bầu của Việt Nam được đánh giá là rất đặc sắc, độc đáo, bởi nó là cây đàn duy nhất phát ra âm bồi, không có phím bấm nhưng có thể chơi được tất cả các cao độ, có khả năng trình diễn tất cả các kỹ thuật rung, nhấn, đặc biệt là kỹ thuật luyến láy… Tuy nhiên, trước xu thế giao lưu, hội nhập âm nhạc như “vũ bão” của công nghệ, internet hiện nay, âm nhạc cổ truyền nói chung và đàn bầu dần bị giới trẻ thờ ơ.

Những năm gần đây, đàn bầu dần ít xuất hiện trong lễ hội, chương trình ca múa nhạc ngay cả trên sóng truyền hình, thay vào đó các dòng nhạc như pop, điện tử luôn thống trị. Các chương trình dành cho các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc bắt đầu khan hiếm. Số người theo học đàn bầu giảm đáng kể, hầu như không có sân khấu chuyên nghiệp nào dành riêng để biểu diễn các nhạc cụ truyền thống, trong đó có đàn bầu. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ chưa thật sự hấp dẫn đối với loại hình âm nhạc dân tộc.

Mỗi năm có khoảng 20-30 sinh viên tốt nghiệp đàn bầu từ khối các trường văn hóa nghệ thuật. Đầu ra chính của những người học nhạc cụ truyền thống là các đoàn nghệ thuật truyền thống, nhưng những đoàn này chỉ có biên chế một người cho mỗi loại nhạc cụ dân tộc, nên không thể tuyển thêm. Do vậy, những sinh viên ra trường sẽ chẳng biết đi về đâu. Thiếu đất diễn, nhiều người đã tự xoay xở thành lập một số ban nhạc, nhóm đàn bầu nhỏ lẻ để biểu diễn trong nhà hàng, khách sạn.

Thế nhưng vì nhu cầu ít, một số ban nhạc, nhóm đàn bầu tan rã chuyển nghề. Vì “cơm áo, gạo, tiền”, nghệ sĩ đàn bầu dù có tâm với nghề thì tài năng cũng dần mai một. Ngay cả việc đào tạo cũng như sáng tác cho nhạc cụ này chưa được quan tâm đúng mức. Theo chuyên gia âm nhạc, hiện chỉ loanh quanh hơn 10 tác phẩm giảng dạy.

Không chỉ thế, các chuyên gia âm nhạc còn lo ngại trước một số dấu hiệu xâm hại quyền sở hữu đàn bầu của Việt Nam ở nước ngoài. Theo các chuyên gia âm nhạc, Nhà nước cần nhanh chóng lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận cây đàn bầu là giá trị văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của Việt Nam, để có thể làm tốt hơn công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của đàn bầu - nhạc cụ truyền thống độc đáo của Việt Nam, đồng thời, khẳng định rõ ràng cây đàn bầu là của người Việt Nam, từ đó lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới. Hay nói cách khác, các nhà quản lý văn hóa cần sớm đưa ra những tài liệu nghiên cứu chính xác có tính thuyết phục hơn để khẳng định chủ quyền của Việt Nam với đàn bầu.

Đọc thêm

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút
(PLVN) -  Từ mê mẩn cách trang điểm của nghệ sĩ tuồng rồi học tập trang điểm và được trải nghiệm khi trang điểm cho các nghệ sĩ tuồng, Nguyễn Thu Trà, hiện là học sinh lớp 12 tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh đã lập nên một Dự án “Tuồng Sắc” với mong muốn mang nghệ thuật tuồng đến gần hơn với công chúng, nhất là những người trẻ.

Dạy học là một thiên chức đạo đức

GS.TS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: ĐHSP).
(PLVN) - “Mỗi người đến với nghề giáo một cách khác nhau, nhưng điều quý giá hơn cả là trong sâu thẳm đều nặng tình yêu thương con người và mong muốn làm cho thế hệ tương lai tử tế hơn, khôn lớn hơn, trưởng thành hơn để chung tay làm cho xã hội văn minh hơn, đất nước giàu đẹp hơn”...

Chuyện về hiện vật đặc biệt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Ban Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận hiện vật từ nữ luật sư người Mỹ Nancy Hollader trao tặng. (Nguồn: BTPNVN).
(PLVN) - Đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiếp nhận hiện vật đặc biệt từ Luật sư Nancy Hollander - thành viên Phái đoàn Phụ nữ Hoa Kỳ tham gia cuộc gặp mặt với phụ nữ hai miền Nam - Bắc Việt Nam tại Jakarta, Indonesia năm 1965. Đó là vỏ của chai rượu vang tượng trưng cho tình hữu nghị và niềm hy vọng tương lai hòa bình giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ mà bà Nancy được Đoàn Phụ nữ Việt Nam tặng trong cuộc gặp mặt.

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử
(PLVN) - Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Việc chuyển thể phim từ các tác phẩm văn học hoặc làm phim về lịch sử gặp nhiều thách thức, từ chính các nhà làm phim, tác giả, khán giả, nhà sản xuất, nhà quản lý…

Văn minh mùa họp lớp

Họp lớp nên được tổ chức vui vẻ, thoải mái. (Nguồn: Ngô Hà Anh)
(PLVN) - Càng gần ngày 20/11, những cuộc họp lớp được các cựu học sinh náo nức tổ chức. Bên cạnh niềm vui gặp lại thầy, cô giáo, bạn bè còn đó những nỗi lo khiến nhiều người e ngại khi tham gia các buổi họp lớp.

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…