Đảo Cò Chi Lăng Nam, chốn bình yên để trở về…

Mỗi buổi chiều tà, giữa không gian thiên nhiên thanh bình, du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn những đàn cò trở về chốn bình yên.
Mỗi buổi chiều tà, giữa không gian thiên nhiên thanh bình, du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn những đàn cò trở về chốn bình yên.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Đảo Cò Chi Lăng Nam là danh lam thắng cảnh được xếp hạng Di tích Quốc gia, ở xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Đây được xem là thiên đường của hàng vạn cá thể cò, vạc, chim nước, trong đó nhiều loài quý hiếm, được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Đảo Cò được hình thành hết sức ly kì, xưa kia, nơi đây là cánh đồng chiêm trũng, quanh năm chỉ có lau sậy phát triển được, ở giữa cánh đồng có gò đất nhô cao, trên gò có một ngôi Miếu, tương truyền rất linh thiêng. Bỗng 1 năm vào đầu thế kỉ XV trận đại hồng thủy làm vỡ con đê bao quanh làng, sau 3 trận lũ kinh hoàng, ngôi Miếu linh thiêng trên đỉnh gò biến mất, nước ở nơi đây không bao giờ rút nữa tạo nên một hồ lớn, nay gọi là hồ An Dương, nơi mà trước kia là ngôi miếu hình thành nên một đảo nhỏ.

Và đúng như câu nói trong dân gian thường nói “trong họa vốn có phúc” kể từ đó trở đi cây cối trên đảo sinh trưởng xanh tươi, ở dưới nước cá tôm đua nhau sinh sôi nảy nở. Ngày ngày, trên đảo, hàng ngàn loài cò vạc về đây trú ngụ, làm tổ và cái tên Đảo Cò cũng xuất hiện từ đó. Đúng như quy luật đất lành, chim đậu, hòn đảo yên tĩnh, có tre xanh rậm rạp là nơi lí tưởng để cò, vạc nghỉ chân, số lượng cò vạc ngày một nhiều và không ngừng tăng lên theo nhịp thời gian.

Những đàn cò trắng rủ nhau bay về tổ.

Những đàn cò trắng rủ nhau bay về tổ.

Ngoài các loài chim, cò, hồ An Dương nơi sâu nhất vào khoảng 18m còn được coi là bảo tàng sống với với các loại cây thuỷ sinh, các loại cá, tôm, một số loài sinh vật quý có tên trong sách đỏ Việt Nam như: cá chuối hoa, rái cá, cá măng kìm... Hồ An Dương được biết đến là cái hồ có nhiều cá to và không bao giờ cạn, du khách đến đây vào 4 mùa thì nước đều trong xanh và đầy ăm ắp.

Những đàn cò trắng rủ nhau bay về tổ.

Những đàn cò trắng rủ nhau bay về tổ.

Cá ở hồ có con nặng từ 20-30 kg. Sự đa dạng về động vật, thực vật nơi đây đã tạo ra một hệ sinh thái rất hấp dẫn và hiếm có tại khu vực đồng bằng châu thổ Sông Hồng, thu hút ngày càng nhiều du khách tới tham quan. Quý khách có thể đến thăm đảo vào mùa sinh sản của cò và vạc là từ tháng 1 đến tháng 7 âm lịch, giữa bạt ngàn tre và các loại cây xanh hàng vạn tổ cò đang căng tràn sự sống, có tổ vẫn ăm ắp trứng.

Từ kết quả khảo sát đã thống kê được 5 bộ, 15 họ và 24 loài chim ở Đảo Cò Chi Lăng Nam: (Số lượng điều tra đợt 1: Năm 2001-2004; Số lượng điều tra đợt 2: Năm 2005-2007 của GEF/SGP/VN 99004). Với số loài chim như trên, nếu so sánh Đảo Cò Chi Lăng Nam với các Vườn Cò của miền Bắc thì Đảo Cò Chi Lăng Nam: Đẹp nhất về sinh cảnh; Đông nhất về số lượng cá thể; Nhiều nhất về thành phần loài chim. Đặc biệt có 6 loài chim làm tổ là: Cò Trắng, Cò Bợ, Cò Ruồi, Cò Ngang Nhỏ, Cò Lửa, Vạc, Cò Hương.

Du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn đàn cò khi đến nơi đây.

Du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn đàn cò khi đến nơi đây.

Năm 2014, Đảo Cò Chi Lăng Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng danh lam thắng cảnh di tích cấp quốc gia. Trải qua nhiều biến cố thời gian, trước những tác động bất lợi đe dọa đến sự phát triển của Đảo Cò, khiến khu du lịch sinh thái có dấu hiệu bị sạt lở, thu hẹp. Năm 2018, UBND tỉnh Hải Dương đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để phát triển và bảo tồn Đảo Cò. Sau gần 1 năm triển khai tôn tạo, chỉnh trang, Đảo Cò Chi Lăng Nam đã được mở rộng hơn, có thêm không gian sống cho các loài cò, vạc..., tạo thuận lợi cho sự di chuyển của du khách đến tham quan.

Theo lãnh đạo Ban Quản lý Khu di tích Đảo Cò cho biết: “Những năm trước đây, do tình trạng đặt bẫy, săn bắn và lấy trứng cò của người dân và các vùng xung quanh, nên số lượng cò ở trên đảo suy giảm nhanh chóng. Trước thực trạng trên, chính quyền địa phương đã xây dựng phương án, lập kế hoạch, phối hợp với ban quản lý và nhân dân cùng chung tay bảo vệ đàn cò. Từ khi được bảo vệ, số lượng cò, vạc trên đảo ngày càng đông hơn. Lúc cao điểm, số lượng các thể cò, vạc các loại về trú ngụ tại đảo khoảng 20.000 con.

Không gian yên bình tại Đảo Cò Chi Lăng Nam.

Không gian yên bình tại Đảo Cò Chi Lăng Nam.

Hàng năm, Ban Quản lý còn phối hợp với các nhà khoa học trong và ngoài nước cùng nghiên cứu đặc tính của từng loại cò, vạc để có những điều chỉnh phù hợp, tạo môi trường sống thích hợp. Đặc tính của cò là kiếm ăn ban ngày, vạc kiếm ăn ban đêm. Do vậy, những công trình xây dựng trên đảo luôn đảm bảo môi trường trong sạch, yên tĩnh và không gian sống cho cò. Từ những nghiên cứu về đặc tính của con cò, vạc, nên các hạng mục công trình xây dựng trên đảo được điều chỉnh phù hợp với đặc tính sinh sống của từng loài”.

Chủ tịch UBND xã Chi Lăng Nam Nguyễn Đức Minh cho biết thêm: “kể từ khi nhận thức được giá trị tinh thần mà thiên nhiên ban tặng, ứng với câu nói dân gian “đất lành chim đậu”, người dân nơi đây sống chan hòa với chim trời, chung tay bảo vệ danh lam thắng cảnh. Để bảo tồn và phát huy tiềm năng du lịch, địa phương đã phối hợp kêu gọi, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp có nghiệp vụ về du lịch hỗ trợ, bước đầu đã có đơn vị về đầu tư trồng sen quanh đảo, tạo thêm cảnh quan để thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm”.

Đảo Cò Chi Lăng Nam là một “viên ngọc quý” của vùng đất Thanh Miện nói riêng, tỉnh Hải Dương nói chung. Đảo nằm giữa hồ nước lớn, xanh mát quanh năm, tạo nên sinh cảnh độc đáo. Vào mỗi buổi sáng sớm và chiều tà, trên bầu trời, từng đàn cò trắng tung bay, tạo nên bức tranh phong cảnh hữu tình. Giữa không gian thiên nhiên thoáng đãng, thanh bình, du khách khi đến với nơi đây, sẽ được hòa mình với thiên nhiên, thỏa sức ngắm nhìn những đàn cò bay lượn, tận hưởng không khí trong lành, ... là chốn bình yên để trở về, như trích đoạn trong bài thơ “Tự hào xứ Đông” của tác giả Nguyễn Đình Huân:

“Em có về thăm quê với anh không

Hải Dương thân yêu xứ đông nổi tiếng

Thăm Đảo Cò nên thơ bên Thanh Miện

Miền quê thân thương xao xuyến hữu tình.”

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.

Ẩm thực xứ Lạng níu chân du khách

Các món nướng ở phố đi bộ Kỳ Lừa hấp dẫn du khách. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
(PLVN) - Đến với Lạng Sơn, du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc non xanh hùng vĩ, nên thơ, với các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản, đong đầy hương vị núi rừng Đông Bắc dung dị mà tinh tế.

Những phản ứng 'bất ngờ' của khách nước ngoài lần đầu thưởng thức chả rươi

Món chả rươi thường ăn kèm với bún, nước chấm, đôi khi thêm chả cốm và nem. (Nguồn: SCM)
(PLVN) - Đặc sản của Hà Nội nói riêng hay ẩm thực Việt Nam nói chung vô cùng đa dạng, phong phú và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn đường phố chắc chắn có thể làm bất ngờ và hài lòng những thực khách khó tính nhất. Trong đó phải kể đến món chả rươi, mặc dù có hình thù khiến nhiều người sợ hãi, nhưng hương vị tuyệt vời sau khi nếm thử luôn làm thực khách bất ngờ.