Phúc thẩm vụ PVN thiệt hại 800 tỷ đồng: Đề nghị được xem xét về thực tế hiệu quả góp vốn vào OceanBank

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh và Đinh La Thăng tại tòa
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh và Đinh La Thăng tại tòa
(PLO) - Trong khi bị cáo Ninh Văn Quỳnh và Nguyễn Xuân Sơn khai lệch nhau về tổng số tiền đã đưa (là 20 tỷ hay 180 tỷ đồng) thì bị cáo Đinh La Thăng đề nghị tòa cấp phúc thẩm xem xét công tâm, khách quan, xem xét cả tội danh, hình phạt lẫn trách nhiệm dân sự cho mình. Bởi theo ông Thăng, “trong cái nắng 40 độ, phải nằm trong 4 bức tường bê tông thật là khủng khiếp”.

Ngày 21/6, phiên xét xử ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐQT PVN) và 5 đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” bước sang ngày làm việc thứ 3. Trong phiên làm việc này, HĐXX hỏi nhân chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bị cáo.

“Người gác cửa tiền của PVN” là ai?

Trả lời HĐXX, bị cáo Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban tài chính kế toán và Kiểm toán PVN) xin được đính chính lời khai ngày 22/7/2017 tại CQĐT về việc bị cáo đã chỉ đạo ban tài chính kế toán chuyển tiền sau khi có nghị quyết của HĐQT PVN.

Quỳnh khai, trong 3 lần PVN góp vốn vào OceanBank thì bị cáo chỉ trực tiếp tham gia vào lần thứ 3, góp 100 tỉ đồng vào OceanBank. Bị cáo nhận tài liệu, báo cáo của Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Tổng Giám đốc PVN), bản thân chỉ đạo chuyên viên soạn thảo văn bản 124, 131. Trong các văn bản bị cáo ký đều đề nghị HĐTV phê duyệt và cho phép được góp vốn vào PVN.

Theo lời chủ tọa phiên tòa, PVN không có kế hoạch tăng vốn nhưng bị cáo Quỳnh lại đề xuất góp vốn. Bị cáo biết là không có kế hoạch tăng vốn nhưng vẫn để xuất góp vốn. Đáng lẽ ra bị cáo phải là “người gác cửa tiền của PVN bởi ngoài công tác tổ chức kế toán, bị cáo còn có thêm chức danh kiểm soát viên tài chính. 

Từ phân tích trên, Chủ tọa hỏi, “với chức trách kiểm soát viên, bị cáo có phát hiện được ban TGĐ, HĐQT góp vốn vào OceanBank có sai phạm gì không?”. Quỳnh đáp: “Bị cáo không phát hiện ra những sai phạm”. Chủ tọa hỏi tiếp: “Quá trình từ năm 2008 đến năm 2011, gần đây nhất bị thanh, kiểm tra, với góc độ kế toán trưởng, bị cáo có báo cáo lên cấp trên không?”. Bị cáo Quỳnh tiếp tục nói “không”. Lý giải về việc chưa làm tròn trách nhiệm nêu trên, bị cáo Quỳnh bảo do năng lực chuyên môn. 

Liên quan tới khoản tiền nhận của Nguyễn Xuân Sơn, bị cáo Quỳnh khẳng định  chỉ nhận 20 tỷ đồng. Số tiền này Nguyễn Xuân Sơn đưa cho ông Quỳnh để ông ta tạo điều kiện cho hoạt động của OceanBank tốt hơn. Nhận tiền, ông Quỳnh gửi tiết kiệm 9,5 tỷ, mua một căn hộ ở TP HCM, mua ô tô, gửi tiền cho con đi học, đầu tư chứng khoán, cho cán bộ nhân viên ban kế toán tài chính hết 1,3 tỷ.

Trước khi dừng lời, bị cáo này đã đề nghị HĐXX xem xét cho mình về trách nhiệm dân sự và tình tiết giảm nhẹ là:  thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, gia đình đã khắc phục hết hậu quả…

Nguyễn Xuân Sơn khẳng định đưa Ninh Văn Quỳnh 180 tỷ

Đến lượt mình, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khẳng định có đơn xin rút kháng cáo phần trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, Chủ tọa phiên tòa cho biết, đây là vụ án đồng phạm có nhiều người tham gia có liên quan tới hình phạt, trách nhiệm dân sự, liên đới bồi thường nên HĐXX sẽ hỏi ông Sơn tất cả vấn đề liên quan.

Theo trình bày của ông Sơn, ông ta đưa tiền cho Ninh Văn Quỳnh là để chăm sóc khách hàng với ý nghĩa nâng cao mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Bị cáo Sơn khẳng định đưa cho ông Quỳnh 180 tỷ đồng. Việc đưa này không có giấy tờ, tài liệu, bút tích gì chứng minh bởi giao tiền là trực tiếp, duy nhất có 2 lần nhờ Nguyễn Xuân Thắng (em họ) đưa Ninh Văn Quỳnh tổng số 10 tỉ đồng. 

Phiên làm việc chiều 21/6, bị cáo Đinh La Thăng khẳng định có ký văn bản đề nghị Thủ tướng cho phép OceanBank tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi được HĐXX hỏi về một số nội dung, bị cáo này nhiều lần nói “tôi không nhớ” hoặc “cái đó tôi sẽ trả lời trong phần tranh luận”… Bởi bị cáo thì nếu trả lời có hay không đều thành căn cứ buộc tội mình, nên để tranh luận sẽ trả lời. Những gì không trả lời, đề nghị HĐXX hỏi đại diện PVN.

Kháng cáo về hình phạt 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả  nghiêm trọng” và khoản bồi thường 600 tỷ, bị cáo Đinh La Thăng lý giải, bản án sơ thẩm đã không xem xét trong đề án, điều lệ việc PVN được tham gia đầu tư tài chính vào ngân hàng. Trên thực tế, việc góp vốn được thực hiện sau khi có sự đồng ý của Thủ tướng. Đồng thời, bản án sơ thẩm đã không xem xét thực tế việc tăng vốn của OceanBank, không xem xét việc chỉ đến năm 2015, NHNN mới có văn bản hướng dẫn cho phép thoái vốn. PVN đã tìm được đối tác để mua lại cổ phần của PVN tại OceanBank. Bên cạnh đó, ông Thăng cho rằng bản án sơ thẩm đã phủ nhận thực tế hiệu quả góp vốn, PVN lãi 244 tỷ đồng; Số tiền 100 tỷ góp vốn lần 3 sử dụng từ chính nguồn cổ tức của OceanBank.

“Tháng 8/2011 tôi đã chuyển khỏi PVN. Năm 2011, Ngân hàng Nhà nước vẫn đánh giá OceanBank là loại A; năm 2012 và 2013 là loại B. Vì vậy tôi không thể chịu trách nhiệm hình sự, dân sự  600 tỷ đồng khi tôi đã rời khỏi PVN, chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Trong khi việc đầu tư có hiệu quả, đúng chủ trương. Do đó, tôi đề nghị tòa cấp cao xem xét công tâm, khách quan xem xét lại cả tội danh, hình phạt trách nhiệm dân sự mà tôi phải chịu” - bị cáo Thăng nói và cho biết thêm: “Trong cái nắng 40 độ, phải nằm trong 4 bức tường bê tông thật là khủng khiếp”.

Hôm nay (22/6), HĐXX tiếp tục làm việc. 

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.