Dậy thì sớm ở bé gái - những điều cha mẹ cần lưu ý

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) -Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người dân được nâng cao kéo theo đó là sự phát triển tâm sinh lý của bé gái sớm hơn so với lứa tuổi. Điều này khiến không ít các bậc phụ huynh lo ngại về con em mình trong độ tuổi dậy thì. Vậy thế nào là dậy thì sớm? Cha mẹ cần phải lưu ý khi thấy trẻ dậy thì sớm để có những giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ

Bình thường trong phạm vi từ 9 đến 12 tuổi, đặc trưng giới tính của bé gái mới dần dần phát triển, biểu hiện chủ yếu là hai bên vú bắt đầu nhô lên, đầu vú to dần và màu sắc cũng thẫm dần; nách và cơ quan sinh dục ngoài bắt đầu xuất hiện lông.

Cơ quan sinh dục trong cũng phát triển, chẳng hạn như âm đạo trở nên rộng hơn, niêm mạc dày và có nhiều nếp nhăn, ống dẫn trứng dày lên. Môi lớn, môi bé cũng thẫm lại và lớn lên, âm hộ bắt đầu xuất hiện những chất dịch màu trắng. 

Và thường trong độ tuổi từ 10 đến 16 tuổi, bạn gái sẽ thấy kinh lần đầu và từ 1 đến 5 năm sau sẽ có hiện tượng rụng trứng, đó là lúc chức năng sinh dục phát triển hoàn thiện. Sự phát triển đặc trưng giới tính của trẻ gái từ khi bắt đầu cho đến khi phát dục hoàn toàn trung bình khoảng 4 năm (có thể dao động từ 1,5 – 6 năm).

Bước vào thời kỳ dậy thì, chiều cao cơ thể của bạn gái sẽ tăng lên rất nhanh. Vào thời kỳ cao điểm, mỗi năm có thể cao thêm 6-8 cm. Sau đó, sự phát triển chiều cao sẽ chậm dần lại, đến khi hai đầu của ống xương khép kín lại thì trẻ sẽ không cao thêm nữa. Đến khoảng 18 tuổi, chiều cao cơ thể có thể tăng khoảng 25 cm.

Thời gian bắt đầu dậy thì ở mỗi người khác nhau do yếu tố di truyền, sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng, khí hậu, độ cao so với mặt biển, điều kiện kinh tế, thói quen vệ sinh… Tuy nhiên, nếu trước 8 tuổi, ở trẻ em gái đã xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng giới tính hoặc thấy kinh lần đầu thì bạn gái đó được coi là dậy thì sớm.

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ dậy thì sớm

Khi trẻ bắt đầu có biểu hiện sớm dậy thì như trên, những thay đổi về bên ngoài của trẻ dễ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi vì sự khác biệt so với chúng bạn, chúng dễ bị tự ti, cô đơn, vì thế bạn nên nhận ra sớm những thay đổi của trẻ để kịp thời can thiệp, giảng giải cho trẻ những bài học về giới tính để trẻ hiểu biết và tự tin hơn.

Hãy chia sẻ, tâm sự với trẻ giống như một người bạn chứ không nên áp đặt trẻ khiến trẻ cảm thấy như bị bắt ép, hãy học cách làm bạn thân của trẻ và khuyên trẻ như thế trẻ sẽ lắng nghe và làm theo bạn, đồng thời chúng sẽ tâm sự với bạn nhiều hơn.

Hãy trò chuyện cùng con đừng phó mặc mọi chuyện cho bác sĩ
 Hãy trò chuyện cùng con đừng phó mặc mọi chuyện cho bác sĩ

Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu có hành vi tình dục nhưng chỉ mang tính bản năng chứ không phải có tính tự chủ và nhận thức rõ về nó, vì vậy chúng ta cần có hướng tư vấn dạy bảo trẻ, quan tâm trẻ để trẻ có cái nhìn đúng đắn về tình dục và không bị kẻ xấu lợi dụng xâm hại tình dục.

Nếu trẻ dậy thì quá sớm do khối u, hoặc do sự rối loạn sự điều tiết hormon thì cần phải đưa trẻ đi khám để có hướng xử trí kịp thời.

Cách phòng chống dậy thì sớm ở trẻ

Dinh dưỡng dư thừa là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh dậy thì sớm. Nên hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh, bổ sung rau quả, tăng cường chất xơ để cân bằng lượng protein hấp thụ vào cơ thể.

Thuốc bổ cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng dậy thì sớm vì thế không nên mù quáng cho trẻ dùng các loại chất bổ như sữa ong chúa, mật ong hoặc là các thực phẩm chức năng tăng cường trí tuệ. Khi sử dụng phải thực hiện theo sự chỉ đạo của bác sĩ.

Các mẹ nên cất kĩ các loại thuốc tránh thai,các sản phẩm làm đẹp ngực... để tránh cho các bé cầm nhầm hoặc tiếp xúc phải, cũng không nên cho các bé sử dụng đồ trang điểm của người lớn hoặc là các sản phẩm chăm sóc da.

Không nên để cho bé nhìn thấy lúc cha mẹ thân mật và cấm không cho các bé xem sách báo, phim ảnh có liên quan đến giới tính.

Cha mẹ cần dành thời gian quan tâm, chăm sóc trẻ để nhận biết được những biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ và có cách giải quyết kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.