Dấu hỏi lớn cho nhiều bậc cha mẹ ở TP HCM

Dấu hỏi lớn cho nhiều bậc cha mẹ ở TP HCM
(PLO) - Với các tội phạm nhí, mọi sự trừng phạt, răn đe chỉ là biện pháp cuối cùng…  Điều quan trọng là phải làm sao ngăn ngừa từ xuất phát điểm để mỗi đứa trẻ lớn lên trong sự thương yêu, giáo dục đúng đắn, tránh được con đường lầm lạc.

Tội phạm nhí không chỉ là mối lo ngại, sợ hãi của của người dân, mà trên hết mỗi một tội phạm thành niên là nỗi đau, là sự bất lực của gia đình, xã hội. 

Những vụ án xảy ra thời gian gần đây có không ít xuất phát từ những bất đồng, cự cãi nhỏ nhặt, va quệt trên đường. Chỉ cần một va chạm nhỏ kiểu chạy xe nẹt pô “thấy ghét”, một cái nhìn được cho là thiếu thiện chí thì ngay lập tức các đối tượng có thể tụ tập băng nhóm, vác hung khí truy sát nhau. Điển hình là những vụ chém người, truy sát xảy ra liên tiếp gần đây trên địa bàn TP HCM ở quận Bình Tân, quận 8, quận Thủ Đức, quận Gò Vấp. 

Thực trạng này đã dấy lên mối lo ngại về các băng nhóm “ngầm” ngày càng lộng hành, liều lĩnh; là mối nguy lớn gây ra sự bất ổn xã hội; phản ánh sự xuống cấp giá trị đạo đức, coi thường mạng sống con người, coi thường pháp luật. Giữa lúc lãnh đạo thành phố đang chỉ đạo quyết liệt việc tấn công, trấn áp các loại tội phạm thì những hành vi ngang ngược của các băng nhóm này dường như “thách thức” dư luận và lực lượng chức năng.

Theo chia sẻ từ Công an TP HCM, qua thực tế các vụ án cho thấy các đối tượng khi gây án đều từng uống bia, rượu hoặc từng sử dụng ma túy, chất kích thích… trong trạng thái không làm chủ được chính mình nên gây ra án mạng. 

Báo động băng nhóm tội phạm nhí

Đáng lo ngại là trong các vụ án nói trên có sự tham gia của không ít đối tượng phạm tội vị thành niên. Trên thực tế, tồn tại khá nhiều băng nhóm tội phạm ở độ tuổi còn trên ghế nhà trường. Tuổi còn nhỏ, nhưng những mức độ phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội của các thành viên băng nhóm tội phạm “nhí” gây ra không thua kém gì tội phạm “lớn”, thậm chí có những trường hợp mà mức độ liều lĩnh, bất chấp còn ghê gớm hơn.

Muốn triệt phá tận gốc những băng nhóm “ngầm” tồn tại kiểu này, không phải lực lượng công an là đủ. Công an chỉ triệt phần “ngọn”, còn phần “gốc” chính là sự tự chủ, ý thức và trách nhiệm tự thân của mỗi người đối với hành vi của chính mình, khởi điểm là việc giáo dục, uốn nắn, dạy dỗ con cái từ trong mỗi gia đình.

Nguyễn Tấn Duy sinh ra trong một gia đình buôn bán nhỏ ở khu xóm Củi, quận 8, TP HCM. Mẹ mê làm ăn, cha thì ngoại tình, suốt ngày vắng nhà. Năm học lớp 11, Duy theo bạn bè xấu tụ tập ăn nhậu rồi dính vào ma túy. Bị phát hiện, gia đình đưa Duy đi trại cai nghiện 6 tháng. Ra trại, được cho đi học nghề sửa xe, nhưng bạn bè cũ rủ rê, Duy tái nghiện. Để có tiền hút chích, Duy cùng một nhóm thanh niên cùng lứa tham gia đủ mọi hoạt động phạm pháp theo kiểu băng nhóm: đòi nợ thuê, trộm cắp, cướp giật…

Khó có thể đếm hết những vết sẹo lớn nhỏ trên người cậu trai chưa quá tuổi 18 này, là hậu quả của những “trận chiến” giữa các băng đảng để giành mối làm ăn. Duy bị bắt khi cùng đồng bọn dàn cảnh giật túi xách của một du khách ở khu vực Phạm Ngũ Lão.

Phải ngăn chặn từ gốc 

Quá trình phạm tội của Duy cũng giống với rất nhiều tội phạm vị thành niên khác, cũng xuất phát từ sự buông lỏng của gia đình, từ sự thiếu nhận thức đúng – sai và một vài phút lỡ lầm. 

Bước chân vào con đường phạm tội, đặc biệt là tham gia các băng nhóm, tổ chức, con đường trở về không dễ dàng. Nhiều gia đình buông lỏng con, đến khi phát hiện con mình dính vào các băng nhóm tội phạm, cố gắng tìm mọi cách kéo con trở về nhưng bất lực.

Bởi một khi đã “dây” vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, băng đảng giang hồ thì khó có thể tự mình “dứt” ra được khỏi tổ chức. Trường hợp một thiếu niên ở quận 6, TP HCM, bỏ nhà đi theo băng đảng “giang hồ nhí”, đến khi gia đình tìm được, đưa về, đã bị băng nhóm nay đến nhà… đòi người, hăm dọa, không cho cậu bé này được trở lại cuộc sống lương thiện. Sau đó, gia đình này phải dọn nhà đi nơi khác để tránh cho con quay lại con đường cũ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phạm tội của trẻ vị thành niên. Nhiều gia đình chỉ lo kiếm tiền mưu sinh, lo làm ăn mà thiếu quan tâm đến những bất ổn, nổi loạn trong suy nghĩ của con cái, một khi những hành vi sai trái của những đứa trẻ không ngăn chặn sớm thì dần dà lòng ích kỉ và mầm ác sẽ được nuôi dưỡng lớn dần. 

Nhiều đứa trẻ do hoàn cảnh đẩy đưa, bươn chải, vào đời sớm, thiếu vắng tình thương, gặp phải những thành phần xấu rất dễ bị rủ rê, lôi kéo. Số khác do lêu lổng, ham chơi, không chịu học hành, thích đua đòi, lại thiếu kỹ năng sống dẫn đến có những hành vi ngang ngược, thể hiện cái tôi vượt trội không cần biết đúng, sai.

Có em tâm sự, ban đầu xuất phát điểm tốt, là con ngoan, trò giỏi, nhưng gia đình lục đục, rạn nứt, cha mẹ ngoảnh mặt với nhau, chán đời, khiến em lỡ lầm một lần trót dính vào ma túy dẫn đến hành vi phạm tội, càng lún càng sâu…

Do đó, điều quan trọng là phải làm sao ngăn ngừa từ xuất phát điểm để mỗi đứa trẻ lớn lên trong sự thương yêu, giáo dục đúng đắn, tránh được con đường lầm lạc, trở thành người có ích cho xã hội, đó là câu hỏi dành cho mỗi gia đình nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm của xã hội…

Đọc thêm

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...