'Cứu' phụ nữ dân tộc thiểu số khỏi bạo lực gia đình

Nâng cao hiểu biết pháp luật qua các hội thi.
Nâng cao hiểu biết pháp luật qua các hội thi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạo lực giới và bạo lực gia đình chưa bao giờ là chuyện cũ đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Chính sự cam chịu, nín lặng của chị em ở vùng cao đã khiến nạn bạo hành trong nhiều gia đình không dễ gì xóa bỏ.

Xin đừng cam chịu bạo hành

Tại Hội thảo “Dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới tại cộng đồng: Chính sách, thực tiễn và giải pháp” do Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng (Light) và Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam tổ chức, chị Nguyễn Thị Sua (45 tuổi, người dân tộc Mông, quê ở Điện Biên) đã kể câu chuyện của mình.

Như nhiều phụ nữ khác ở miền sơn cước, chị Sua là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình, do thói quen uống rượu của người dân nơi đây. Mỗi khi đi uống rượu về, chồng chị Sua trở thành một người khác hẳn. Chỉ cần chị Sua than phiền chuyện uống rượu hay nói bất kỳ điều gì, chồng liền đánh đập vợ. Nhiều lúc chồng tỉnh táo, Sua thủ thỉ, tâm sự khuyên bảo chồng bỏ uống rượu, lo chí thú làm ăn, nuôi con… Chồng chị Sua có bỏ rượu được ít hôm rồi lại tiếp tục “ngựa quen đường cũ”, mỗi khi rượu vào lại đánh đập chị Sua bầm dập.

Chị Sua thường xuyên có thương tích trên mình, mặt thâm tím, có khi chị còn bị chồng đánh gãy tay. “Ông ấy cứ uống rượu say là nằm vật ra, tôi và con gái lại phải lấy xe đẩy lợn, đẩy ông ấy về. Chăm sóc như vậy, nhưng về tới nhà là ông ấy đánh tôi. Đánh nhiều đến mức cơ thể chằng chịt vết thương, đau ê ẩm. Đau khổ, tủi hổ nhiều lắm nhưng tôi vẫn phải chịu đựng” - chị Sua nói.

Sau rất nhiều lần bị đánh, người đầy thương tích nhưng câu nói mà chị Sua dạy con vẫn chỉ là “là phụ nữ thì phải cam chịu”. Đến cả mẹ chị Sua cũng dạy con gái chị là phải cam chịu, nhẫn nhịn. Dù có bị chồng đánh, dù có bị chồng bạo lực, dù chồng có chơi bời không chịu làm ăn... vẫn không thể bỏ chồng. Cũng như bao người phụ nữ người dân tộc khác, chị Sua cũng không tìm tới sự giúp đỡ, can thiệp của chính quyền địa phương. Câu chuyện bạo lực trong gia đình chị Sua chỉ kết thúc khi chị và con gái bỏ đi và người bố đọc được bài văn đầy nước mắt của con gái chị Sua kể về cảm xúc khi thấy bố đánh mẹ.

Câu chuyện của chị Lù Thị M, 28 tuổi (Mộc Châu, Sơn La) cũng đầy nước mắt. Theo chị M, chị bị chồng thường xuyên “tra tấn” tinh thần bằng những lời nhiếc móc, chửi rủa nặng lời. Cứ mỗi lần chị muốn đi học thêm cách trồng cây, chồng chị M ghen tuông đập phá nhà cửa. "Những lúc ấy trong gia đình không khác gì địa ngục, bạo lực tinh thần khiến chị phải chịu những giày vò dai dẳng", chị M nghẹn ngào.

Đây chỉ là những minh chứng trong hàng nghìn vụ bạo hành gia đình, đã xảy ra trên cả nước, đặc biệt là vùng DTTS, miền núi. Trong tổng số hơn 14 triệu người DTTS ở nước ta hiện nay, phụ nữ chiếm 49,9%. Tỷ lệ phụ nữ và nam giới tương đối cân bằng, nhưng phụ nữ DTTS đang là nhóm đối tượng yếu thế. Họ phải chịu nhiều thiệt thòi, chịu sự bất bình đẳng về giới từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội.

Số liệu Điều tra Quốc gia về bạo lực với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, 63% phụ nữ đã, đang bị bạo lực tới thời điểm khảo sát. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ DTTS bị bạo lực khá cao. Phụ nữ dân tộc Nùng bị bạo lực thể xác và tình dục cao hơn các dân tộc khác chiếm tới 42,36% so với dân tộc kinh là hơn 32%. Có tới gần 55% phụ nữ Mông bị kiểm soát, không được nói lên suy nghĩ của mình, không được đi tới nơi mình muốn. Trong khi đó, có tới hơn 70% phụ nữ Dao bị bạo hành về mặt kinh tế, không được nắm giữ tài chính.

Có muôn vàn lý do gây nên bạo lực gia đình, mà đối tượng gây bạo lực gia đình, chủ yếu là do lạm dụng rượu, bia, cờ bạc, nghiện ma tuý; trình độ dân trí thấp; thiếu hiểu biết pháp luật. Đặc biệt là những trường hợp đàn ông là người DTTS, có các hành vi bạo lực xuất phát từ thói quen uống rượu hàng ngày; khi rượu vào không kiểm soát được bản thân dẫn đến các hành vi bạo lực. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tỷ lệ người DTTS uống rượu cao hơn rất nhiều so với người Kinh. Cụ thể, tỷ lệ uống rượu ở nam giới người dân tộc Nùng là hơn 76%, dân tộc Dao là hơn 80%, dân tộc Mường là hơn 84%, dân tộc Tày là hơn 85%.

Tổ cộng đồng thôn A Đên, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới trong một cuộc thi tìm hiểu về Luật phòng, chống bạo lực gia đình. (Ảnh: Sơn Thùy)

Tổ cộng đồng thôn A Đên, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới trong một cuộc thi tìm hiểu về Luật phòng, chống bạo lực gia đình. (Ảnh: Sơn Thùy)

Cần nâng cao hiểu biết pháp luật

Một bộ phận xã hội hiểu không đúng về bình đẳng và bình đẳng giới, trình độ nhận thức pháp luật kém, tư tưởng “người đàn ông là chủ trong gia đình”, định kiến “phụ nữ không giỏi bằng đàn ông”, “đó là việc của phụ nữ”... Những nhận thức mang tính định kiến giới còn tồn tại trong tư duy của nhiều người, thậm chí ở ngay cả trong giới nữ, dẫn đến tình trạng cam chịu, sợ hãi, chấp nhận…, đôi khi lại ở dưới cái mác “hy sinh cho gia đình” hoặc “việc riêng của mỗi nhà”, “xấu chàng hổ ai”. Ngoài ra, nhiều phụ nữ DTTS không nhận thức được quyền sở hữu của mình đối với tài sản, với quyền được học tập, nâng cao trình độ,...

Việc ứng xử với bạo lực của phụ nữ cũng là nguyên nhân thúc đẩy bạo lực gia tăng. Qua khảo sát, trong các trường hợp bị bạo lực, đa số nạn nhân đều giữ im lặng về hành vi bạo lực với người chồng (72,1%). Rất ít trường hợp nói với người có trách nhiệm xử lý (chưa đến 2%).

Ngoài ra, bà Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Light cho biết, nhìn chung hệ thống mạng lưới phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới của Việt Nam tương đối toàn diện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Ví dụ, cán bộ, chính quyền xuất hiện thụ động, chỉ tìm đến khi có bạo lực. Chỉ khi nạn nhân kêu cứu thì họ mới đến. Đó là chưa kể năng lực hòa giải cũng yếu, chỉ can ngăn, hòa giải, mà chưa giúp nạn nhân lên tiếng, nói ra hay tìm kiếm sự giải quyết triệt để.

Thực tế cho thấy, vấn nạn bạo lực gia đình có xu hướng trầm trọng hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn đã và đang để lại những hậu quả thương tâm, đau xót cho nhiều gia đình, tạo ra những thiệt hại to lớn cho toàn xã hội. Những vụ bạo hành về mặt tinh thần diễn ra một cách âm thầm, lặng lẽ, người phụ nữ thường thấy bế tắc, không chia sẻ cùng ai. Và đến một ngày, họ có thể có những hành vi nguy hiểm như tự sát, hủy hoại bản thân… thì đã quá muộn.

Trước vấn nạn bạo lực gia đình, những năm gần đây, Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Ban Dân tộc và miền núi tỉnh triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu, hướng tới “nói không với bạo lực gia đình”. Qua đó, nhiều nơi đã có những cách làm hay, tập trung xây dựng gia đình “bình đẳng, tiến bộ, ấm no, hạnh phúc”; xây dựng hội, nhóm, câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình tại các thôn; tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng ứng xử khi bị bạo hành; thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục thông qua già làng, người có uy tín, hay qua tọa đàm, đối thoại…

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã duy trì nhiều mô hình phòng, chống bạo lực gia đình hiệu quả. Đó là Câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc” tại xã A Ngo và thị trấn A Lưới; Câu lạc bộ “Phòng, chống bạo lực gia đình” của xã A Ngo, xã Hồng Vân… Đến nay, mỗi xã đều có Câu lạc bộ “Đội phản ứng nhanh” để giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Hiện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tiếp tục xây dựng địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, tại các xã để giúp đỡ, hỗ trợ, tư vấn cho các đối tượng bị bạo lực gia đình. Các mô hình Câu lạc bộ thu hút được nhiều đối tượng với nhiều lứa tuổi khác nhau tham gia. Qua đó, giúp mọi người thay đổi cách nhìn, chia sẻ những bức xúc, góp phần đẩy lùi bạo lực trong gia đình.

Bà Lường Thị Hiền, dân tộc Thái - Hội Phụ nữ bản Co Dau (Thanh Luông, huyện Điện Biên, Điện Biên) gợi mở, các chương trình hành động cần đề ra các giải pháp đặc thù dựa trên đặc điểm của các nhóm DTTS, có tính đến các yếu tố ngôn ngữ, khoảng cách địa lý. Đặc biệt, cải thiện chất lượng dịch vụ ngay tại cộng đồng, hướng tới tận thôn bản, để chính họ hỗ trợ cho nhau. Thêm nữa nên có các mô hình tư vấn, phòng ngừa bạo lực tại bệnh viện. Mở rộng mô hình về gói dịch vụ hỗ trợ thiết yếu cho người bị bạo lực giới. Chuẩn hóa, chính thức hóa các dịch vụ thiết yếu tại cộng đồng có tính đến đặc thù của mỗi dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội nghị.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Đọc thêm

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.

Các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ, công tác dân tộc là nhiệm vụ khó khăn nên các Bộ, ngành địa phương phải quan tâm đến công tác này bằng cả tấm lòng. (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, do Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 2/1, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc; linh hoạt trong việc triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phù hợp với văn hoá, phong tục, tập quán, điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng dân tộc, tránh tư duy máy móc.

Hòa Bình: Phát huy vai trò người có uy tín trong đảm bảo an ninh trật tự

Những người có uy tín như ông Sùng A Dếnh góp phần giúp các lực lượng, đặc biệt là lực lượng Công an xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở cơ sở.
(PLVN) - Với kinh nghiệm, hiểu biết về thực tế tại địa phương, trong những năm qua, những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đóng góp hiệu quả vào công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.

Trợ cấp gạo cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng: Chính sách nhân văn cần nhân rộng

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng. (Ảnh minh họa: Nguồn - Báo lao động)
(PLVN) - Hỗ trợ gạo phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc rừng là một chính sách hợp lòng dân, thực sự đi sâu giải quyết lợi ích của nhân dân, đặc biệt là đồng bào nghèo người dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn miền núi, qua đó góp phần quan trọng trong bảo vệ và phát triển rừng, phù hợp với xu thế về chống biến đổi khí hậu thông qua giảm phát thải do suy thoái và mất rừng.

Lâm Đồng: Đột phá trong công tác phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ông Nguyễn Ngọc Phúc (đứng giữa) trong lần kiểm tra dự án hồ chứa nước Đông Thanh - công trình có ý nghĩa rất lớn đối với người dân huyện Lâm Hà.

(PLVN) -  Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giảm nhanh, bình quân mỗi năm từ 2-3%; 100% xã đạt chuẩn văn hóa; 98% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 82,97%...Đó là những kết quả nổi bật trong công tác dân tộc tại địa phương được ông Nguyễn Ngọc Phúc - Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam.

Huyện biên giới Quế Phong (Nghệ An): Xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nhờ tiếp cận nhiều chính sách

Lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo tỉnh Nghệ An tặng quà cho bà con dân tộc thiểu số huyện Quế Phong nhân ngày Đại đoàn kết
(PLVN) - Là huyện vùng núi cao, biên giới nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, huyện Quế Phong có đường biên giới Việt – Lào dài 74,793km, với hơn 90% dân dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm của các cấp, cũng như các chính sách hỗ trợ người dân đồng bào dân tộc thiểu số. Quế Phong đã có nhiều chuyển biến tích cực…

Quảng Ninh chú trọng phát triển Đảng trong TKV đối với người dân tộc thiểu số

Lễ kết nạp đảng viên của Đảng bộ Công ty CP Than Mông Dương - đơn vị có nhiều thợ lò người dân tộc thiểu số đang làm việc.
(PLVN) -Cùng với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Đảng bộ Than Quảng Ninh, đã chỉ đạo Đảng bộ các công ty khai thác than hầm lò thuộc Tập đoàn chú trọng thực hiện công tác phát triển đảng viên nói chung, phát triển đảng viên trong lực lượng công nhân lao động người dân tộc thiểu số nói riêng.

10 năm Lễ vinh danh học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc tiêu biểu 2023 - hành trình đến ước mơ

Các đại biểu trao Bằng khen cho các học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2023.
(PLVN) - Năm 2023 là năm thứ 10 Lễ tuyên duyên học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được tổ chức, góp phần khẳng định chủ trương, chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đòn bẩy giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện biên giới Sốp Cộp vượt khó

Đồng chí Đào Đình Thi chủ trì phiên họp lần thứ 19 của UBND huyện Sốp Cộp.
(PLVN) - Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Sơn La, có gần 125 km đường biên giới tiếp giáp với nước CHDCND Lào, với 8 xã, 24 bản biên giới, có 6 dân tộc anh em cùng đoàn kết sinh sống, trong đó hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số (dân tộc Thái chiếm 62,47%; Mông 17,1%; Lào 9,54%; Khơ Mú 6,41%, Kinh 4,19%...).

Cầu nối tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Sa Pa

 Hội nghị Tuyên truyền pháp luật thu hút đông đảo Người có uy tín trong cộng đồng tham gia.
(PLVN) - Tai thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò nòng cốt của mình, là cầu nối vững chắc giữa đồng bào dân tộc thiểu số với cấp ủy, chính quyền địa phương . Người có uy tín tại vùng cao Sa Pa đã góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến gần hơn với cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh tích cực chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên

Hội LHPN tỉnh phối hợp với Hội CTĐ tỉnh trao nguồn vốn vay hỗ trợ sinh kế cho 10 hộ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở xã Quảng Sơn (huyện Hải Hà). Ảnh: Hội LHPN tỉnh cung cấp.
(PLVN) -Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội nghị tuyên truyền về chủ trương, chính sách bảo vệ vùng biên giới, nâng cao đời sống kinh tế, chăm sóc sức khỏe, thể chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào, đầu tư xây dựng nhiều dự án hạ tầng thiết yếu tại các xã biên giới.