Đà Lạt mở lớp dạy cồng chiêng để bảo tồn văn hóa truyền thống

Nghệ thuật cồng chiêng là đặc trưng văn hóa đồng bào Tây Nguyên.
Nghệ thuật cồng chiêng là đặc trưng văn hóa đồng bào Tây Nguyên.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dự kiến trong tháng 11 này, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ mở 2 lớp truyền dạy cồng chiêng với các đối tượng tham gia là thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số từ 18 đến 30 tuổi.

Việc mở lớp truyền dạy cồng chiêng theo TP Đà Lạt nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại địa phương. Đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã hội và cộng đồng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Việc mở lớp học cũng nhằm động viên, khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hoá phi vật thể; phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc nhân rộng mô hình văn hoá truyền thống.

Bên cạnh đó, mở lớp dạy cồng chiêng giúp nâng cao ý thức, niềm tự hào về các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số; động viên khuyến khích đồng bào bảo vệ, bảo tồn, phát huy và lan toả các giá trị di sản văn hoá cồng chiêng các Dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Đà Lạt.

Dự kiến các lớp học cồng chiêng diễn ra trong 20 ngày tại xã Tà Nung và Tổ dân phố Măng Line (phường 7, TP Đà Lạt) với 2 lớp học. Đối tượng tham gia lớp học là thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số (từ 18 đến 30 tuổi).

Nội dung truyền dạy của lớp học bao gồm: Lý luận cơ bản về nhận diện cồng chiêng; những đặc điểm nghệ thuật trình diễn cồng chiêng; sự gắn kết giữa cồng chiêng và các lễ hội; Những nội dung cơ bản về cách đáng chiêng; các bài chiêng trong các lễ hội của dân tộc và Hình thức truyền dạy trực tiếp trên chiêng.

Kinh phí mở lớp dạy cồng chiêng dự kiến khoảng 90 triệu đồng được lấy từ kinh phí tổ chức truyền dạy cồng chiêng của Sở Văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng cấp theo Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn I: từ năm 2021-2025.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai, Mạ… Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày của họ.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.