Nhiều ưu đãi
Theo đó, doanh nghiệp (DN) có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư được hưởng các ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo quy định của Nghị định này.
Đối với DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) và DN xây dựng vùng nguyên liệu có hợp đồng liên kết với người dân. Trong cùng một thời gian, nếu DN có dự án đầu tư được hưởng nhiều mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư khác nhau thì DN được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có lợi nhất.
DN tự bỏ vốn, huy động vốn để thực hiện dự án đầu tư vào ngành, nghề nông nghiệp nông thôn thì Nhà nước hỗ trợ khi DN đầu tư theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này.
Ngoài ra, DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thuộc đối tượng áp dụng Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa được hưởng ưu đãi, hỗ trợ tại Luật này. Với 15 chính sách ưu đãi và hỗ trợ: Miễn, giảm tiền sử dụng đất; Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; Hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai; Hỗ trợ đặc biệt cho nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng khoa học công nghệ; Hỗ trợ đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường; Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc; Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; Hỗ trợ đầu tư bảo quản nông lâm thủy sản; Hỗ trợ sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia có quy mô lớn; Hỗ trợ đặc thù đầu tư chế biến gỗ rừng trồng; Hỗ trợ đầu tư nhà máy chế biến nông lâm thủy sản, nhà máy cơ khí chế tạo, nhà máy sản xuất sản phẩm phụ trợ; Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ nông thôn và hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động.
Dành 1-2% vốn đầu tư phát triển hàng năm
Về nguồn vốn hỗ trợ cho DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, dự thảo nghị định dự kiến ngân sách Trung ương sẽ bố trí khoảng 1-2% vốn đầu tư phát triển hàng năm và ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành khoảng 0,5 – 2% vốn ngân sách địa phương để thực hiện việc đầu tư…
Về cơ chế hỗ trợ đầu tư, với nguồn vốn từ ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ cho các dự án có mức cần hỗ trợ từ 2 tỷ đồng trở lên và tất cả các dự án thuộc Điều 8, Điều 9 Điều 15 và Điều 16 Nghị định này không kể mức hỗ trợ…
Thủ tướng Chính phủ giao tổng mức vốn hỗ trợ trung hạn cho địa phương mục hỗ trợ DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hàng năm khi có DN đủ điều kiện hỗ trợ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao tổng mức vốn hỗ trợ và danh mục dự án; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo mức vốn hỗ trợ cho từng dự án. Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư khi hạng mục đầu tư của dự án hoàn thành và nghiệm thu thì được giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ theo hạng mục đầu tư; sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sản xuất, kinh doanh thì được giải ngân 30% mức vốn hỗ trợ còn lại.
Bên cạnh đó, vốn giao cho DN chưa giải ngân hết trong năm kế hoạch ngân sách sẽ được chuyển sang năm sau giải ngân tiếp. Trường hợp sau 2 năm mà DN vẫn chưa giải ngân hết thì số vốn còn lại chỉ được điều chuyển cho DN khác thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Ngoài ra, dự thảo quy định phần vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước không tính vào thu nhập chịu thuế của DN và được Nhà nước cam kết bảo lãnh và coi như tài sản đảm bảo của DN khi thực hiện vay vốn từ ngân hàng thương mại để thực hiện dự án đó.