Đề nghị giữ nguyên mức án 18 năm tù, buộc Đinh La Thăng bồi thường 600 tỷ

Đại diện VKS nêu quan điểm tại tòa phúc thẩm
Đại diện VKS nêu quan điểm tại tòa phúc thẩm
(PLO) - Đại diện VKS cấp cao đánh giá bị cáo Đinh La Thăng giữ vai trò chính, đưa ra chủ trương cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế của Nhà nước; chỉ đạo các bị cáo khác phạm tội với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tại tòa không có tình tiết mới nên nên đại diện VKS đề nghị giữ nguyên mức án sơ thẩm.

Công tố viên bác các lập luận bào chữa của Đinh La Thăng

Phiên tòa phúc thẩm vụ án PVN góp vốn vào Oceanbank ngày 22/6, chuyển sang phần tranh luận, đại diện VKS nêu quan điểm về các nội dung kháng cáo. VKS nêu quan điểm  kháng cáo của các bị cáo là hợp lệ, đủ điều kiện xem xét phúc thẩm. Riêng bị cáo Nguyễn Xuân Sơn đã tự nguyện rút một phần kháng cáo về hình phạt và bồi thường nên đề nghị HĐXX đình chỉ với phần kháng cáo này.

Đại diện VKS xét thấy trong việc góp vốn vào Oceanbank, bị cáo Đinh La Thăng đã ký thỏa thuận 6934 về việc tham gia góp vốn cùng Hà Văn Thắm. Việc ký này, Thăng chưa thông qua HĐQT PVN là trái điều lệ của PVN.

Việc các bị cáo góp vốn vào Oceanbank cũng trái chỉ đạo của Bộ Tài chính qua công văn yêu cầu phải tìm hiểu kỹ giá trị của Oceanbank, giá tri thực cổ phiếu, trích lập dự phòng…

Năm 2010, các bị cáo ra Nghị quyết tăng vốn vào Oceanbank trước, xin ý kiến Thủ tướng sau. Phó thủ tướng cũng yêu cầu PVN phải rà soát, đảm bảo cân đối vốn và không nhất định phải nắm 20% vốn tại Oceanbank. Bị cáo Thăng đã cho tăng vốn trước khi có sự đồng ý của Chính phủ.

Với lần góp vốn thứ 3, Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực nhưng Đinh La Thăng vẫn cho bà Vũ Thị Thanh Hương làm đại diện 20% vốn tại Oceanbank và không khống chế Nghị quyết tăng vốn 2 đợt lên 5000 tỷ đồng. Từ đó, các bị cáo Liêm, Trường, Đức, Thắng đã ký Nghị quyết tăng vốn lần 3 là 100 tỷ đồng. Việc này vi phạm luật các tổ chức tín dụng quy định một cổ đông là tổ chức không được vượt quá 15% vốn điều lệ của 1 tổ chức tín dụng. 

Đại diện VKS lập luận bị cáo Thăng cho rằng từ năm 2009 - 2013, PVN có được chia cổ tức là có lãi, ngân hàng Nhà nước Hải Dương xếp Oceanbank loại A. Tuy nhiên, theo ngân hàng Nhà nước thanh tra thì lãi của Oceanbank là lãi giả, cổ tức chính là tiền gốc, trả cho cổ đông là nhằm thu hút thêm vốn vào.

Công tố viên cũng nhận định bị cáo Thăng cho rằng ngân hàng Hồng Việt không được thành lập dẫn đến phải giải quyết hệ lụy chi phí, dôi dư nhân lực. “Nhưng thể hiện tính chất mức độ hành vi của các bị cáo; không làm thay đổi bản chất”. 

Theo đại diện VKS thực hiện chỉ đạo của Đinh La Thăng, các bị cáo còn lại đã thực hiện 3 lần góp vốn trái quy định vào Oceanbank với tổng tiền 800 tỷ đồng. Do sai phạm, Oceanbank bị mất vốn chủ sở hữu buộc ngân hàng Nhà nước mua lại giá 0 đồng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trật tự xã hội.

Từ những lập luận trên, đại diện VKS nhận định việc tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo về tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế” và “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan sai.

Đánh giá vai trò các bị cáo

Đại diện VKS cũng đánh giá mức độ, hành vi của từng bị cáo trong vụ án nói trên. Với bị cáo Thăng, VKS nhận định giữ vai trò chính, đưa ra chủ chương cố ý làm trái, chỉ đạo các bị cáo phạm tội với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Sơ thẩm đã xem xét qúa trình hoạt động, bị cáo được thưởng nhiều danh hiệu cao quý, tại tòa không có tình tiết mới nên đại diện VKS đề nghị giữ nguyên mức án sơ thẩm.

Bị cáo Ninh Văn Quỳnh giúp sức tích cực. Bị cáo phụ trách kế toán, hiểu biết về kinh doanh cũng như yêu cầu bộ tài chính; hiểu rõ thực trạng Oceanbank, ngoài ra còn nhận 20 tỷ đồng. Đại diện VKS đánh giá vai trò của bị cáo Quỳnh chỉ sau vai trò Đinh La Thăng.

Quá trình điều tra, bị cáo Quỳnh thành khẩn khai báo được tặng thưởng nhiều huy chương, bố đẻ là thương binh. Cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án là không nặng. Tại toà phúc thẩm gia đình bị cáo xuất trình nộp thêm số tiền 200 triệu nhưng so với số tiền phải khắc phục là không đáng kể nên không có cơ sở giảm nhẹ.

Với bị cáo Vũ Khánh Trường, hành vi gây hậu quả đặc biệt lớn 400 tỷ; ở lần góp vốn thứ 2 chỉ là thành viên kí uỷ quyền khi các thành viên khác đồng ý. Bị cáo không phụ trách tài chính nên đại diện VKS đánh giá hành vi có mức độ. Bị cáo Trường khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải tích cực hợp tác cùng CQĐT; nhân thân tốt; gia đình cách mạng; bản thân quá trình công tác có nhiều công lao cho ngành dầu khí.

VKS nhận định bị cáo Nguyễn Xuân Thắng có hành vi gây hậu quả đặc biệt lớn 100 tỷ. Bị cáo kí Nghị quyết góp vốn 100 tỷ, lần góp vốn này bị cáo có vai trò hàng đầu. Tuy vậy, bị cáo khai báo thành khẩn, nhân thân tốt, anh trai là liệt sĩ. PVN xin giảm nhưng đã được xem xét ở tòa sơ thẩm.

Với bị cáo Nguyễn Thanh Liêm cơ quan công tố nhận định có nhân thân tốt, gia đình có truyền thống cách mạng, quá trình công tác được tặng thưởng nhiều huân huy chương. Toà sơ thẩm phạt 22 tháng cải tạo không giam giữ là phù hợp.

Cơ quan công tố nhận định Phan Đình Đức có vai trò thấp nhất trong lần góp vốn thứ 3. Tại CQĐT bị cáo tích cực khai báo, thành khẩn nhận tội, gia đình có công cách mạng, bản thân bị cáo có thành tích phát triển ngành dầu khí. Tại tòa, không có tình tiết giảm nhẹ.

Với kháng cáo của Nguyễn Xuân Sơn về 200 tỷ đồng giao cho Ninh Văn Quỳnh, chỉ có cơ sở xác định bị cáo Quỳnh chiếm 20 tỷ đồng. Tòa sơ thẩm đã kiến nghị nhưng tiếp tục đề nghị tòa phúc thẩm kiến nghị làm rõ khoản tiền chênh lệch để xử lý theo quy định.

“Không chấp nhận kháng cáo kêu oan, giảm hình phạt, giảm bồi thường thiệt hại của các bị cáo. Không chấp nhận kháng cáo của Nguyễn Xuân Sơn buộc Quỳnh chịu trách nhiệm về 200 tỷ đồng”, đại diện VKS nêu ý kiến. 

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.