Đắk Lắk liên tiếp ghi nhận 2 trẻ mắc viêm não Nhật Bản

Điều tra véc tơ gây bệnh viêm não Nhật Bản tại nhà người dân. Ảnh: Sở Y tế Đắk Lắk
Điều tra véc tơ gây bệnh viêm não Nhật Bản tại nhà người dân. Ảnh: Sở Y tế Đắk Lắk
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong tuần qua, Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận thêm 2 bệnh nhân mắc bệnh viêm não Nhật Bản, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 7 ca tính từ đầu năm tới nay.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trường hợp thứ nhất là bệnh nhi A.B.M (nam, SN 2015, trú tại xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk). Người nhà bệnh nhi cho biết, tối ngày 16/11 bệnh nhi xuất hiện các triệu chứng sốt, ho khan, ở nhà chưa điều trị gì. Ngày 17/11, trẻ nôn ói, sốt cao liên tục, người nhà đưa trẻ đi khám và uống thuốc nhưng không đỡ.

Đến tối ngày 18/11, trẻ đi khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pắk. Ngày 19/12, trẻ được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp tục điều trị với chẩn đoán Nhiễm trùng huyết/ theo dõi Viêm não màng não/ theo dõi sốt xuất huyết Dengue ngày thứ 3.
Ngày 8/12, bệnh nhi được tiếp tục điều trị với chẩn đoán Suy hô hấp độ IV/ Nhiễm trùng huyết/ Viêm não màng não/ Phù não/ Xuất huyết tiêu hoá ổn. Kết quả xét nghiệm do Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên kết luận bệnh nhi dương tính với bệnh Viêm não Nhật Bản.

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhi L.T.T (nữ, SN 2020, trú tại xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk). Ngày 4/12 ở nhà trẻ xuất hiện triệu chứng sốt, ho, nôn ói khoảng 3 lần/ngày, ở nhà chưa điều trị gì. Ngày 6/12, người nhà đưa trẻ đi khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Krông Bông với chẩn đoán theo dõi Viêm màng não.
Ngày 7/12, trẻ được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp tục điều trị với chẩn đoán theo dõi Viêm não màng não/ Theo dõi nhiễm trùng huyết.

Ngày 12/12, trẻ tiếp tục được điều trị với chẩn đoán Viêm não Nhật bản/nhiễm trùng huyết. Kết quả xét nghiệm do Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên kết luận bệnh nhi dương tính với bệnh Viêm não Nhật Bản.

Quá trình điều tra véc tơ truyền bệnh lực lượng chức năng ghi nhận có sự hiện diện của muỗi Culex là véc tơ truyền bệnh Viêm não Nhật bản B tại cả 2 khu vực nơi 2 bệnh nhân sinh sống.

Đọc thêm

Nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim từ mỗi hơi thuốc

Trong phút ban đầu của quá trình hút thuốc nhịp tim bắt đầu tăng lên, có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc. (Ảnh: Sở Y tế tỉnh Cà Mau).
(PLVN) - Theo bác sĩ Dương Thị Tú, Trung tâm Y tế huyện Cái Nước (Cà Mau), khói thuốc lá có thể gây ảnh hưởng tức thì đến tim mạch chỉ sau vài phút hút. Cụ thể, nhịp tim có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu tiên. Đây là phản ứng nguy hiểm cảnh báo gánh nặng lên hệ tuần hoàn ngay cả khi mới tiếp xúc với thuốc lá.

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh phẫu thuật thành công 2 ca bệnh u bì, áp xe buồng trứng

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) thăm khám, phẫu thuật cho bệnh nhân.
(PLVN) - Cả hai bệnh nhân nữ được nhập viện trong tình trạng đau bụng hạ vị, vùng bụng dưới bị căng tức, sốt, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Sau khi được các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh thăm khám và phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều ổn định, các chỉ số sinh tồn đều tốt, ăn uống đi lại bình thường.

Tiêm vaccine COVID-19 giúp giảm nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng

Ảnh minh hoạ: health.harvard.edu.
(PLVN) - Biến chứng COVID-19 không chỉ gây tổn thương hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, não, phổi và đặc biệt là thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở những bệnh nhân phải nhập viện.

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.