Đảng cho ta cả mùa xuân...

Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức, là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng, cùng dân tộc Việt
Nam làm nên những thành tích vẻ vang.
Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức, là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng, cùng dân tộc Việt Nam làm nên những thành tích vẻ vang.
(PLO) - Mùa xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Viêt Nam. Từ mùa xuân xây dựng Đảng ấy, hàng năm cứ mỗi độ xuân về, cả đất nước, toàn dân tộc lại náo nức mừng Đảng, mừng xuân. Đảng Cộng sản Việt Nam song hành cùng mùa xuân của đất nước. Đảng đã cho ta cả một mùa xuân - mùa xuân tươi đẹp nhất của đất trời, của cuộc sống, của lòng người và của cuộc sống tươi đẹp đang đổi thay từng ngày trên đất nước ta.

86 năm qua đặt trong toàn bộ lịch sử dân tộc ta thì đó là những mùa xuân; những mùa xuân của chiến công vang dội; mùa xuân của khí phách tinh thần Việt Nam, mùa xuân của trí tuệ và sự sáng tạo của Đảng ta vào hoàn cảnh cách mạng Việt Nam.

Thân thương hai tiếng “Đảng ta”
 Lịch sử ra đời của Đảng được Bác Hồ nói lại ngắn gọn trong bài báo “Đảng ta” viết cách đây 67 năm (1949). Người viết: “Năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cùng anh em cách mạng ở Quảng Châu tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Hội này đưa thanh niên trong nước ra Quảng Châu huấn luyện, rồi phái họ trở về tuyên truyền và tổ chức khắp cả nước.
 Năm 1929, trong khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc đi vắng, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội khai mạc toàn quốc đại hội ở Hương Cảng. Đại biểu Bắc kỳ đề nghị tổ chức Đảng Cộng sản, bị gạt đi, liền bỏ hội nghị ra về.
Sau đó, trong nước dần dần thành lập ba nhóm cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn... Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng... Để giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu, vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Đảng. Sau cuộc bàn bạc sôi nổi và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng. Thế là Đảng ta chân chính thành lập”. (Trích bài ‘Đảng ta”, Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 1995, t5, tr546).
Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Công lao to lớn
Bác Hồ viết: “Đảng ta tuy trẻ trung nhưng đã lập được những công trạng rất  to tát”. 
Thật vậy. Ngay từ khi mới ra đời, trong hơn 10 năm, Đảng ta đã lãng đạo các phong trào cách mạng nhằm giải phóng dân tộc, từ Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nam Kỳ khởi nghĩa cho đến việc hình thành chiến khu Việt Bắc, xây dựng lực lượng vũ trang đầu tiên...
15 tuổi (năm 1945) Đảng lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Tám, đánh đổ ách thống trị gần 80 năm của chủ nghĩa thực dân Pháp trên đất nước ta, giành lập độc lập tự do cho Tổ quốc, thiết lập nền dân chủ cộng hòa, một chế độ chính trị mới chưa từng có trong lịch sử nước ta, mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do cho dân tộc.
24 tuổi (năm 1954), Đảng lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ lần thứ nhất kéo dài trong chín năm, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biện Phủ “chấn động địa cầu”, đánh sập đội quân viễn chinh xâm lược, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam... Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
45 tuổi (năm 1975), Đảng lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài suốt 20 năm, kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện trọn vẹn độc lập, thống nhất của Tổ quốc. 
Thế là, trong vòng 30 năm liền, nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn cầu và làm phá sản chủ nghĩa thực dân mới, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Việt Nam đã vượt lên phát triển kinh tế khá nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Việt Nam đã vượt lên phát triển kinh tế khá nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Lãnh đạo sự nghiệp đổi mới
56 tuổi (năm 1986), sau ngày giang sơn thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta, từ Đại hội VI trở đi, xuất phát từ sáng kiến và nguyện vọng của nhân dân, đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới chưa từng có tiền lệ trên đất nước ta. Đổi mới là một chặng đường lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp to lớn của toàn Đảng, toàn dân. Nhìn tổng thể, sau gần 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.  
Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, lại bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã vượt lên phát triển kinh tế khá nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
Đất nước ta không những đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá được thế bị bao vây cấm vận, vượt qua được những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực và thế giới những năm 1997 - 1998 và cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu những năm gần đây, mà vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, mức tăng trưởng GDP bình quân 6 - 7%/năm. Từ năm 2008 đã đạt mức thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 USD, vượt qua ngưỡng nước nghèo chậm phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của nước ta đã đạt khoảng 2.200 USD. Tỉ lệ các hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn hơn 7% năm 2015. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường; chính trị - xã hội ổn định; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.
Việt Nam đang không ngừng phát triển và hội nhập với thế giới. Nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước, có quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ; là thành viên chính thức của trên 70 tổ chức quốc tế và khu vực...

Có thể nói, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Bộ mặt xã hội có nhiều thay đổi tích cực, đất nước có tăng trưởng kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế quốc tế tăng lên, tạo nên thế và lực mới của cách mạng Việt Nam.

Giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng. Thành tựu nổi bật và to lớn nhất của nông nghiệp trong những năm đổi mới là đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.

Nhiều ngành kinh tế như bưu chính viễn thông, điện tử, tin học, hàng không... đã bắt kịp nhịp đi của thế giới. Và hiện nay Việt Nam đang trở thành một điểm đến tin cậy và hấp dẫn của khách du lịch quốc tế. Công tác giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt... 
Điều đặc biệt có ý nghĩa là, trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta đã thường xuyên chú trọng việc tổng kết thực tiễn, từng bước bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối đổi mới, làm sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, đổi mới tư duy lý luận, mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, kịp thời nắm bắt được những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống.
Trong khi kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng, kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, Đảng luôn luôn có ý thức tự đổi mới, sáng tạo, dứt khoát từ bỏ những cái cũ không còn thích hợp, cả trên lĩnh vực kinh tế cũng như trên lĩnh vực văn hoá, xã hội; cả đối nội và đối ngoại; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, tập trung sức cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tất cả những điều ấy chứng tỏ một đường lối chính trị đúng đắn sẽ có một sức sống to lớn trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp lãnh đạo của Đảng. Chỉ có đường lối chính trị đúng đắn, có tính cách mạng và khoa học mới có đoàn kết nhất trí trong Đảng, đoàn kết nhất trí trong xã hội, tiến lên giành những thắng lợi to lớn.
Trong bối cảnh trong nước và quốc tế đầy khó khăn, phức tạp, những thành tựu đó một lần nữa khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức, là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng, cùng dân tộc Việt Nam làm nên những thành tích vẻ vang trong 86 năm qua...

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.