Cả làng ngồi ước trước khi chết thấy điện về xóm

Chiếc tivi duy nhất của thôn phải lấy điện từ máy cày
Chiếc tivi duy nhất của thôn phải lấy điện từ máy cày
(PLO) - Trong thôn Đồng Lách chỉ có duy nhất một chiếc tivi và đầu băng được UBND xã Tân Trường đầu tư có niên đại từ năm 1988 đã tự hỏng do lâu không dùng. May nhờ có anh Phạm Văn Xuân, đi làm ăn xa nhà đã tích cóp mua một chiếc tivi màu mang về làng và chạy nhờ điện từ chiếc máy cày.

Trước lúc chết chỉ mong được thấy điện

Để giúp chiếc tivi có thể phát hình, anh Xuân đã học hỏi và mày mò sử dụng chiếc máy cày của gia đình để phát điện cho chiếc tivi. Tuy nhiên, máy cày thì vẫn là máy cày, công năng phát điện không cao nên tivi phát hình lúc được, lúc không. Mà máy cày lại ăn dầu nhiều nên thi thoảng anh Xuân mới phát để xem thời sự. Nhưng với sự khao khát được xem những thước hình, được học hỏi và nắm bắt thông tin, người dân thôn Đồng Lách đã cùng “góp gạo thổi cơm chung” với gia đình anh Xuân. 
Bà Vi Thị Hóa – một người luôn có mặt đầy đủ trong các buổi chiếu tivi tại sân nhà anh Xuân cho biết: “Tôi năm nay cũng 75 tuổi rồi. Sắp xuống lỗ đến nơi mà đã thấy tivi chạy mô. May có anh Xuân mà tôi mới được thấy tivi chạy, chứ chả biết đến lúc mô mới được thấy. Nhưng ai mà phát cho mình xem mãi được, tốn dầu lắm chứ. 
Chúng tôi rủ nhau góp thêm cho anh Xuân một ít. Ai có tiền thì góp tiền, có xăng dầu thì góp, không có thì mang lúa gạo góp lại bán đi mua dầu để anh Xuân có thể tiếp tục cho tivi chạy phục vụ bà con. Dân làng chúng tôi thèm xem tivi lắm!”.  Hàng ngày cứ 7h tối, bà con thôn Đồng Lách lại tụ họp nhau lại trước sân nhà anh Xuân để chờ xem tivi. 
Cuộc sống không điện của 692 con người thôn Đồng Lách vẫn cứ tiếp diễn và đi qua bao tháng năm, niềm vui của xóm làng bên những chiếc radio cũng vơi nỗi buồn đôi ba phần. Thế nhưng, trong mỗi con người ấy vẫn luôn khao khát và mong chờ được thấy lưới điện về làng. 
Cụ Lương Thị Luồn năm nay đã 86 tuổi nhưng vẫn mang trong mình một nỗi niềm:“Tôi già rồi, chả mong ước gì nhiều, chỉ mong trước lúc chết được nhìn thấy điện về làng để cho các con, các cháu nó đỡ khổ, chứ như tôi thì già rồi, không có điện cũng vẫn chịu được, chứ bọn trẻ nó cần lắm. Có điện nó sẽ học hành được, xây dựng làng xóm thoát nghèo. Chứ mãi như bây chừ thì đến lúc mô làng tôi mới khá lên được”.
Băn khoăn của cụ Luồn khiến tôi không khỏi suy ngẫm về lý do tại sao lại không có điện. Bởi khi đặt chân lên thôn Đồng Lách, phóng viên có đi qua trung tâm xã Tân Trường – nơi chỉ cách thôn Đồng Lách khoảng 5km đều có đầy đủ hết mọi thứ, từ đường nhựa cho đến mạng lưới điện phủ khắp các thôn xóm. Và gần hơn một chút nữa là đường dây cao áp dẫn dòng điện đến Nhà máy Xi măng Công Thanh – nơi cách thôn Đồng Lách khoảng 3km, nhưng thôn Đồng Lách bao năm qua vẫn không có điện. Điều này khiến chúng tôi hơi ngỡ ngàng. 
Biết cả nhưng… không ai quan tâm xử lý?
Vậy nguyên cớ gì mà thôn Đồng Lách với 109 hộ dân với lịch sử lâu đời mà qua bao năm vẫn chưa thấy được sự kì diệu của điện năng? Để hiểu rõ sự việc, chúng tôi đã tìm gặp ông Nguyễn Trọng Năm - Chủ tịch UBND xã Tân Trường.
Ông Năm cho biết: “Cá nhân tôi là cán bộ phụ trách xã, chăm lo cho đời sống người dân Tân Trường, thấy đời sống bà con trên đó cũng khổ sở lắm, không đường, không điện là cái thiệt thòi lớn nhất hiện nay. Nhưng chức năng và quyền hạn của xã thì không thể giải quyết được vấn đề lớn như thế. Chỉ biết kiến nghị lên cấp trên thôi, họp cử tri, họp Hội đồng nhân dân các cấp cũng kiến nghị hết rồi.
Vấn đề này cả tỉnh đều biết chứ có phải không biết đâu. Nói chung vấn đề chính là không có nguồn vốn để xây dựng cho bà con. Đồng chí muốn biết rõ hơn phải lên UBND huyện thì mới nắm rõ hơn được, chứ UBND xã không thể nắm được hết”.
Để tiếp tục tìm hiểu vấn đề không đường, không điện của thôn Đồng Lách, phóng viên PLVN tiếp tục tìm đến UNBD huyện Tĩnh Gia để trao đổi. Tuy nhiên, UBND huyện lại không thật sự cởi mở khi trao đổi với phóng viên về vấn đề điện, đường cho thôn Đồng Lách. 
Cụ thể, khi phóng viên đề nghị gặp Chủ tịch huyện để trao đổi thì  ông Hoàng Văn Phú (Chánh Văn phòng UBND huyện Tĩnh Gia) cho biết Chủ tịch huyện đang bận giải quyết nhiều việc nên không có mặt tại UBND huyện và cũng không biết lúc nào Chủ tịch về để đặt lịch tiếp phóng viên. 
Nghe vậy, phóng viên đề nghị: “Vậy anh có thể sắp xếp cho tôi gặp Phó Chủ tịch huyện để trao đổi được không?”. Ông Phú trả lời:  “Phó Chủ tịch không phải là người phát ngôn chính của cơ quan”. Phóng viên lại hỏi: “Thế Chủ tịch đi vắng mà không ủy quyền phát ngôn cho ai à”.  Lúc này, ông Phú vẫn cặm cụi với chiếc máy tính một lát rồi mới quay lại nói: “Em cứ ngồi uống nước đi, còn chút nữa là hết giờ làm việc rồi”. 
Phóng viên tiếp tục nhắc lại câu hỏi, ông Phú lại quay người trở lại nói :“Em thông cảm, huyện mình giờ đang phải lo khắc phục, ổn định đời sống bà con sau lũ, nên Chủ tịch bận không kịp bàn giao. Thế anh trao đổi ngoài cuộc với em như thế này: vấn đề của thôn Đồng Lách thì huyện cũng kiến nghị và xin ý kiến trên tỉnh rồi, em có thể lên Phòng Công Thương để lấy tài liệu dự án xây dựng đường điện và đường cho thôn Đồng Lách” .
Theo chỉ dẫn của ông Phú, phóng viên tiếp tục lên Phòng Công Thương. Tại đây, phóng viên gặp ông Nguyễn Quốc Đạt (Trưởng phòng Công Thương). Sau một lúc sai nhân viên đi tìm tài liệu, ông Đạt thông báo cho phóng viên là phòng Công Thương không có tài liệu liên quan đến việc cấp điện cho thôn Đồng Lách và khuyên phóng viên phải qua bên Điện lực để tìm hiểu. 
Như vậy, trong khi những người dân thôn Đồng Lách đang khát khao mong đường chờ điện về làng để cải thiện đời sống, còn phóng viên thì cố gắng tìm hiểu thông tin các dự án cấp điện cho người dân thì lại gặp phải cung cách làm việc như vậy. 
Cứ cái cách làm việc vô cảm và bỏ quên quyền lợi chính đáng của người dân thế này, đến bao giờ người dân thôn Đồng Lách mới có điện để cải thiện đời sống, bao giờ những đứa trẻ mới có ánh sáng để học bài và không phải dậy lúc 4h sáng để đi học? Các vị quan chức phụ mẫu địa phương xin một lần về ngủ lại với bà con một đêm để hiểu những cơ cực mà người dân nơi đây phải chịu khi cuộc sống không điện, không đường!. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.