Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thế hệ Gen Z

Cô giáo Đặng Nguyệt Anh (Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) và các em học sinh của Hà Nội bên bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đúng ngày 22/12/2023. (Ảnh: PV)
Cô giáo Đặng Nguyệt Anh (Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) và các em học sinh của Hà Nội bên bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đúng ngày 22/12/2023. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Có những con người đã trở nên bất tử trong tâm trí của lớp lớp thế hệ tiếp sau, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một danh nhân vĩ đại như vậy.

Vào những ngày tháng Mười năm 2013, cả thế giới và toàn thể người dân Việt Nam đã nghiêng mình tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà ở tỉnh Quảng Bình. Ký ức về những ngày này đối với thế hệ Gen Z (sinh ra từ 1996 đến năm 2012) là khá lạ lẫm vì khi đó đang còn quá nhỏ tuổi. Làm sao để tiếp tục lan tỏa tấm gương sáng ngời của Đại tướng với các thế hệ trẻ ngày nay là một thách thức không hề dễ dàng và để biết thế hệ Gen Z nghĩ gì về Người cũng là điều thực sự rất đáng để quan tâm.

Bài học trải nghiệm thực tế đặc biệt

Nhân kỷ niệm Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/2023), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã được tham gia buổi trải nghiệm thực tế đầy ý nghĩa cùng cô giáo Đặng Nguyệt Anh (Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) và các em học sinh của Hà Nội thuộc thế hệ sinh năm 2007 - 2008 trong chuyến thăm ngôi nhà lịch sử tại số 30 phố Hoàng Diệu (Hà Nội).

Trong khuôn viên quen thuộc suốt hàng chục năm qua, ông Võ Điện Biên - con trai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thân mật mở cánh cổng sắt đã cũ để đón tiếp chúng tôi. Những thành viên thuộc thế hệ Gen X (sinh ra từ năm 1965 - 1980) cùng đi trong đoàn đều dâng trào cảm xúc, muốn bước bước chân mình chậm hơn nhưng mà nhịp tim của mỗi người cứ đập dồn dập hơn. Những kí ức về Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng như những “Chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ” dường như đang hiển hiện trong mắt của chúng tôi. Tất cả cùng bồi hồi nhớ lại 10 năm trước vào ngày mà Đại tướng đã rời xa cõi đời hưởng thọ 103 tuổi, nơi đây đã có hàng chục vạn lượt người đến nghiêng mình ngóng trông và vĩnh biệt Người. Nhưng với những em học sinh thế hệ Gen Z lại có sự bỡ ngỡ và rụt rè nhất định.

Cuộc sống hiện đại ngày nay đã dần thay đổi nhiều điều. Ngay cả thế hệ Gen X và lớn hơn cũng rất muốn được chụp, lưu lại những bức ảnh kỉ niệm tại nơi đây không thua gì giới trẻ. Lặng lẽ hơn trong đoàn tham quan lại là thế hệ Gen Z. Có lẽ vì sự e dè đối với các thế hệ trước và cảm giác hồi hộp về sự vĩ đại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng được biết qua sách báo.

Nhưng những lời chia sẻ chân thành của ông Võ Điện Biên và cô giáo dạy văn Đặng Nguyệt Anh bên bàn thờ của Đại tướng đã giúp cho các thành viên trong đoàn (thuộc nhiều thế hệ khác nhau) đều cùng dâng trào cảm xúc. Những giọt nước mắt cứ tự lăn trên má của chúng tôi. Mỗi nén nhang thành kính dâng lên Đại tướng lúc này như sợi dây tâm linh kết nối những thế hệ người Việt Nam với nhau vì niềm tự hào dân tộc và cả những mất mát, đau thương trong lịch sử.

Lời giới thiệu về các di vật đã được dâng tặng Đại tướng ở bên bàn thờ khiến cho như hàng chục trang sách giáo khoa đang được mở ra trước mắt các bạn trẻ Gen Z từ những ngày tiền khởi nghĩa 1945, Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 cho tới những nắm đất mang về từ quần đảo Trường Sa và các cao điểm ở Hà Giang năm 1979,…

Trải nghiệm bất ngờ của thế hệ Gen Z bên chiếc xe ô tô quen thuộc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: PV)

Trải nghiệm bất ngờ của thế hệ Gen Z bên chiếc xe ô tô quen thuộc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

(Ảnh: PV)

Chỉ cách vài chục bước chân từ gian thờ chính, chúng tôi được bước vào căn phòng lịch sử vẫn giữ nguyên bộ bàn ghế suốt hàng chục năm qua mà đã từng được Đại tướng dùng làm nơi tiếp khách cũng như để bàn bạc các công việc trọng đại của nước nhà đến thâu đêm suốt sáng. Giờ đây văn phòng này là nơi lưu giữ những kỉ vật mà mọi người đã dâng tặng Đại tướng dù cho chiếc ghế chính thân quen đã thiếu bóng Người…

Cũng tại đây, các thành viên của đoàn còn bất ngờ được trao tặng quà lưu niệm là tác phẩm ảnh đồ họa mosaic mang tên “103 nụ cười tỏa sáng” mà tác giả Đoàn Bắc đã từng thực hiện và công bố lần đầu vào tháng Mười năm 2013. Từ 102 bức ảnh tuyển chọn về Đại tướng đang cười của nhiều người chụp khác nhau, nhiếp ảnh gia Đoàn Bắc đã nhân bản thành 1020 khuôn hình ghép lại thành bức ảnh chính thứ 103 tiêu biểu nhất cũng về nụ cười hiền hậu của Người.

Chúng tôi được biết tác phẩm đồ họa này được thực hiện đúng vào những ngày mà hình ảnh cả nước đang khóc thương và tưởng nhớ Đại tướng tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng tác phẩm về nụ cười này đã chiếm trọn tình cảm của công chúng thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau và được cộng đồng mạng đánh giá là hình ảnh ấn tượng nhất trong thời điểm đó. Theo chia sẻ của nhiếp ảnh gia Đoàn Bắc (một người thuộc thế hệ Gen X), cảm hứng để thực hiện việc này đến từ lời dạy của đại văn hào Victor Huy-gô với con: “Hãy sống sao cho khi được sinh ra mình khóc còn mọi người cười và đến khi mình chết thì mình cười và mọi người thì khóc”.

Bức hình này đã giúp cho chúng ta như thấy Đại tướng đang mỉm cười với mình và cuộc sống vẫn luôn có bóng dáng của Người. Không chỉ chúng tôi thấy vậy mà dường như cả không gian, cả cảnh vật tại ngôi nhà số 30 phố Hoàng Diệu cũng vậy, từ đàn cá cảnh cứ ngoi lên theo tiếng gọi “cá ơi” cho tới giàn hoa phong lan trong những vỏ đạn pháo vẫn đang đua sắc quanh năm. Kể cả chiếc xe ô tô thân quen của Đại tướng cũng như luôn sẵn sàng để đưa chúng ta lăn bánh đến khắp mọi miền trên đất nước Việt Nam.

Những cảm nhận chân thực của thế hệ Gen Z

Tác phẩm đồ họa mosaic “103 nụ cười tỏa sáng” do tác giả Đoàn Bắc từng thực hiện và công bố tháng Mười năm 2013. (Ảnh: PV)

Tác phẩm đồ họa mosaic “103 nụ cười tỏa sáng” do tác giả Đoàn Bắc từng thực hiện và công bố tháng Mười năm 2013. (Ảnh: PV)

Sau những giây phút đầy xúc động tại địa danh lịch sử này, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận lại những cảm nghĩ chân thực nhất của các bạn trẻ thế hệ Gen Z về Đại tướng Võ Nguyên Giáp kính yêu của chúng ta.

Như rất nhiều người chưa có cơ hội tham quan ngôi nhà số 30 phố Hoàng Diệu, bạn trẻ Gia Linh (THPT Việt Đức) vẫn luôn nghĩ: “Dù chưa có cơ hội, em vẫn có cảm giác hồi hộp và sốt ruột mong được thăm nơi ở của Đại tướng, có lẽ là do tình yêu nước, nguồn cội thấm đẫm của người Việt trào dâng”.

Còn bạn Linh An (THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) chia sẻ: “Qua trải nghiệm đặc biệt này, em càng thêm trân trọng, yêu mến Đại tướng và thêm tự hào khi được là một người con của đất nước Việt Nam anh hùng”. Bạn Thủy Trúc (THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) đã rất ấn tượng về “cuộc sống vô cùng giản dị, chân chất, với căn nhà rợp bóng cây xanh, xung quanh là hồ cá, vườn rau,... của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

Bạn Linh Anh (THPT Việt Đức) đã có những sự liên hệ rất thực tế với bài học từ sách giáo khoa: “Chúng em sinh ra trong thời bình, không biết cảnh bom đạn khó khăn nhưng đến đây, bài học lịch sử, những trận chiến được Đại tướng tài ba chỉ huy đã hiện ra trước mắt em. Nơi đây là những cảm xúc bao trùm lấy em từ tự hào, hãnh diện và cả sự ngạc nhiên về giàn hoa lan đầy sức sống, những bóng cây rợp mát, hồ cá nhỏ và những kỷ vật vô giá vẫn vẹn nguyên nụ cười hiền Đại tướng trong lòng dân”.

Đặc biệt là chia sẻ đầy ấn tượng của bạn Ngọc Linh (THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam): “Quả thật, người lính Cụ Hồ dẫu có vĩ đại đến nhường nào vẫn giữ cho mình cái chân chất, mộc mạc của người Việt Nam. Huân chương, huy hiệu đã nhận cả, đến khi rời xa trần thế vị tướng tài ba ấy đã để lại tất cả tình yêu, hoà bình, độc lập cho quê hương, Tổ quốc Việt Nam”.

Với những trải nghiệm thực tế ý nghĩa như thế này chắc chắn sẽ là bài học đầu đời vô cùng ý nghĩa với các thế hệ trẻ Việt Nam. Hy vọng hình thức giáo dục này sẽ được nhận rộng ở nhiều trường học, các cấp học để thế hệ trẻ của chúng ta luôn tự hào là người Việt Nam và quê hương mình.

Đọc thêm

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút
(PLVN) -  Từ mê mẩn cách trang điểm của nghệ sĩ tuồng rồi học tập trang điểm và được trải nghiệm khi trang điểm cho các nghệ sĩ tuồng, Nguyễn Thu Trà, hiện là học sinh lớp 12 tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh đã lập nên một Dự án “Tuồng Sắc” với mong muốn mang nghệ thuật tuồng đến gần hơn với công chúng, nhất là những người trẻ.

Dạy học là một thiên chức đạo đức

GS.TS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: ĐHSP).
(PLVN) - “Mỗi người đến với nghề giáo một cách khác nhau, nhưng điều quý giá hơn cả là trong sâu thẳm đều nặng tình yêu thương con người và mong muốn làm cho thế hệ tương lai tử tế hơn, khôn lớn hơn, trưởng thành hơn để chung tay làm cho xã hội văn minh hơn, đất nước giàu đẹp hơn”...

Chuyện về hiện vật đặc biệt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Ban Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận hiện vật từ nữ luật sư người Mỹ Nancy Hollader trao tặng. (Nguồn: BTPNVN).
(PLVN) - Đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiếp nhận hiện vật đặc biệt từ Luật sư Nancy Hollander - thành viên Phái đoàn Phụ nữ Hoa Kỳ tham gia cuộc gặp mặt với phụ nữ hai miền Nam - Bắc Việt Nam tại Jakarta, Indonesia năm 1965. Đó là vỏ của chai rượu vang tượng trưng cho tình hữu nghị và niềm hy vọng tương lai hòa bình giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ mà bà Nancy được Đoàn Phụ nữ Việt Nam tặng trong cuộc gặp mặt.

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử
(PLVN) - Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Việc chuyển thể phim từ các tác phẩm văn học hoặc làm phim về lịch sử gặp nhiều thách thức, từ chính các nhà làm phim, tác giả, khán giả, nhà sản xuất, nhà quản lý…

Văn minh mùa họp lớp

Họp lớp nên được tổ chức vui vẻ, thoải mái. (Nguồn: Ngô Hà Anh)
(PLVN) - Càng gần ngày 20/11, những cuộc họp lớp được các cựu học sinh náo nức tổ chức. Bên cạnh niềm vui gặp lại thầy, cô giáo, bạn bè còn đó những nỗi lo khiến nhiều người e ngại khi tham gia các buổi họp lớp.

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.