Đà Nẵng phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

Thực hiện Quyết định 3067/2004 của UBND thành phố về việc phê duyệt Chương trình Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 (giai đoạn 2004-2010), 4 năm qua, với sự hỗ trợ tích cực của ngành Công thương, các ban, ngành của thành phố và sự nỗ lực của các đơn vị được chọn có SPCNCL,  về cơ bản, các mục tiêu đề ra theo chương trình trên đều đạt được.  

Thực hiện Quyết định 3067/2004 của UBND thành phố về việc phê duyệt Chương trình Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 (giai đoạn 2004-2010), 4 năm qua, với sự hỗ trợ tích cực của ngành Công thương, các ban, ngành của thành phố và sự nỗ lực của các đơn vị được chọn có SPCNCL,  về cơ bản, các mục tiêu đề ra theo chương trình trên đều đạt được.

Dây cáp điện - một trong những sản phẩm công nghiệp chủ lực tiềm năng.

Dây cáp điện - một trong những sản phẩm công nghiệp chủ lực tiềm năng. 

Tính đến cuối năm 2009, đã có 5 sản phẩm thuộc 3 ngành hàng là sản phẩm từ cao su (săm, lốp ô-tô), may mặc và chế biến thủy sản đông lạnh được tham gia chương trình với 9 doanh nghiệp gồm Công ty CP Cao su Đà Nẵng, Công ty Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, Tổng Công ty CP Dệt-may Hòa Thọ, Công ty CP SX-XNK Dệt-may Đà Nẵng (Vinatex), Công ty TNHH Tiến Thắng, Công ty TNHH Hải Thanh, Công ty CP Thủy sản Nhật Hoàng, Công ty CP Dệt-may 29-3, Công ty CP XNK Thủy sản miền Trung. Các đơn vị này đã đóng góp gần 20% GDP của thành phố, trên 42% GDP của toàn ngành Công nghiệp. Một số DN mở rộng thị trường ở một số nước.

Giá trị sản phẩm quần áo may sẵn tăng bình quân 27%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 19,8% hằng năm; sản phẩm thủy sản đông lạnh tăng bình quân 10%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 8% hằng năm. Sản phẩm săm lốp ô-tô tăng bình quân 3%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 44% hằng năm. Nhìn chung, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006-2009 từ 16-25%, cá biệt có DN tốc độ tăng trưởng cao như Vinatex hoặc tăng quy mô như Công ty TNHH Tiến Thắng. Các DN đã chuyển dần từ gia công thuần túy sang sản xuất trực tiếp, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng dần hàm lượng chế biến.

Các sản phẩm may mặc, giày da tỷ lệ hàng xuất khẩu theo hình thức FOB (mua nguyên liệu, tổ chức sản xuất và bán thành phẩm) chiếm tỷ trọng từ 60% đến 80% cơ cấu sản phẩm. Do vậy, hàm lượng chất xám và cơ cấu giá thành sản phẩm, các công đoạn có yếu tố nội địa tăng cao, nên tỷ suất lợi nhuận ngày càng tăng. Các đơn vị có điều kiện tích lũy, bổ sung vốn, đầu tư thiết bị mới và cơ cấu lại nền tài chính theo hướng ngày càng lành mạnh.

Công ty CP Cao su Đà Nẵng là một trong những điển hình về đầu tư thiết bị mới để làm ra những sản phẩm chất lượng cao, cung cấp cho thị trường, đồng thời mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện sản phẩm lốp ô-tô thông thường các loại và lốp ô-tô đặc chủng đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và đang là nhãn hiệu có uy tín trong khu vực, bước đầu tiếp cận được với các thị trường ở các nước tiên tiến.

 Thành công lớn nhất của chương trình này là thông qua sự phát triển của các DN trong nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực, đã tạo động lực thúc đẩy các DN khác phát triển. Theo báo cáo của Sở Công thương, hiện có từ 5 đến 7 sản phẩm tiềm năng tiệm cận được với các tiêu chí là các sản phẩm chủ lực trong tương lai, nếu được đầu tư mạnh, với khả năng thu hút lao động lớn, chẳng hạn như một số sản phẩm điện và dây cáp điện, dược phẩm…

Tuy vậy, để cho các sản phẩm này thực sự trở thành sản phẩm chủ lực trong tương lai, cần phải có các chương trình hỗ trợ phát triển, kể cả với các sản phẩm tiềm năng có thể phát triển thành sản phẩm chủ lực một cách hiệu quả. Thêm vào đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá để số lượng DN tham gia chương trình đông hơn. Mặt khác, chương trình chưa tranh thủ được sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, đặc biệt là về kinh phí, và chưa lồng ghép được với các chương trình khác của thành phố. Các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ cho các  DN tham gia chương trình còn hạn chế.

Để phát huy hơn nữa hiệu quả của chương trình, đưa các sản phẩm chủ lực trở thành đòn bẩy thúc đẩy các sản phầm, các lĩnh vực khác phát triển thì những hạn chế trên phải được bổ sung, khắc phục, để có một chính sách hỗ trợ hiệu quả và hoàn chỉnh.

Bài và ảnh: Đ. T

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.