Sức sống cồng chiêng nơi đại ngàn LangBiang

Đội cồng chiêng tái hiện lại khung cảnh sinh hoạt trên đồi cao.
Đội cồng chiêng tái hiện lại khung cảnh sinh hoạt trên đồi cao.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhiều năm qua, tại khu vực LangBiang (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), các đội, nhóm dịch vụ du lịch cồng chiêng đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào K’ho.

Kỳ công tập luyện

Cồng chiêng trong văn hóa Tây Nguyên là công cụ thể hiện quyền uy, sự giàu sang của gia đình, dòng tộc, bản làng. Cồng chiêng còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, là cầu nối giữa người sống với tổ tiên, thần linh.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Nhưng với sự phát triển của xã hội hiện đại, việc duy trì không gian văn hóa cồng chiêng đã trở thành một bài toán lớn, khi sức hút của nó ngày càng mờ nhạt dần.

Để phát huy thế mạnh về giá trị văn hóa bản địa đặc sắc, đồng bào dân tộc K’ho Lạch dưới chân núi LangBiang, thuộc thị trấn Lạc Dương đã mở ra các dịch vụ sinh hoạt cồng chiêng, thu hút phục vụ du khách.

Đây được đánh giá là một cách làm sáng tạo, không những tạo công ăn việc làm cho một số người dân địa phương mà còn giúp duy trì, quảng bá văn hóa sinh hoạt cồng chiêng. Ông KraJan Tham (51 tuổi, ngụ Bon Đơng 1, Trưởng nhóm cồng chiêng Đang Jrung) cho biết, một số đội nhóm cồng chiêng bắt đầu được thành lập từ những năm 1997, nhưng ban đầu chưa có sự đầu tư bài bản, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, nên hoạt động chưa hiệu quả.

Từ những năm 2002, các nhóm cồng chiêng trẻ như của ông KraJan Tham bắt đầu thành lập, có sự đầu tư về công cụ, liên kết sinh hoạt văn hóa với dịch vụ du lịch; đã giúp các đội nhóm hoạt động ngày càng năng động, thu hút nhiều thành viên trong làng bản tham gia.

Ông Tham kể, trước đây gia đình làm làm rẫy, trồng ngô, cà phê... Rồi du lịch phát triển mạnh, nhiều đoàn du khách tìm về địa phương, thích thú khi chứng kiến đời sống sinh hoạt người dân trong bản.

Nhận thấy văn hóa cồng chiêng của bản làng là một nét văn hóa được du khách yêu thích, đồng thời với tình yêu dành cho quê hương, sau thời gian học hỏi kiến thức về văn hóa sinh hoạt dân gian của làng bản từ những những người lớn, già làng; ông KraJan Tham quyết định thành lập một nhóm riêng chuyên sinh hoạt cồng chiêng phục vụ du khách.

“Xây dựng một nhóm sinh hoạt cồng chiêng không phải đơn giản. Trước hết mình là người khởi xướng phải có kiến thức về văn hóa bản xứ mới có thể truyền lại cho các thành viên trong nhóm. Rồi tập luyện kỳ công để nắm rõ hết những nghi thức, điệu múa, những bản cồng chiêng từ xa xưa”, ông Tham kể.

Ông KraJan Tham mặc trang phục truyền thống tiếp đón du khách.

Ông KraJan Tham mặc trang phục truyền thống tiếp đón du khách.

Nhóm của ông KraJan Tham hiện có 16 thành viên. Để có thể thành thạo hết việc phục dựng các nghi thức, điệu múa, phải mất gần 2 năm tập luyện. Một buổi sinh hoạt cồng chiêng sẽ gồm phần lễ và phần hội. Trong phần nghi lễ, du khách được nghe giới thiệu về buôn làng, sự ra đời của văn hóa cồng chiêng; cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của các dân tộc dưới chân núi LangBiang.

Trưởng đội chiêng sẽ đóng vai già làng, cầu thần linh, gửi lời chúc đến du khách. Sau đó là nghi lễ cầu thần Lửa, rồi lửa trại đốt lên, mọi người nhảy vũ điệu chào đón thần linh, mừng lúa mới.

Về phần hội, du khách được giới thiệu về lịch sử ra đời và chứng kiến khung cảnh các sinh hoạt truyền thống như: Lễ hội mừng lúa mới, Lễ hội tạ ơn thần linh, Lễ hội đâm trâu… Ngoài ra, tất cả mọi người còn có thể hoà mình vào các trò chơi sinh hoạt cộng đồng, múa hát giao lưu.

Ngoài việc được thả mình trong không khí sinh hoạt cồng chiêng, du khách còn được thưởng thức những món ăn truyền thống người K’ho, thưởng thức rượu cần, tham quan các sản phẩm thủ công mỹ nghệ...

Ông Tham chia sẻ, lượng khách du lịch tham gia sinh hoạt cồng chiêng chủ yếu tập trung vào dịp hè và các dịp lễ, Tết. Tính riêng ba tháng hè, đội của ông sẽ có thể tiếp cả chục ngàn du khách.

Không gian trưng bày sản phẩm truyền thống ở nhà sàn của ông KraJan Tham.

Không gian trưng bày sản phẩm truyền thống ở nhà sàn của ông KraJan Tham.

Còn đó những nỗi lo

Ông KraJan Tham nói, cồng chiêng là văn hóa sinh hoạt cộng đồng, phải gắn được tinh thần làng bản qua từng điệu múa, từng bài chiêng. Mục đích cuối cùng của những đội sinh hoạt cồng chiêng là bảo tồn, phát triển bản sắc của buôn làng.

Ngày nay, nhiều loại hình giải trí mới thu hút giới trẻ, do đó việc hướng họ theo học cồng chiêng, “chung thủy” với các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc trở nên khó khăn.

Điều lo lắng nữa là văn hóa cồng chiêng đang bị lạm dụng cho mục đích thương mại. Nếu như trước đây, âm thanh cồng chiêng chỉ xuất hiện trong những sự kiện trọng đại của buôn làng như Lễ bỏ mả, Lễ đâm trâu, Lễ mừng lúa mới hay thôi nôi… Thì nay, ở thị trấn nhỏ của người K’ho, tiếng cồng chiêng có thể xuất hiện hằng ngày, hằng đêm. Việc đưa cồng chiêng “chạy đua” theo các dịch vụ du lịch, có nguy cơ làm thay đổi nhận thức về sự thiêng liêng và ý nghĩa cộng đồng của nó.

“Ngày càng xuất hiện nhiều “lễ hội”, câu lạc bộ mượn hình ảnh văn hóa bản địa để trình diễn, phục vụ mục đích thương mại, thu hút khách du lịch. Và cứ thế, cồng chiêng đã không còn giữ được sự trong sáng, thiêng liêng vốn có… để rồi, bản sắc văn hóa không còn giữ nguyên được hồn cốt, dễ dàng bị chi phối bởi đồng tiền”, ông KraJan Tham lo ngại.

Ông Păng Tin Sin (52 tuổi, tổ dân phố Bon Đưng 1) cũng từng là trưởng một đội dịch vụ cồng chiêng cho hay, các đội sinh hoạt cồng chiêng trên địa bàn chủ yếu được thành lập một cách tự phát, khó có thể thống nhất về định hướng, điều kiện cơ sở vật chất, những tiêu chí văn hóa nhất định.

Không gian riêng để các đội nhóm hoạt động dịch vụ văn hóa cồng chiêng còn hạn chế. Các tổ, đội hoạt động chủ yếu trong buôn làng, âm thanh lớn từ chiêng, loa đài, hát hò... sẽ ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh. Do đó, cần phải có một không gian riêng, đúng tính chất cộng đồng, làng bản.

Ông Kra Jãn Meng Nôl (cán bộ văn hóa UBND thị trấn Lạc Dương) cho biết, cồng chiêng là một nét văn hóa được bà con nơi đây duy trì từ rất lâu. Hiện việc bảo tồn, phát huy đang được thực hiện tốt thông qua các đội nhóm sinh hoạt cồng chiêng trên địa bàn, tương lai có thể trở thành một trong những hoạt động dịch vụ kinh tế mũi nhọn ở địa phương.

Ông Meng Nôl cho hay, hiện trên địa bàn ghi nhận có 12 đội nhóm dịch vụ cồng chiêng. Để các đội nhóm được phép công diễn, hoạt động dịch vụ du lịch, UBND thị trấn sẽ kết hợp với UBND huyện, Sở VH,TT&DL tỉnh tổ chức hướng dẫn các đội nhóm lập các hồ sơ, thủ tục cần thiết. Đồng thời thẩm định những tiêu chí về cơ sở vật chất, các hoạt động phục vụ du khách, nghệ nhân.

Đọc thêm

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng
(PLVN) - Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Trình diễn trang phục dân tộc thiểu số trên ruộng bậc thang

Trình diễn trang phục DTTS người Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y tại ruộng bậc thang.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2024, ngày 03/11, tại thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) gần 100 diễn viên không chuyên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tham gia trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang.

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khám phá nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu

Vòm trần đậm chất kiến trúc - mỹ thuật Đông Dương sẽ được sống lại bằng những sắp đặt ánh sáng kỳ ảo và hiện đại. (Ảnh: Mai Thương)
(PLVN) - Việc trải nghiệm “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” không những giúp tạo hành trang kiến thức mà còn khơi gợi niềm tự hào, cảm giác gắn bó và giúp định hướng sự nghiệp tương lai, để những bạn trẻ có thể gia nhập và trở thành những chủ nhân của công nghiệp văn hóa - sáng tạo trong tương lai. “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” còn là dịp để các bậc phụ huynh cùng các con khám phá nhiều di sản kiến trúc, nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Vượt qua 'vết thương' để sống và yêu

Cuốn sách “Phá vỡ khuôn mẫu”.
(PLVN) - Vienna Pharaon là một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình được cấp phép và là một trong những chuyên gia được săn đón nhiều nhất ở New York trong lĩnh vực này. Vienna đã sáng lập nhóm thực hành Mindful Marriage and Family Therapy, với tài khoản @mindfulMFT trên Instagram, giúp hơn 600 nghìn người trên khắp thế giới chữa lành vết thương.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Trình diễn văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu, Quảng Ninh

Chương trình trình diễn giới thiệu văn hoá dân gian đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) -  Nhằm tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh, từ tối 2/11 đến hết tháng 12/2024 tại Quảng Trường 25/12 huyện Bình Liêu sẽ tổ chức Trình diễn và giới thiệu văn hoá dân gian vào các ngày cuối tuần.

Cosmo girl – họ là ai?

Cosmo girl – họ là ai?
(PLVN) - Trong thời đại mà các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển, hình ảnh người phụ nữ hiện đại đã trải qua nhiều sự thay đổi. Một trong những biểu tượng rõ ràng và nổi bật nhất là hình ảnh của "Cosmo girl" – một khái niệm bắt nguồn từ tạp chí Cosmopolitan, một trong những tạp chí hàng đầu dành cho phụ nữ trên thế giới. Vậy "Cosmo girl" là ai, và tại sao hình ảnh này lại có sức hút mạnh mẽ như vậy đối với hàng triệu phụ nữ?