Đại gia Lê Ân: VCSB còn cả trăm tỷ, vì sao bị coi là 'phá sản'?

(PLO) - Phản ánh tới PLVN, ông Lê Ân (SN 1937, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Vũng Tàu -VCSB) cho rằng: năm 2003, Tòa án quy kết ông có hành vi “đẩy VCSB vào tình trạng mất khả năng thanh toán” là không đúng, gây oan sai và góp phần “bóp chết” VCSB. Đại gia này khẳng định, với tài sản còn lại trị giá cả trăm tỷ đồng thì không thể nói VCSB bị “phá sản” được. 
Ông Lê Ân
Ông Lê Ân

Bị đặt vào tình trạng “kiểm soát đặt biệt” dù “không mất khả năng thanh toán”?

Như PLVN đã từng thông tin, năm 2003, ông Lê Ân bị Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP Hồ Chí Minh kết án 12 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo HĐXX phúc thẩm, ông Lê Ân và các đồng phạm đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước, gây thiệt hại đến tài sản của VCSB và đã đẩy VCSB vào tình trạng “mất khả năng thanh toán tín dụng”, bị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đặt vào tình trạng kiểm soát đặt biệt và buộc Nhà nước phải bỏ ra 94,5 tỷ để cho vay nhằm ổn định tình hình…

Tuy nhiên, ngay tại phiên tòa và trong giai đoạn chấp hành án, ông Lê Ân liên tục khẳng định việc đưa ra hậu quả như trên là “thổi phồng” thiệt hại; quan điểm cho rằng VCSB rơi vào tình trạng “mất khả năng thanh toán tín dụng” là chủ quan, phiến diện và không chính xác. Theo quy định của pháp luật thời điểm đó thì điều kiện để đặt một ngân hàng vào “tình trạng kiểm soát đặt biệt” thì phải có các yếu tố như: 3 lần liên tiếp trong một tháng không duy trì được giá trị tài sản động tương đương với các khoản phải chi trả trong 3 ngày làm việc tiếp theo; không có khả năng huy động để thanh toán những khoản nợ đến hạn.

Nhưng ông Lê Ân cho rằng, thời điểm đó, tình hình tài chính của VCSB không đến mức phải đặt ở trong tình trạng “kiểm soát đặt biệt” vì trên thực tế, trong 4 tháng (từ tháng 8/1999 đến tháng 1/2000, tương ứng với thời gian từ khi VCSB bị “kiểm soát đặc biệt” đến khi ông Lê Ân bị bắt tạm giam), dù bị ngưng mọi hoạt động huy động vốn nhưng VCSB vẫn đáp ứng chi trả cho khách hàng (được gần 70 tỷ). Thời điểm này, ngoài số tiền mặt hiện có, VCSB đã thu nợ khoản cho vay thế chấp bằng trái phiếu kho bạc đã đến thời hạn trả, thu về 55 tỷ đồng tại Kho bạc Vũng Tàu và các khoản thu tín dụng khác, nhập vào kho quỹ VCSB nhằm đáp ứng chi trả cho khách hàng.

Nhìn nhận lại vụ án 15 năm trước, ông Lê Ân cho rằng, việc đặt VCSB vào tình trạng “kiểm soát đặc biệt” là sai lầm và không đúng quy định. Đáng tiếc là dựa vào việc VCSB bị đặt vào “kiểm soát đặc biệt” không chính xác như trên, các cơ quan tiến hành tố tụng đã mặc nhiên “đánh đồng” với việc VCSB đã mất khả năng thanh toán, là “hậu quả nghiêm trọng” nên đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và kết án ông về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng”.

Những biên bản nhận lại tài sản, nhà đất từ Vietcombank Vũng Tàu chứng tỏ VCSB hiện còn khối tài sản cả trăm tỷ đồng
Những biên bản nhận lại tài sản, nhà đất từ Vietcombank Vũng Tàu chứng tỏ VCSB hiện còn khối tài sản cả trăm tỷ đồng

VCSB có lâm vào tình trạng phá sản?

Từ tháng 1/2000, VCSB đã xin tự bán tài sản thu nợ để đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng rút tiền gửi trước hạn. Tuy nhiên, Ban Kiểm soát đặc biệt tại VCSB đã không cho VCSB tự bán tài sản và yêu cầu giao hết tài sản thu nợ, tài sản thế chấp, tài sản cố định... cho Vietcombank Chi nhánh Vũng Tàu. Từ đó, Vietcombank Chi nhánh Vũng Tàu đã cho VCSB cho vay 94,5 tỷ để giải quyết trả tiền gửi rút trước hạn cho khách. 

Để vay được số tiền này thì VCSB phải thế chấp, cầm cố cho Vietcombank nhiều tài sản, nhà đất chứ không phải “vay không” và nhà nước sẽ không bị thiệt hại. Chính vì vậy, ông Lê Ân cho rằng, việc Vietcombank cho VCSB vay 94,5 tỷ không phải là “giải cứu” vì nếu lúc đó, VCSB được cho phép xử lý bán những tài sản, nhà đất đã thế chấp, bàn giao cho Vietcombank để thu hồi nợ thì chắc chắn sẽ “dư tiền” để trả cho tất cả khách hàng.

Minh chứng cho nhận định này, ông Lê Ân cho hay, “sau khi chấp hành xong án phạt tù, tôi đã cùng với Hội đồng thanh lý VCSB nhận lại cả chục khối tài sản là nhà đất đã từng đã thế chấp, bàn giao cho Vietcombank để vay 94,5 tỷ năm 2000. Đây đều là tài sản “thừa ra”, tức là sau khi Vietcombank đã xử lý bán tài sản để thu hồi đầy đủ lãi và nợ gốc 94,5 tỷ cho VCSB vay năm 2000, còn “dư” tài sản thì trả lại cho VCSB. 

Dẫn ra một số tài sản trong khối tài sản hơn 500 tỷ trên, ông Lê Ân cho biết: khối tài sản mà khá rõ hiện nay mà Hội đồng thanh lý VCSB đang đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm là nhà đất tại 141 (nay là 189) Bình Giã, P.8, TP Vũng Tàu. Theo bản án hành chính đã có hiệu lực thì VCSB (do ông Lê Ân làm đại diện) được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bồi hoàn giá trị hơn 15.000m2 đất (loại đất làm mặt bằng) để xây dựng, sản xuất, kinh doanh và được làm thủ tục công nhận quyền sử dụng hơn 4.600m2 đất ở số 141 Bình Giã. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, ông Lê Ân đã liên tục có đơn đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thi hành theo phán quyết của Tòa nhưng vẫn chưa có kết quả.

Tiếp đó là các khối nhà, đất như: 20.000 m2 đất tại Chí Linh, phường 10, TP Vũng Tàu. Khu đất này do UBND tỉnh giao cho VCSB sử dụng tại Quyết định 74/QĐ-UB ngày 28/11/1991. Cùng ở vị trí này còn có 10.000m2 đất mà VCSB được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao để xây dựng khu du lịch Chí Linh Quyết định số 45/QĐ-UBT ngày 14/1/1995 (do trừ vào kinh phí mà VCSB đầu tư xây dựng Đồn Biên phòng 518); hơn 3.000 m2 đất ở ven sông Cây Khế, phường 12, TP Vũng Tàu (đây là phần đất còn lại trong lô đất hơn 108.000 m2 đất do ông Mai Khoa giao VCSB để trừ nợ cho Cty TNHH Bình Giã năm 1997); hơn 600 m2 đất ở Hoàng Hoa Thám, Phường 3, TP Vũng Tàu; 600m2 đất ở chân Cầu Cỏ May (phường 12, TP Vũng Tàu);  Khu nhà xưởng Bảo Châu diện tích 2.300 m2 đất tại 42/44 Hương Lộ 13, Phường 15, quận Tân Bình (nay là số 38 Dương Đức Hiền, P.Tân Thạnh, Q.Tân Phú) TP Hồ Chí Minh. Căn biệt thự song lập trên diện tích đất 1.175 m2 tại 24 Trần Phú, phường 1, TP Vũng Tàu (tài sản); Căn nhà lầu 3 tầng trên diện tích đất 110 m2 tại 360 Lê Hồng Phong, phường 3, TP Vũng Tàu; 600m2 đất tại Phước Cơ, Quốc Lộ 51, phường 12, TP Vũng Tàu (đây là số đất còn lại trong số gần 11.000 m2 đất của VCSB đã được TAND công nhận quyền sử dụng vào năm 1998).

Đáng nói, số tài sản trên được bàn giao cho Hội đồng thanh lý VCSB (ngày 20/6/2008)  trong khi VCSB đã hoàn trả tất cả các khoản tiền gửi của khách hàng tại đây. Như vậy, những tài sản “còn dư” trên đây là chứng cứ rõ ràng nhất khẳng định VCSB không hề lâm vào “tình trạng phá sản” như nhận định của một số cơ quan chức năng trước đây.

Vụ án không có bị hại

Theo ước tính thì tổng giá trị số tài sản “còn dư” mà VCSB nhận lại từ Vietcombank-Vũng Tàu hiện có giá trị trên 500 tỷ đồng. Từ thực tế này, ông Lê Ân khẳng định, trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (khởi tố năm 1999) không hề có thiệt hại, không có “hậu quả nghiêm trọng” như tòa đã nhận định. Cụ thể, Nhà nước không mất 94,5 tỷ đồng đã cho VCSB vay năm 2000. Còn VCSB cũng không bị thiệt hại và hiện nay, đơn vị này vẫn còn khối tài sản trị giá cả trăm tỷ đồng. 

Không phải đến nay, khi giá trị nhà đất đã tăng cao hơn thì ông Lê Ân mới khẳng định VCSB không lâm vào tình trạng phá sản, không có người bị thiệt hại… mà điều này đã được đưa ra ngay từ giai đoạn điều tra, xét xử vụ án (1999 -2000). Đến cuối năm 2003, khi thi hành án phạt tù tại trại giam Thủ Đức, ông Lê Ân đã có đơn kêu oan khẳng định, nếu chấp nhận kết luận của CQĐT  cho rằng ông và một số người khác gây thiệt hại cho VCSB 21 tỷ đồng thì con số này mới chỉ bằng khoảng 1/3 vốn điều lệ nên VCSB cũng không thể nào lâm vào tình trạng phá sản được. Đó là chưa kể việc đưa ra con số 21 tỷ đồng từ các khoản cho vay như trên là “thổi phồng” vì việc định giá các tài sản thế chấp, do VCSB thu nợ thấp hơn thực tế thời điểm đó. Hơn nữa, có những khoản mà VCSB cho vay, nhận tài sản thế chấp có sự đồng ý và “bảo lãnh” của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lúc đó nhưng vẫn bị cơ quan tiến hành tố tụng cho là “vi phạm”.

Đáng nói hơn, tại bản án sơ thẩm, HĐXX đã không coi VCSB là bị hại của vụ án (mà chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan). Đến phiên tòa phúc thẩm, HĐXX vẫn không coi VCSB là bị hại của vụ án nhưng chuyển tư cách của đơn vị này thành “nguyên đơn dân sự” (tức là VCSB có thiệt hại và có yêu cầu bị cáo phải bồi thường). Tuy nhiên, theo ông Lê Ân thì VCSB không hề có văn bản yêu cầu các bị cáo bồi thường thiệt hại vì trên thực tế, các bị cáo đã không gây thiệt hại cho VCSB tại các khoản vay bị CQĐT cho là “sai quy định”.

“Nếu không có bị hại, không có người bị thiệt hại trong vụ án này thì có nghĩa chúng tôi đã bị kết tội oan”- ông Lê Ân khẳng định.  

Đọc thêm

Tiếp vụ khu du lịch Ba Khan Village Resort không có giấy phép xây dựng nhưng đã đi vào hoạt động: Có thể yêu cầu ngừng hoạt động

Khu du lịch xây dựng hoàng tráng kiên cố, nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Liên quan đến khu du lịch Ba Khan Village Resort (Mai Châu, Hoà Bình) rộng 4ha đi vào hoạt động, thu tiền khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, Luật sư Nguyễn Huy Long, Giám đốc Công ty Luật Legal Gate Việt Nam cho biết, về việc này các cơ quan chức năng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động hợp pháp của công ty, có thể yêu cầu ngừng hoạt động, buộc áp dụng hình phạt hoặc yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết để hợp pháp hóa hoạt động.

Bắc Ninh: Nhiều bất cập trong việc thực hiện Dự án đường tỉnh 295 huyện Yên Phong

Quá trình thi công đã xảy ra tình trạng sụt lún rất nguy hiểm.
(PLVN) - Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295 (ĐT.295) có tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng, do Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) làm chủ đầu tư, Công ty xây dựng Việt Đức (TNHH) là nhà thầu thi công chính. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật trong quá trình triển khai, thực hiện dự án có nhiều điểm bất cập khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng…

Bài 3: “Cần nghiêm trị” trong vụ khai thác vàng trái phép tại Mường Tè (Lai Châu)

Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Bày tỏ quan điểm trong vụ Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh việc khai thác vàng trái phép tại bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: Tài nguyên khoáng sản là bảo vật quốc gia, là nguồn lực của nhà nước. Nếu ai đó tự ý khai thác, không được phép của Nhà nước là vi phạm pháp luật, cần phải nghiêm trị.

Hưng Yên: Xã Đình Cao chỉ đạo khắc phục thiếu sót sau phản ánh của Báo PLVN

UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên).
(PLVN) -  Sau khi Báo PLVN đăng tải bài viết “Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: Ai sai người đó chịu trách nhiệm". Ngày 02/11/2023, chủ đầu tư dự án là UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) đã có văn bản phản hồi Báo PLVN và chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự án nhanh chóng khắc phục những vấn đề thiếu sót mà Báo PLVN phản ánh.

"Vàng tặc" lộng hành tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh "hầm vàng tặc" được các đối tượng dựng lên để nguỵ trang. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Khu rừng sản xuất trên địa bàn bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ lâu được người dân đồn thổi là nơi có trữ lượng vàng sa khoáng lớn. Cũng chính ở đây, đã từ nhiều tháng qua, các đối tượng đã lợi dụng việc thuê đất trồng rừng sản xuất nhưng thực chất đã biến nơi đây thành nơi khai thác vàng trái phép. Nhận được thông tin phản ánh của người dân, nhóm phóng viên đã về đây để tìm hiểu xác minh sự việc. Sau nhiều ngày quan sát và ghi nhận thực tế, phóng viên phát hiện một khu mỏ khai thác vàng trái phép quy mô lớn. Ẩn sau các tán lá rừng là một đường dây khai thác vàng rất chuyên nghiệp và hoạt động liều lĩnh.

Thâm nhập "hầm vàng tặc“ tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh bên ngoài lán "nguỵ trang"hầm "vàng tặc". Nguồn ảnh MC

(PLVN) - Thoạt nhìn, nhiều người sẽ nghĩ đây là lán đựng đồ của người dân địa phương. Tuy nhiên núp bóng dưới danh nghĩa trồng rừng sản xuất, một số đối tượng đã tập kết máy móc, huy động nhiều nhân lực tại vị trí bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu để khai thác vàng trái phép. 

Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: "Ai sai người đó chịu trách nhiệm"

Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên có tổng mức đầu tư 78 tỷ đồng.
(PLVN) - Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên có tổng mức đầu tư 78 tỷ đồng được UBND xã Đình Cao phê duyệt từ năm 2022. Mặc dù dự án đã được thi công đến nay khoảng 2 tháng nhưng có nhiều điểm khó hiểu…Trong khi đó, khi được hỏi về quá trình triển khai cũng như các đơn vị thực hiện dự án, lãnh đạo xã cho biết: “Do xã không có trình độ chuyên môn nên phải đi thuê và cũng không nắm rõ đơn vị thực hiện, còn ai sai thì người đó chịu trách nhiệm…”

Vì sao gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng tại Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng đấu thầu gần 4 tháng vẫn chưa có kết quả?

Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng có địa chỉ tại huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng.
(PLVN) -  Được thông báo mời thầu vào ngày 08/6/2023 và đóng, mở thầu vào ngày 28/6/2023. Tuy nhiên, đến nay đã gần 4 tháng nhưng gói thầu cung cấp than cám 6a. 14 phục vụ sản xuất có giá gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng do Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu vẫn chưa có kết quả. Bên cạnh đó, trong quá trình đấu thầu, một nhà thầu có kiến nghị về những “bất thường” của một số nhà thầu cùng tham dự đấu thầu gói thầu trên.

Ninh Thuận: Sông Dinh tan hoang vì “ma trên đất”: Bài 2: Chỉ đạo kiểm tra, xử lý kịp thời sai phạm

Đại công trường khai thác, chế biến khoáng sản trái phép trên sông Dinh được người dân xác định là của ông H.X.T
(PLVN) - “Trường hợp địa phương nào để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông, suối trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm thì phải tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu”, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh thuận chỉ đạo quyết liệt.

Bài 2: Công ty Cổ phần tập đoàn Nusee bị xử phạt vì vi phạm về Quảng cáo.

Bài 2: Công ty Cổ phần tập đoàn Nusee bị xử phạt vì vi phạm về Quảng cáo.
(PLVN) - Trả lời báo Pháp luật Việt Nam, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết: Công ty Cổ phần tập đoàn Nusee bị xử phạt hành chính về hành vi thực hiện quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm trên trang website: http://myphamnusee.com nhưng không xuất trình được giấy xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bài 1: Công ty cổ phần tập đoàn Nusee chưa được cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

Bài 1: Công ty cổ phần tập đoàn Nusee chưa được cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
(PLVN) - Thông tin đến Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết Cục mới có văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội đề nghị kiểm tra hoạt động tuân thủ, chấp hành các quy định về quản lý mỹ phẩm đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Nusee và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu có vi phạm.

Cựu Bí thư Bến Cát kêu oan, vụ án bị tạm đình chỉ

Sau 7 năm, 7 lần trả hồ sơ, vụ án mà ông Nguyễn Hồng Khanh - cựu Bí thư TX. Bến Cát kêu oan tiếp tục bị tạm đình chỉ điều tra
(PLVN) - Ngày 4/10, Thượng tá Bùi Phạm Hải – Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định 42/QĐ-CSKT tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” mà ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967, cựu Bí thư TX. Bến Cát) bị cáo buộc đồng phạm giúp sức cho ông Nguyễn Huy Hùng và ông Nguyễn Quang Lộc (2 cán bộ Ngân hàng BIDV Tây Sài Gòn) đã kêu oan từ ngày khởi tố đến nay .

Kết luận điều tra vụ 'lướt cọc' tại Đà Nẵng: Luật sư đánh giá cần làm rõ thêm một số vấn đề

Căn nhà 27 Lê Vĩnh Huy, Hải Châu, Đà Nẵng.
(PLVN) - Sau hơn 3 năm khởi tố, Công an Đà Nẵng vừa ra Kết luận điều tra số 99 (KLĐT) với bà Huỳnh Thị Châu (SN 1975, ngụ quận Cẩm Lệ) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. CQĐT cho rằng bà Châu “lừa đảo chiếm đoạt” 2,5 tỷ đồng liên quan căn nhà số 27 Lê Vĩnh Huy, Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.