Dầu sẽ có giá bèo 20 USD/thùng?

Một trạm xăng ở Dubai, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE). Ảnh: AFP/TTXVN
Một trạm xăng ở Dubai, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE). Ảnh: AFP/TTXVN
(PLO) - Trong khi nguồn cung tăng mạnh, mức cầu ì ạch, dầu lại chịu áp lực giảm giá sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất. Tình hình càng trở nên bi quan khi ngân hàng đầu tư Goldman Sachs “bồi” thêm một tin xấu với dự báo giá dầu có thể xuống mức “bèo” là 20 USD/thùng.
Theo Goldman Sachs, 20 USD là mức giá hòa vốn đối với các nhà sản xuất dầu đá phiến có chi phí cao của Mỹ. Nếu giá dầu rớt xuống dưới mức đó, các công ty sẽ phải cắt sản lượng để tránh bị thua lỗ.
Mặc dù kho dự trữ dầu toàn cầu vẫn chưa đầy, nhưng Goldman Sachs cho rằng việc cân bằng cung cầu “còn lâu mới đạt được” vì chỉ tiêu sản xuất và thăm dò của các giàn khoan dầu Mỹ là quá cao so với lượng cung dầu cần phải giảm.
Vào ngày 16/12, trong một động thái chưa từng có, các lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã nhất trí dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu kéo dài suốt 40 năm qua.
Đây là một động thái lịch sử phản ánh sự chuyển dịch về kinh tế, chính trị trong bối cảnh ngành khai thác dầu bùng nổ ở Mỹ. Nếu lệnh trên được cả Hạ viện và Thượng viện thông qua rồi Tổng thống Mỹ Barack Obama ký thành luật, ngành dầu của Mỹ sẽ giành được một chiến thắng khao khát từ lâu.
Gần hai năm qua, hơn một chục công ty dầu độc lập đã vận động Quốc hội Mỹ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu. Họ cho rằng giải phóng cho ngành dầu sẽ loại bỏ được tình trạng méo mó trên thị trường, kích thích kinh tế và tăng cường an ninh quốc gia. Như vậy, thị trường dầu thế giới dự kiến sẽ có thêm “tay chơi” mới là Mỹ trong bối cảnh dầu đang thiếu người mua, thừa người bán, tiếp tục gây thêm áp lực giảm cho giá dầu.
Trong khi đó, nguồn cung dầu từ OPEC tiếp tục dư thừa. OPEC cũng có thể sản xuất dầu ồ ạt, tiến tới con số 32 triệu thùng/ngày, theo dự báo của Goldman Sachs. Hơn nữa, thị trường còn phải tiếp nhận cả nguồn dầu mới do Iran tung ra sau khi nước này nối lại sản xuất dầu vì được Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt trong vài tháng tới. Hệ quả là kho dầu toàn cầu sẽ “tràn trề” vào mùa xuân tới đây.
Giá dầu đã rớt hơn 50% trong vòng 18 tháng qua do nguồn cung thừa mứa và mức cầu ì ạch. Trong báo cáo công bố ngày 17/12, các nhà phân tích Goldman Sachs viết: “Đà giảm của giá dầu giảm sau cuộc họp của OPEC đã tiếp tục khi mà các thành viên ngày càng bất đồng rõ rệt và OPEC thiếu phản ứng về mặt nguồn cung”.
Thực tế trước đây cho thấy mỗi khi giá dầu giảm mạnh, động thái cắt giảm sản lượng của OPEC lập tức giúp giá dầu phục hồi. Nhưng vào tháng 11/2014, Saudi Arabia, nước chủ chốt của OPEC, đã thay đổi chính sách, quyết định ngừng bảo vệ giá dầu, theo đuổi chiến lược giành thị phần bằng cách tối đa hóa sản lượng. Chiến lược này đã có dấu hiệu “đơm hoa kết trái” khi sản lượng dầu đá phiến Mỹ bắt đầu giảm.
Tuy nhiên, theo Goldman Sachs, OPEC không có lợi khi cân bằng thị trường khi mà vẫn phải đối mặt với chi phí sản xuất cao. Rốt cuộc, việc OPEC quyết định vẫn giữ mức trần sản lượng quanh 30 triệu thùng/ngày và sự xuất hiện của nhiều nguồn cung khổng lồ mới có thể sẽ làm gia tăng mức độ sụt giảm của giá dầu.
Hiện nay, giá dầu ở mức thấp nhất trong gần 7 năm qua. Hôm 17/12, tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 1/2016 đã xuyên thủng ngưỡng 35 USD/thùng.
Trong khi dự đoán của Goldman Sachs cần thời gian kiểm nghiệm thì về ngắn hạn, chuyên gia phân tích Gene McGillian thuộc Tradition Energy, nhận định giá dầu có khả năng sẽ “thử nghiệm” các mức đáy của năm 2008, thời điểm giá dầu WTI được giao dịch quanh mức 32 USD/thùng.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Đọc thêm

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.

UKVFTA: Cơ hội đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường xuất khẩu tiềm năng

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đang mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Với các ưu đãi thuế quan đáng kể, hiệp định giúp gia tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt, thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao giá trị thương hiệu Việt Nam tại thị trường Anh.

“Đòn bẩy” hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kinh doanh

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam)
(PLVN) -  Ngày nay, nhiều phụ nữ đã mạnh dạn khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế. Thành công đó có được nhờ vào những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, nhằm thúc đẩy quyền năng kinh tế của phụ nữ cũng như thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh.

Anh gia nhập CPTPP: Cơ hội mới cho hàng hóa Việt Nam

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) -  Ngày 15/12/2024, Anh chính thức gia nhập CPTPP, mang đến ưu đãi thuế quan vượt trội cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường này. Với cam kết xóa bỏ 94,4% dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực và ưu tiên cho các mặt hàng chủ lực của nước ta, sự tham gia của Anh mở ra cơ hội lớn để hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần và gia tăng sức cạnh tranh.

Giải pháp nào giúp ngành công nghiệp dược phát triển bền vững?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong khi thị trường hóa chất dược phẩm toàn cầu liên tục mở rộng, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chỉ tập trung vào sản xuất các loại thuốc thông dụng và phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững và gia tăng sức cạnh tranh, Việt Nam cần một chiến lược toàn diện với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả.

Kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi góp phần bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Cán bộ Kiểm tra của BHTGVN tiến hành kiểm tra đối chiếu, xác minh việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng.
(PLVN) - Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội trong nước đang trên đà phát triển tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá, lãi suất có xu hướng ổn định. Trong bối cảnh đó, với việc triển khai một cách hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ kiểm tra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng như nâng cao niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính – ngân hàng.