Đà Nẵng báo cáo thế nào với Thủ tướng về Sơn Trà?

Bán đảo Sơn Trà nhìn từ trên cao (Ảnh internet)
Bán đảo Sơn Trà nhìn từ trên cao (Ảnh internet)
(PLO) - Chiều 5/9, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, chính quyền thành phố vừa chính thức thông tin liên quan đến báo cáo gửi Thủ tướng về quy hoạch bán đảo Sơn Trà được dư luận quan tâm thời gian qua.

Phát triển trên cơ sở khai thác hợp lý

Theo báo cáo, vào thời điểm tháng 12/2012, tại khu vực bán đảo Sơn Trà đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 18 dự án để đầu tư phát triển du lịch, nghỉ dưỡng. Tổng diện tích quy hoạch khoảng 1.222,5 ha, trong đó đất giao có thu tiền 94,05 ha, đất thuê 274,19 ha và phần còn lại giao quản lý không thu tiền. Tổng số tiền sử dụng đất đã thu (phần diện tích đất giao) từ năm 2003 đến năm 2012 là trên 698 tỉ đồng.

Về quy mô lưu trú của các dự án theo quy hoạch là 1.920 lô biệt thự, 24 bungalow và 306 buồng khách sạn (trường hợp quy đổi biệt thự ra phòng lưu trú sẽ tương đương khoảng 5.600 buồng phòng khách sạn). Có ba dự án đã đầu tư gồm: Khu sinh thái biển Bãi Bắc; Khu du lịch Sơn Trà Resort&Spa và Khu nhà nghỉ, khu du lịch sinh thái Bãi Trẹm. Ngoài ra, còn có một dự án đang triển khai là Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa hiện đã buộc tạm dừng và hiện có 11 dự án chưa triển khai. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch các dự án nêu trên đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định về an ninh, quốc phòng với cao trình xây dựng các dự án dưới cao trình 200m so với mặt nước biển và không có nhà đầu tư nước ngoài.

Vì thế, quan điểm của UBND TP Đà Nẵng, theo Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn, có 5 đề xuất. Cụ thể, phát triển Khu du lịch quốc gia (DLQG) Sơn Trà trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa - tâm linh.

Phát triển Khu DLQG Sơn Trà bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai. Phát triển Khu DLQG Sơn Trà góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Phát triển Khu DLQG Sơn Trà bền vững, phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam cũng như quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung bộ và các lĩnh vực khác có liên quan. Tiếp tục triển khai phát triển khu vực bán đảo Sơn Trà phù hợp với tinh thần Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị. Việc quy hoạch, phát triển tại bán đảo Sơn Trà theo hướng bền vững, đảm bảo phương châm “bảo tồn đi đôi với phát triển, phát triển để phát huy bảo tồn”.

Được kiểm soát bằng cơ chế đặc biệt

Phó Chủ tịch Tuấn cho biết, bán đảo Sơn Trà cần được bảo vệ và kiểm soát bằng một cơ chế đặc biệt nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát triển.

Với ý trên, Đà Nẵng đưa ra 4 nguyên tắc phát triển Sơn Trà. Thứ nhất, giữ lại dự án đã xây dựng hoàn chỉnh và đã đưa vào hoạt động có hiệu quả. Thứ hai, phải đảm bảo an ninh, quốc phòng: Các dự án tại bán đảo Sơn Trà phải do nhà đầu tư trong nước thực hiện. Không ảnh hưởng đến khu vực phòng thủ và khu vực nhạy cảm về quốc phòng an ninh.

Thứ ba, phải coi trọng bảo tồn đa dạng sinh học: Không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và khu vực các nhà khoa học cảnh báo có nhiều khả năng loài Voọc Chà vá chân nâu xuất hiện, tập trung chủ yếu tại khu vực phía Bắc và Đông Bắc của bán đảo Sơn Trà. Công trình xây dựng phải tuân thủ theo quy chế quản lý đặc thù và hài hòa với môi trường tự nhiên sinh thái.

Thứ tư, đảm bảo về bình độ triển khai các dự án. Ở đây, theo Đà Nẵng, đã rà soát thêm một số tiêu chí về cảnh quan tự nhiên, điều kiện hạ tầng kỹ thuật hiện trạng, điều kiện về địa hình địa mạo, đề xuất nguyên tắc, các công trình có chức năng lưu trú, công trình kiên cố, chỉ được triển khai từ bình độ 100m trở xuống.

Đặc biệt, qua rà soát có 6 dự án không phù hợp với các tiêu chí đã nêu, kiến nghị điều chỉnh chuyển đổi công năng sang phục vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, không có lưu trú. Xem xét cắt giảm quy mô của 10 dự án để phù hợp các tiêu chí đã nêu. Giữ nguyên 2 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và phù hợp các tiêu chí nêu trên.

Theo ông Tuấn, TP đã làm việc với các chủ đầu tư có các dự án tại khu vực bán đảo Sơn Trà và cả với Hiệp hội Du lịch TP. Do đó, báo cáo của Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị Thủ tướng tiếp tục xác định bán đảo Sơn Trà là một trong các Khu du lịch quốc gia đã được Thủ tướng phê duyệt về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Xem xét, giải quyết hài hòa lợi ích của nhà đầu tư trong khuôn khổ lợi ích chung của cộng đồng theo hướng phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.