Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

(PLVN) -Đó là một trong những nội dung quan trọng tại dự thảo Đề án "Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030" đang được Bộ Tư pháp lấy ý kiến các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Góp phần hạn chế rủi ro pháp lý trong kinh doanh

Với cơ sở pháp lý là Nghị định số 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, sau này là Nghị định số 55/2019/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã được triển khai một cách tích cực, chủ động trên phạm vi cả nước. Cho đến nay, qua quá trình gần 15 năm thực hiện, công tác hỗ trợ pháp lý đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin pháp lý nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình; hạn chế rủi ro pháp lý trong kinh doanh và từng bước hội nhập kinh tế, quốc tế, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bằng pháp luật.

Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện, việc triển khai các hoạt động của Chương trình cơ bản bám sát các mục tiêu, nội dung, tiến độ, kinh phí được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật; đã có nhiều nỗ lực để đổi mới cách làm, điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với bối cảnh Covid-19. Đặc biệt, Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành tiếp tục phát huy ứng dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động như: tiến hành phát trực tiếp trên trang Facebook; xây dựng các bài giảng điện tử bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh phát sóng trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến; tổ chức các hội nghị đối thoại trực tuyến…

Đối với các bộ, ngành, hiện nay toàn bộ các địa phương đã tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các nội dung được quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP. Nhiều địa phương trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã có những mô hình hỗ trợ pháp lý sáng tạo, hiệu quả như: mô hình “Cà phê Doanh nhân - Doanh nghiệp” của tỉnh Đồng Tháp đã góp phần đưa tỉnh Đồng Tháp liên tục duy trì dẫn đầu về chỉ số thành phần “Tính năng động của lãnh đạo” trong nhiều năm qua; mô hình “Bác sỹ doanh nghiệp” của tỉnh Bắc Ninh để giải đáp các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Một số tỉnh, thành phố khác đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhằm tiếp nhận các khó khăn, vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp, kiến nghị phương án giải quyết theo thẩm quyền hoăc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và hạn chế như: doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc phòng ngừa rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp từ sớm; kinh phí dành cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn hạn chế; nhân lực chủ yếu làm kiêm nhiệm; sự phối hợp giữa trung ương và địa phương, các cơ quan nhà nước và các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ pháp lý chưa đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả, còn có sự trùng lặp; nội dung, chương trình hỗ trợ pháp lý đôi khi còn nặng nề về hình thức, chưa đáp ứng đúng và trúng nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp...

Khuyến khích đổi mới, sáng tạo

Do đó, để kế thừa, phát huy kết quả của các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, một trong những nhiệm vụ quan trọng được xác định tại Đề án "Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030" đó là hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Theo đó, nghiên cứu, hoàn thiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm huy động được sự tham gia trực tiếp của tổ chức đại diện doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ pháp lý và các chuyên gia độc lập trong tổ chức hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đồng thời bổ sung cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý có tính mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo; nghiên cứu bổ sung tiêu chí Luật sư hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được xác định làm tiêu chí, điều kiện hành nghề của Luật sư.

Cùng với đó là hoàn thiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế theo hướng nâng cao trách nhiệm, trọng tâm, chuyên môn hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế của Nghị định 55/2011/NĐ-CP.

Nghiên cứu bổ sung cơ sở pháp lý về định mức chi cho các hoạt động hiện đang chưa được hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa đủ về kinh phí như: hoạt động truyền thông; giải đáp thắc mắc, yêu cầu tư vấn qua email, Zalo, Facebook; khảo sát qua mạng; đăng bài trên các kênh truyền thông; các dịch vụ tư vấn truyền thông, tư vấn đấu thầu; xây dựng website hỗ trợ pháp lý, ứng dụng hỗ trợ pháp lý, tạo điều kiện cho việc triển khai các hoạt động có tính chất mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo.

Đọc thêm

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức
(PLVN) - Từ ngày 28 đến 29/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về triển khai thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến các xã, phường, thị trấn.

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”
(PLVN) -  Ngày 23/11, Khoa Luật - Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức Phiên toà giả định năm 2024. Tham dự có Bà Huỳnh Anh Thư – Chánh Văn phòng Sở Tư pháp TP Cần Thơ; bà Phạm Thị Hồng Ngọc – Viện trưởng VKSND quận Cái Răng; ông Văn Hứng – Chánh Văn phòng TAND quận Ninh Kiều; đại diện các Cty Luật, Văn phòng luật sư; cùng hơn 500 sinh viên của trường.

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'
(PLVN) - Chiều nay, 18/11, tại Trường Trung học cơ sở Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Thường trực huyện Quỳnh Phụ tổ chức chương trình “An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai”, nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ với ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng.