Người Việt làm gì để thoát khỏi “nạn đói tiềm ẩn”?

(PLO) - Mới đây, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, kết quả khảo sát tại 36 xã, phường của 9 tỉnh, thành trên toàn quốc từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2015, trong đó có Hà Nội, tình trạng thiếu vi chất vẫn đáng báo động, nhất là các vi chất như sắt, vitamin A, i-ốt, kẽm và các vi chất khác. 

Đặc biệt, kết quả khảo sát còn cho thấy  ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện nay có gần 1/3 bị thiếu máu và hơn 2/3 bị thiếu kẽm. Theo ước tính, Việt Nam có  khoảng 7,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thì số trẻ em bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng là gần 1 triệu. 

Nhân viên y tế đang cho trẻ uống vitaminA
Nhân viên y tế đang cho trẻ uống vitaminA

Hơn 2/3 trẻ em Việt bị thiếu kẽm

Vi chất dinh dưỡng là thuật từ chung chỉ các loại vitamin và chất khoáng mà cơ thể con người cần cho các chức năng sống trong suốt cuộc đời như các vitamin A, D, E, K, C, B và các khoáng chất như sắt, kẽm, i-ốt, selen, forlate…

Những vi chất này, cơ thể con người chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu cũng có thể đưa đến những hậu quả to lớn như mù lòa, tổn thương não, thai chết lưu, tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, giảm năng suất lao động ở người trưởng thành.

Đặc biệt, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Thiếu sắt và i-ốt làm giảm chỉ số thông minh (IQ) ở trẻ em từ 10-15 điểm. 

Ở Việt Nam, tình hình thiếu vitamin A, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm vẫn là các vấn đề đáng báo động. Theo điều tra năm 2014-2015 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 27,8%, trong đó trẻ em miền núi có tỷ lệ thiếu máu nhiều nhất. Và trung bình cứ 4 người phụ nữ trong độ tuổi mang thai thì có 1 phụ nữ bị thiếu máu.

Trong những năm qua Chương trình phòng chống thiếu máu thiếu sắt đã có nhiều nỗ lực góp phần đưa được tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt chung ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn một nửa so với những năm 90 khi bắt đầu chương trình. Tuy nhiên, con số đó vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Nguyên nhân là bởi thực phẩm phòng chống thiếu máu được coi là thực phẩm dành cho… người giàu, còn những đối tượng thiếu máu phần đông là những người khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa.

Cho đến nay, tỷ lệ trẻ trong năm đầu đời bị thiếu máu do thiếu sắt vẫn còn ở mức rất cao, tới 60 - 80%. Kẽm là vi chất giúp tăng trưởng chiều cao nhưng tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi rất cao tới 69,4%. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai trên toàn quốc đặc biệt cao ở mức 80,3%. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ tuổi sinh đẻ cũng rất cao chiếm 63,6%. Các số liệu trên cho thấy  ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện nay có gần 1/3 bị thiếu máu và hơn 2/3 bị thiếu kẽm. 

Dù Việt Nam đã có chương trình phòng chống thiếu i-ốt nhưng đến nay vẫn chỉ có 45% số hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đạt tiêu chuẩn. Thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi dù tỷ lệ có thấp hơn so với thiếu máu thiếu sắt và thiếu kẽm nhưng vẫn nằm ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo ngưỡng đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới. Như vậy, theo ước tính Việt Nam có  khoảng 7,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thì số trẻ em bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng là gần 1 triệu.

Người dân chưa quan tâm nhiều đến vi chất

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thiếu vi chất dinh dưỡng được coi là “nạn đói tiềm ẩn” do khó phát hiện, khi các triệu chứng biểu hiện rầm rộ thành bệnh đặc trưng. Như bệnh thiếu máu, khô mắt do thiếu vitamin A thì dễ phát hiện nhưng sự tăng trưởng và phát triển cả về thể chất và trí tuệ đã bị ảnh hưởng trong thời gian dài và đôi khi thiếu vi chất dinh dưỡng để lại những hậu quả nghiêm trọng, không thể hồi phục được. Thanh toán được thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Tuy nhiên, về thực trạng chất dinh dưỡng Việt Nam, từ năm 1985 đến năm 2015 bữa cơm của người Việt không thay đổi về vi chất mà chỉ thay đổi về năng lượng, chất béo. Điều đó dẫn đến có nhiều trẻ béo phì nhưng vẫn thiếu vitamin A, kẽm, sắt và các vi chất khác. Trẻ béo phì thừa năng lượng nhưng thiếu vi chất gây ra các bệnh rối loạn chuyển hoá, tim mạch, là nguồn gốc của bệnh không lây, và đối với người trưởng thành sẽ dễ dàng bị mắc các bệnh về nội tiết, tim mạch. 

 “Người dân chưa quan tâm nhiều đến vi chất sẽ gây ra một “nạn đói tiềm ẩn” chúng ta khó tìm thấy. Việc thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ tạo ra gánh nặng kép là trẻ không chỉ nhẹ cân, thấp còi mà còn tạo gánh nặng quốc gia về sức khoẻ, kinh tế như việc điều trị những dị tật bẩm sinh do thiếu vi chất ở trẻ. Thực tế, thiếu vi chất là nguyên nhân làm giảm 11 % tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở các quốc gia châu Á và châu Phi”, PGS.TS.BS Mai nhấn mạnh.

Trong thời gian qua, người dân và Nhà nước cũng đã tìm nhiều giải pháp để ngăn ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng như uống bổ sung vi chất dinh dưỡng. Đây là một giải pháp ngắn hạn quan trọng có thể giúp cải thiện được ngay tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Chương trình uống bổ sung vitamin A cho trẻ em đã được triển khai trên toàn quốc. Nhờ chương trình này, trẻ em Việt Nam từ 6 tháng tới 36 tháng tuổi (63 tỉnh/thành) và trẻ từ 37-60 tháng tuổi (ở 22 tỉnh khó khăn) được uống bổ sung viên nang vitamin A liều cao một năm 2 lần vào ngày 1-2/6 và ngày 1-2/12. 

Chương trình phòng chống thiếu máu thiếu sắt quốc gia cũng đã được triển khai nhiều năm góp phần làm giảm tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai. Các chương trình bổ sung đa vi chất, cấp phát viên đa vi chất cho phụ nữ tiền mang thai, phụ nữ có thai cũng đã được triển khai. Trẻ em suy dinh dưỡng tại các xã trọng điểm thuộc 18 tỉnh khó khăn đã được nhận các sản phẩm giàu vi chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, chương trình giáo dục dinh dưỡng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về dinh dưỡng hợp lý và phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng được triển khai thường xuyên. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng góp phần ngăn chặn “nạn đói tiềm ẩn” đang có nguy cơ ảnh hưởng tới tầm vóc và trí tuệ người Việt Nam. 

Giá thành cản trở vi chất dinh dưỡng đến với người dân

Theo điều tra  của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người dân Việt Nam hầu hết không đáp ứng đủ 100% nhu cầu về các vitamin và chất khoáng. Bên cạnh đó, vi chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn động vật có giá trị sinh học cao hơn, cơ thể dễ hấp thu và sử dụng hơn so với thức ăn nguồn gốc thực vật, nhưng các thức ăn động vật đều có giá thành cao nên làm giảm sự tiếp cận thường xuyên của người dân với nguồn vi chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao đặc biệt người dân ở nông thôn, miền núi và các vùng khó khăn.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.