Đê Tả sông Hồng, đoạn chạy qua tỉnh Vĩnh Phúc có chiều dài khoảng 29km đã xuống cấp nhanh chóng do việc khai thác và vận chuyển vật liệu xây dựng. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã được Chính phủ cho phép chỉ định thầu thực hiện dự án cải tạo mặt đê nhưng đến nay, người dân vẫn dài cổ chờ dự án và sống chung với ổ voi trên mặt đê.
Người dân địa phương và những người thường xuyên phải lưu thông trên những đoạn mặt đê lầy lội, bị băm nát bởi các phương tiện vận chuyển cát sỏi đã rất bức xúc trước tình trạng xuống cấp trầm trọng của con đê. Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Lê (SN 1944, trú tại xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho biết, hiện đoạn đê qua xã Tam Phúc bị sụt lún nghiêm trọng, đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra trên tuyến đê này.
Cũng theo phản ánh của ông Lê và người dân địa phương thì nguyên nhân làm mặt đê trở nên nham nhở, sinh ra các “ổ trâu, ổ voi” là do các phương tiện vận tải chuyên trở cát và vật liệu xây dựng gây ra. Ven tuyến đê có hàng chục điểm khai thác, tập kết cát, sỏi phổ biến trên địa bàn xã Cao Đại, Lý Nhân (huyện Vĩnh Tường).
Bên cạnh đó, các hoạt động dân sinh vi phạm hành lang chân đê như đào hố, đổ rác thải của một số hộ gia đình và đơn vị hiện nay tại một số địa bàn xã ven đê cần được chấn chỉnh xử lý kịp thời nhằm chấm dứt thực trạng này. Đặc biệt, đoạn đê Tân Cương (từ km6 đến km8), được đánh giá là đoạn đê xung yếu nhất huyện Vĩnh Tường, luôn xảy ra nhiều mạch sủi, mạch đùn đe dọa nghiêm trọng sự ổn định của đê.
Sự xuống cấp của đê Tả sông Hồng đã xảy ra từ nhiều năm nay. Năm 2009, theo đề nghị của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ đã cho phép sử dụng vốn từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để xử lý cấp bách sự cố sạt lở đê Tả sông Hồng, đoạn qua các xã Cao Đại, An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh của huyện Vĩnh Tường.
Thời điểm này là mùa mưa bão, hàng vạn nhân khẩu được bảo vệ bởi dải đê chính này đang thấp thỏm trước cảnh đê xuống cấp và mong muốn được Nhà nước sửa chữa, cải tạo đê để có một con đường cho ra.. đường. Theo ông Lê, cách đây khoảng chục năm, tuyến đê được trải bê tông, người dân vùng ven sông Hồng rất vui mừng, họ coi như đây là một tuyến đường "quốc lộ". Thế nhưng, mới đưa vào sử dụng được vài năm tuyến đê đã xuống cấp nghiêm trọng.
Về việc cải tạo và nâng cấp đê, năm 2010, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có công văn Số 580/UBND-NN4, đề nghị cho chỉ định thầu Dự án nâng cấp đê Tả sông Hồng thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và được Chính phủ đồng ý, giao cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ định nhà thầu để thực hiện Dự án nâng cấp đê Tả sông Hồng. Vừa qua, ngày 3/10/2011, Chính phủ tiếp tục có công văn 1763/TTg-KTN đồng ý về nguyên tắc cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ định thầu thực hiện dự án xây dựng công trình phòng chồng lụt bão đê Tả sông Hồng kết hợp giao thông. Dự án này được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt vào tháng 6/2011.
Dự án thì đã được duyệt, phương thức chọn nhà thầu cũng đã được Chính phủ đồng ý nhưng đến nay vẫn chưa thấy chuyển động khiến cho người dân sống nhờ con đê này mừng ít, lo nhiều. Không biết đến bao giờ họ mới thoát khỏi cảnh bò trên mặt đê lầy lội như mặt ruộng.
Bình Minh
Người dân địa phương và những người thường xuyên phải lưu thông trên những đoạn mặt đê lầy lội, bị băm nát bởi các phương tiện vận chuyển cát sỏi đã rất bức xúc trước tình trạng xuống cấp trầm trọng của con đê. Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Lê (SN 1944, trú tại xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho biết, hiện đoạn đê qua xã Tam Phúc bị sụt lún nghiêm trọng, đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra trên tuyến đê này.
Cũng theo phản ánh của ông Lê và người dân địa phương thì nguyên nhân làm mặt đê trở nên nham nhở, sinh ra các “ổ trâu, ổ voi” là do các phương tiện vận tải chuyên trở cát và vật liệu xây dựng gây ra. Ven tuyến đê có hàng chục điểm khai thác, tập kết cát, sỏi phổ biến trên địa bàn xã Cao Đại, Lý Nhân (huyện Vĩnh Tường).
Bên cạnh đó, các hoạt động dân sinh vi phạm hành lang chân đê như đào hố, đổ rác thải của một số hộ gia đình và đơn vị hiện nay tại một số địa bàn xã ven đê cần được chấn chỉnh xử lý kịp thời nhằm chấm dứt thực trạng này. Đặc biệt, đoạn đê Tân Cương (từ km6 đến km8), được đánh giá là đoạn đê xung yếu nhất huyện Vĩnh Tường, luôn xảy ra nhiều mạch sủi, mạch đùn đe dọa nghiêm trọng sự ổn định của đê.
Sự xuống cấp của đê Tả sông Hồng đã xảy ra từ nhiều năm nay. Năm 2009, theo đề nghị của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ đã cho phép sử dụng vốn từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để xử lý cấp bách sự cố sạt lở đê Tả sông Hồng, đoạn qua các xã Cao Đại, An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh của huyện Vĩnh Tường.
Thời điểm này là mùa mưa bão, hàng vạn nhân khẩu được bảo vệ bởi dải đê chính này đang thấp thỏm trước cảnh đê xuống cấp và mong muốn được Nhà nước sửa chữa, cải tạo đê để có một con đường cho ra.. đường. Theo ông Lê, cách đây khoảng chục năm, tuyến đê được trải bê tông, người dân vùng ven sông Hồng rất vui mừng, họ coi như đây là một tuyến đường "quốc lộ". Thế nhưng, mới đưa vào sử dụng được vài năm tuyến đê đã xuống cấp nghiêm trọng.
Về việc cải tạo và nâng cấp đê, năm 2010, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có công văn Số 580/UBND-NN4, đề nghị cho chỉ định thầu Dự án nâng cấp đê Tả sông Hồng thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và được Chính phủ đồng ý, giao cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ định nhà thầu để thực hiện Dự án nâng cấp đê Tả sông Hồng. Vừa qua, ngày 3/10/2011, Chính phủ tiếp tục có công văn 1763/TTg-KTN đồng ý về nguyên tắc cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ định thầu thực hiện dự án xây dựng công trình phòng chồng lụt bão đê Tả sông Hồng kết hợp giao thông. Dự án này được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt vào tháng 6/2011.
Dự án thì đã được duyệt, phương thức chọn nhà thầu cũng đã được Chính phủ đồng ý nhưng đến nay vẫn chưa thấy chuyển động khiến cho người dân sống nhờ con đê này mừng ít, lo nhiều. Không biết đến bao giờ họ mới thoát khỏi cảnh bò trên mặt đê lầy lội như mặt ruộng.
Bình Minh