Dấu hỏi sau phiên xử vụ “Hủy hoại tài sản” ở TX Long Khánh

TAND thị xã Long Khánh, Đồng Nai, xử sơ thẩm phạt bị cáo Khánh 1 năm 6 tháng tù (cho hưởng án treo) về tội “Hủy hoại tài sản”. Sau đó, Tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm, yêu cầu điều tra xét xử lại vì khi tiến hành định giá tài sản, không có mặt bị cáo và ông Tôn là thiếu khách quan, vi phạm qui định về định giá tài sản trong tố tụng hình sự. Thế nhưng cơ quan điều tra lại “điều tra bổ sung” theo một hướng... rất khác.

TAND thị xã Long Khánh, Đồng Nai, xử sơ thẩm phạt bị cáo Khánh 1 năm 6 tháng tù (cho hưởng án treo) về tội “Hủy hoại tài sản”. Sau đó, Tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm, yêu cầu điều tra xét xử lại vì khi tiến hành định giá tài sản, không có mặt bị cáo và ông Tôn là thiếu khách quan, vi phạm qui định về định giá tài sản trong tố tụng hình sự. Thế nhưng cơ quan điều tra lại “điều tra bổ sung” theo một hướng... rất khác.

Nhà sư Thích Đức Trạch (tục danh: Lê Tấn Tôn)
Nhà sư Thích Đức Trạch (tục danh: Lê Tấn Tôn)

Tài sản cúng dường cho nhà chùa bị phá hủy

Bà Nguyễn Thị Dung (SN 1950, ngụ thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) là một phật tử của chùa Khánh Thiện. Trước khi xuất cảnh đi Mỹ, bà Dung cúng dường cho chùa (có hợp đồng cho, tặng) toàn bộ nhà đất của mình tọa lạc tại Quốc lộ 1A (Xuân Hòa, Long Khánh) với tâm niệm: Làm nơi lưu trú cho phật tử bốn phương đến lễ chùa.

Sau này, vì cần tiền để sửa chữa chùa Khánh Thiện, Hòa thượng trụ trì Thích Đức Trạch (tục danh Lê Tấn Tôn) xin phép bà Dung bán một phần đất trống ở phía sau căn nhà cúng dường để lấy kinh phí. Được bà Dung đồng ý, ngày 1/8/2005, ông Lê Tấn Tôn ký hợp đồng bán cho ông Đặng Trung Khánh (ngụ 93C Thích Quảng Đức, Xuân An, Long Khánh) 250m2 đất.

Diện tích đất chuyển nhượng nằm sau ngôi nhà cúng dường. Khi thủ tục sang tên hoàn tất, ông Khánh phát hiện diện tích đất còn lại cùng ngôi nhà nằm trong qui hoạch bảo vệ hành lang lộ giới. Ông Khánh đã đập bỏ căn nhà này.

Qua xác minh tại Phòng Tài Nguyên & Môi Trường thị xã Long Khánh có thể thấy nhà đất này có nguồn gốc do bà Bùi Thị Lợi khai khẩn từ những năm 60 của thế kỷ trước. Bà Lợi xây nhà năm 1970 rồi bán lại cho bà Dung năm 1992. Bà Dung sửa nhà và được Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cấp Giấy Chứng nhận nhà ở vào ngày 14/3/1992.

Ngày 28/12/1993, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định qui hoạch đất bảo vệ hành lang lộ giới trên quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Đồng Nai. Theo quyết định này thì ngôi nhà nằm trên phần đất qui hoạch bảo vệ hành lang lộ giới.

Một Luật gia thuộc Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai nhận định: “Ngôi nhà được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu trước qui hoạch gần 2 năm, quyền sở hữu vẫn thuộc bà Dung và ông Tôn khi UBND tỉnh ban hành qui hoạch. Khi tỉnh Đồng Nai thực hiện qui hoạch này thì ông Tôn là người thụ hưởng tiền đền bù và hỗ trợ di dời tái định cư theo luật định. Người có quyền đập bỏ căn nhà này là chính quyền khi hoàn tất bồi thường cho ông Tôn. Ông Tôn không bán, không tặng ngôi nhà cho ông Khánh, vì thế nếu ông Khánh đập phá ngôi nhà thì hành vi đó là hành vi hủy hoại tài sản người khác”.

Thoát tội ngoạn mục

Ông Tôn tố cáo hành vi của ông Khánh. Sau khi điều tra xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Khánh về tội “Hủy hoại tài sản”. Viện Kiểm sát cũng truy tố bị can Khánh với tội danh trên. Ngày 22/12/2006, TAND thị xã Long Khánh tuyên phạt bị cáo Khánh 1 năm 6 tháng tù (cho hưởng án treo) về tội “Hủy hoại tài sản”, buộc ông Khánh bồi thường cho ông Tôn 18,5 triệu đồng.

Ngày 21/5/2007, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa phúc thẩm, tuyên hủy án sơ thẩm vì: Khi tiến hành định giá tài sản, không có mặt bị cáo và ông Tôn là thiếu khách quan, vi phạm qui định về định giá tài sản trong tố tụng hình sự. Tòa phúc thẩm quyết định trả hồ sơ vụ án cho VKSND thị xã Long Khánh để công tác điều tra xét xử được tiến hành lại.

Ngày 27/3/2007, Thiếu tá (nay là Thượng tá) Lê Hồng Hải, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an thị xã Long Khánh ký Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự số 04, với lý do: “Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa ông Tôn và ông Khánh không đúng qui định pháp luật (không thể hiện việc chuyển nhượng nhà trong hợp đồng), nhưng qua điều tra xác minh thực tế hai bên có thỏa thuận việc chuyển nhượng. Nên không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi hủy hoại tài sản”. Như thế, ông Khánh thoát tội.

Nhiều uẩn khúc cần làm rõ

Phóng viên đã làm việc với Công an thị xã Long Khánh và được điều tra viên Lê Đình Hà cho biết: Cơ quan điều tra đã lấy ý kiến của ông Trần Nhật Huy, cán bộ địa chính phường Xuân Hòa. Ông Huy xác nhận khi làm thủ tục hợp đồng mua bán đất giữa ông Tôn và ông Khánh thì ông Tôn có thỏa thuận (nhưng không ghi vào hợp đồng - PV) với ông Khánh về căn nhà. Điều tra viên đã căn cứ vào lời khai này để kết luận ông Tôn đã cho ông Khánh căn nhà nên đề xuất lãnh đạo đình chỉ vụ án?.

Câu hỏi đặt ra: Tại sao trong lần điều tra thứ nhất, Công an thị xã Long Khánh không xem xét lời chứng này mà lại khởi tố ông Khánh?. Lời khai của nhân chứng không được đối chất liệu có đúng qui trình điều tra?.

Về phần ông Tôn, ông phản bác lại nhân chứng này Huy: “Căn nhà tôi không bán thì tôi không ghi vào hợp đồng. Tôi chỉ bán diện tích đất trống sau căn nhà. Căn nhà là nơi lưu trú của phật tử của chùa, bán tôi còn chưa bán huống hồ tôi cho”.

Nói về việc này, Giám đốc Trung tâm đăng ký quyền sử dụng đất Long Khánh khẳng định: Theo bản đồ thì căn nhà nằm trên phần đất qui hoạch bảo vệ hành lang lộ giới nên nếu ông Tôn bán, cho tặng căn nhà thì ông Tôn đã vi phạm pháp luật bởi bán tài sản trên đất đã qui hoạch.

Một uẩn khúc khác là: Nếu ông Khánh sở hữu căn nhà thì tại sao sau khi tháo dỡ căn nhà, ông Khánh lại cho chở toàn bộ xác nhà trả cho ông Tôn?.

Tuy nhiên, ngày 21/3/2008, 3 cơ quan Công an - VKS - TAND thị xã Long Khánh vẫn họp và cho rằng ông Tôn - ông Khánh có thỏa thuận với nhau về căn nhà nên hành vi tháo gỡ căn nhà của ông Khánh không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự, từ đó thống nhất đình chỉ điều tra vụ án.

Nội dung này được gửi về Công an tỉnh Đồng Nai để xin ý kiến. Công an tỉnh lại họp với VKS tỉnh và đi đến thống nhất cho đình chỉ điều tra vụ án. Chỉ dựa vào lời của một nhân chứng mà đình chỉ điều tra vụ án liệu có khách quan hay không? Tại sao lần điều tra thứ nhất không có lời của nhân chứng này? Nhân chứng này hoàn toàn không được đối chất với người bị hại trong suốt hai quá trình điều tra. Nhân chứng mà không đối chất liệu có vi phạm qui trình điều tra hay không?. Hàng loạt câu hỏi xung quanh quyết định đình chỉ điều tra vụ án đang được dư luận quan tâm chờ câu trả lời của cơ quan tố tụng tỉnh Đồng Nai.

Luật sư Trần Vũ Thanh Toàn - Đoàn Luật sư TP.Cần Thơ bình luận về vụ việc này:

“Cần có sự điều tra, phúc tra từ phía Cơ quan điều tra hình sự của VKSND tối cao!”

Tòa phúc thẩm chỉ hủy án sơ thẩm về mặt tố tụng do lỗi về xác định giá trị tài sản không khách quan, đây là chứng cứ quan trọng để định lượng khung hình phạt đúng pháp luật. Thế nên thật khó hiểu khi Cơ quan điều tra không điều tra bổ sung theo đúng yêu cầu của Tòa Phúc thẩm giao Viện Kiểm Sát để khắc phục lỗi này mà lại đi tìm chứng cứ mới là lời khai của một nhân chứng mới để từ đó xin họp liên ngành (CA-VKS-TA) để tìm tiếng nói chung là “Đình chỉ vụ án - không truy cứu trách nhiệm hình sự”. Điều này có dấu hiệu vi phạm Thông tư Liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Việc cơ quan điều tra xác định “Hai bên thực tế có việc chuyển nhượng căn nhà” chỉ căn cứ duy nhất vào lời khai một nhân chứng và dựa vào đây để đình chỉ vụ án hình sự, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo là việc làm tùy tiện, có dấu hiệu bao che tội phạm. Bởi lẽ: Lời khai của nhân chứng này không được đối chất với bị hại, không dựa vào giấy tờ giao dịch cụ thể giữa hai bên, bị hại chỉ chuyển nhượng 250m2 đất phía sau nhà cho bị cáo; Động cơ hủy hoại tài sản người khác của bị cáo là để làm cho đất của mình mua được lộ ra mặt tiền đường. Căn nhà (đã bị hủy hoại) vẫn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người bị hại vì đã được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sở hữu trước khi quy hoạch hành lang lộ giới. Một chứng cứ quan trọng bị bỏ qua là từ chính hành vi của bị cáo ngay sau khi hủy hoại tài sản (tháo đập nhà) đã đem toàn bộ vật liệu nhà đến trả cho nạn nhân. Điều này minh chứng cho việc giữa hai bên hoàn toàn không có thỏa thuận về việc bán, cho căn nhà. Căn nhà bị hủy hoại là do bị cáo cố ý vì động cơ tháo dỡ để đất mua được lộ ra mặt đường.

Việc Ban hành Quyết định đình chỉ vụ án, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng tại thị xã Long Khánh có dấu hiệu bất bình thường. Tuy nhiên, việc làm này lại được ý kiến chỉ đạo thống nhất của các cơ quan bảo vệ pháp luật từ cấp thị xã đến cấp tỉnh. Do vậy, để làm sáng tỏ sự thật của vụ án hình sự này cần phải có sự điều tra, phúc tra từ phía Cơ quan điều tra hình sự của VKSND tối cao.

Ngọc Long

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?