Các đại biểu tham dự Hội nghị. |
Hoạt động này được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu, với đóng góp tài chính từ UNICEF và UNDP. Chương trình do hai cơ quan này của Liên hợp quốc thực hiện, với sự phối hợp của Bộ Tư pháp và các cơ quan của Việt Nam. Lớp tập huấn này cũng được sự tài trợ của Cơ quan phòng chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế (INL) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa kỳ.
Tham dự lớp tập huấn có ông Trương Thế Côn, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp, ông Nguyễn Ngọc Anh, chuyên gia bảo vệ trẻ em của UNicef Việt Nam, bà Shelley Casey, chuyên gia quốc tế của UNICEF Việt Nam và nhiều giảng viên của các cơ sở đào tạo luật, đào tạo nghề luật hàng đầu của Việt Nam, lãnh đạo Cục Bổ trợ Tư pháp, luật sư.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp ông Trương Thế Côn gửi lời cảm ơn chân thành tới Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam đã hỗ trợ Học viện Tư pháp tổ chức khóa tập huấn hết sức hữu ích này. Xin cảm ơn bà Shelley Casey, chuyên gia quốc tế của UNICEF; ông Nguyễn Ngọc Anh Chuyên gia bảo vệ trẻ em, UNICEF Việt Nam; và các chuyên gia, các giảng viên nguồn đã tham dự đông đủ khóa tập huấn.
Ông Trương Thế Côn- Phó giám đốc Học viện Tư Pháp phát biểu tại hội nghị. |
Phó giám đốc Học viện Tư Pháp cũng chia sẻ: Trong nỗ lực thực thi pháp luật nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên trong tố tụng hình sự, việc trang bị cho các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Luật sư, cán bộ tư pháp đầy đủ kiến thức cần thiết về đặc điểm, quá trình phát triển của người chưa thành niên, những chuẩn mực quốc tế và quốc gia về bảo vệ người chưa thành niên, những kỹ năng đặc thù khi làm việc với người chưa thành niên thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên là đặc biệt có ý nghĩa.Để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên đạt được chất lượng, hiệu quả như mong đợi, một trong những giải pháp quan trọng là nâng cao kiến thức và trang bị các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ giảng viên nòng cốt giảng dạy nội dung này. Nhận thức được yêu cầu đó trong khuôn khổ Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE), Học viện Tư pháp đã phối hợp với UNICEF Việt Nam đã tổ chứcKhoá tập huấn về Xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật – khoá cơ bản tại thành phố Ninh Bình với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế, chuyên gia Việt Nam và các giảng viên nguồn đến từ nhiều cơ sở đào tạo chức danh tư pháp, đào tạo luật uy tín trên cả nước như Học viện Tư pháp, Học viện Cảnh sát, ĐH Luật HN, ĐH Luật TPHCM…
Ông Nguyễn Ngọc Anh Chuyên gia bảo vệ trẻ em, UNICEF Việt Nam phát biểu tại hội nghị |
Tiếp nối hội nghị ông Nguyễn Ngọc Anh Chuyên gia bảo vệ trẻ em, UNICEF Việt Nam phát biểu : việc tăng cường năng lực cho các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, trợ giúp viên pháp lý, luật sư, và các cán bộ phúc lợi xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trải nghiệm của người chưa thành niên khi tiếp xúc với hệ thống tư pháp bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự tương tác của các em với các cán bộ này. Nhận thức được điều đó, trong những năm vừa qua, UNICEF đã tích cực hỗ trợ nhiều lớp tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng về tư pháp người chưa thành niên , đặc biệt là lồng ghép tư pháp cho người chưa thành niên vào chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo luật và đào tạo nghề luật với mong muốn trang bị cho các luật sư tương lai cũng như các chức danh tư pháp khác những kiến thức và kỹ năng để thúc đẩy tiếp cận tư pháp cho người chưa thành niên. Chúng tôi rất vui mừng là những hỗ trợ ban đầu của UNICEF đã được Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp và các cơ sở đào tạo luật, đào tạo nghề luật khác tiếp nhận, phát huy, đem lại các lợi ích hết sức đáng khích lệ.
Bà Shelley Casey, chuyên gia quốc tế của UNICEF Việt Nam chia sẻ tại hội nghị |
Các giảng viên thảo luận tại hội nghị |
Chương trình tập huấn cơ bản diễn ra trong 05 ngày từ ngày 01-05/4/2024 với nhiều nội dung quan trọng, các bài giảng, phương pháp giảng dạy cũng như sáng kiến sử dụng hiệu quả tập bài giảng đã được các giảng viên tham dự trao đổi và thảo luận sôi nổi, hiệu quả.