Thêm trẻ mắc viêm não Nhật Bản tại Đắk Lắk

Đoàn giám sát kiểm tra véc tơ truyền bệnh Viêm não Nhật bản tại nơi ca bệnh đầu tiên sinh sống.
Đoàn giám sát kiểm tra véc tơ truyền bệnh Viêm não Nhật bản tại nơi ca bệnh đầu tiên sinh sống.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhận thêm một trường hợp bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản. Đây là trường hợp mắc viêm não Nhật Bản thứ 2 tính từ đầu năm 2023 đến nay.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, bệnh nhân là cháu N.X.N (nam, sinh năm 2019, trú tại xã Tân Tiến, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk).

Người nhà cháu N cho biết, ngày 16/6, ở nhà trẻ có biểu hiện sốt không rõ nhiệt độ. Đến ngày 19/6, trẻ nôn ói ra nước, người nhà đưa trẻ nhập viện điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pắk.

Ngày 20/6, trẻ chuyển nặng được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để điều trị với chẩn đoán co giật chưa rõ nguyên nhân/ theo dõi viêm não màng não/ theo dõi nhiễm trùng huyết, đã xử trí dịch truyền và các thuốc hỗ trợ khác.

Đến ngày 23/6, kết quả xét nghiệm MAC ELISA do Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên xác nhận bệnh nhi dương tính IgM viêm não Nhật Bản.

Hiện bệnh nhi vẫn đang được tích cực chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Theo thông tin ban đầu, bệnh nhi chưa được tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản.

Trước đó ngày 21/6, Đắk Lắk ghi nhận ca bệnh viêm não Nhật Bản đầu tiên trên địa bàn. Bệnh nhi là nam, sinh năm 2012, xuất hiện các triệu chứng sốt cao liên tục, đau đầu nhiều, nôn ói sau ăn... Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM , bệnh nhi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh viêm não Nhật Bản.

Đoàn kiểm tra của CDC Đắk Lắk khi tiến hành điều tra dịch tễ đã phát hiện có sự hiện diện của vectơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản (muỗi, lăng quăng, bọ gậy) tại khu vực bệnh nhi sinh sống.

Tin cùng chuyên mục

Cách tốt nhất để phòng ngộ độc methanol do uống rượu là không uống rượu Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Yến - Giám đốc Trung tâm Pháp y Hà Nội, methanol là một loại cồn rất độc, không được phép sử dụng trong rượu. Loại cồn này thường được sử dụng trong công nghiệp, trong phòng thí nghiệm làm dung môi... Tuy nhiên, thực tế vẫn có một hàm lượng methanol tự nhiên sinh ra khi sản xuất rượu, nhưng với lượng rất thấp. Tuy nhiên, trong các vụ ngộ độc do rượu chứa methanol gần đây thì hầu hết hàm lượng methanol trong rượu đều vượt hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần cho phép. Cũng theo bà Yến, điều đáng lo ngại là nhiều người dân hiện nay vẫn chưa có ý thức đề phòng rượu giả và thiếu kiến thức nhận diện rượu có nguồn gốc từ cồn công nghiệp. Về nhận diện, methanol rất giống với rượu ethanol thông thường, thậm chí còn ngọt, dễ uống hơn. Khi mới uống, người uống cũng có cảm giác giống với say rượu nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, sau uống, bệnh nhân sẽ có biểu hiện mờ mắt, lơ mơ, thở nhanh và thở sâu giống như khó thở do nhiễm toan chuyển hóa, co giật, hôn mê, trong tình trạng nguy kịch... “Cách tốt nhất để phòng ngộ độc methanol do uống rượu là không uống rượu. Nếu không thể từ chối thì uống hạn chế và chỉ uống rượu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không uống các loại rượu trôi nổi, rượu giả, rượu không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ, không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân, không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị, trẻ em không được uống rượu, bia”, bà Yến nhấn mạnh.

Tỉnh táo khi uống rượu, đừng để rượu “uống” mình!

(PLVN) - Rượu từ lâu đã là một thức uống quen thuộc, gắn liền với đời sống con người, nhất là trong các dịp lễ, Tết, du xuân. Nhưng, có một điều không thể phủ nhận là việc lạm dụng rượu rất có tác hại đối với sức khỏe. Thời gian qua, tình trạng lạm dụng rượu có xu hướng tăng nhanh, phức tạp. Và đáng ngại hơn cả, trong số đó không ít trường hợp là do sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, chất lượng kém.

Đọc thêm

Ứng dụng 'Bạch Mai Care' tiện lợi cho người trẻ, bệnh nhân lớn tuổi e dè

Ứng dụng 'Bạch Mai Care' tiện lợi cho người trẻ, bệnh nhân lớn tuổi e dè
(PLVN) - Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho ra mắt ứng dụng "Bạch Mai Care" với kỳ vọng giảm tình trạng quá tải, đặc biệt thông qua tính năng trả kết quả khám bệnh trực tuyến. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, ứng dụng này cũng đặt ra thách thức về khả năng tiếp cận của người lớn tuổi và những bệnh nhân chưa rành về công nghệ.

Cảnh giác với 'cò' giấy phép về hành nghề y, dược

Các quảng cáo cung ứng trái phép dịch vụ làm giấy phép hoạt động về y tế trên TikTok, website, facebook. Ảnh: Sở Y tế TP HCM
(PLVN) - Ngày 13/3, Sở Y tế TP HCM phát đi cảnh báo về trang web đăng tải các nội dung quảng cáo dịch vụ làm giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề y dược,… Sở Y tế đã chuyển thông tin này đến Công an TP HCM để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.