Cứu bệnh nhi 13 tuổi mắc bệnh tim cực hiếm

Bệnh nhi T.H.P. (13 tuổi) mắc bệnh tim bẩm sinh hiếp gặp. Ảnh: BVCC
Bệnh nhi T.H.P. (13 tuổi) mắc bệnh tim bẩm sinh hiếp gặp. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh nhi T.H.P. (13 tuổi) bị bệnh tim bẩm sinh, được điều trị ở rất nhiều bệnh viện và trung tâm tim mạch tại TP HCM, với chẩn đoán mắc bệnh thân chung động mạch, có thông liên thất kèm theo.

Bệnh nhi được gia đình đưa đến BV Chợ Rẫy khi đã 13 tuổi, thời điểm bệnh đã quá nặng. Tại Khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim Trẻ em, BV Chợ Rẫy, bệnh nhi được thực hiện các xét nghiệm. Kết quả chẩn đoán bệnh nhi mắc thân chung động mạch type 1, đồng thời có lỗ thông liên thất rộng kèm theo. Bé bị suy dinh dưỡng.

Các bác sĩ xác định đây là trường hợp bệnh nặng, cần phải phẫu thuật mới mong cứu sống được bệnh nhi.

TS.BS Lê Thành Khánh Vân – Trưởng khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim trẻ em BV Chợ Rẫy cho biết: “Thân chung động mạch là dạng bệnh tim bẩm sinh rất hiếm gặp, rất phức tạp và cũng rất nặng. Theo thống kê, cứ 100 bé chào đời, có một bé bị mắc bệnh tim bẩm sinh, và trong 100 bé bị bệnh tim bẩm sinh, chỉ có 1 bé bị thân chung động mạch. Đối với người bình thường, động mạch chủ và động mạch phổi xuất phát từ hai thất khác nhau, nhưng với dạng bệnh lý thân chung này, động mạch chủ và động mạch phổi gộp lại làm một, kèm theo đó là một lỗ thông liên thất rất rộng bên trong”.

Theo bác sĩ Vân, khi mắc dạng bệnh này, bệnh nhi cần được điều trị suy tim, điều trị tím từ sớm và đặc biệt là cần được can thiệp bằng phẫu thuật. Nếu không được phẫu thuật trong năm đầu tiên, tỉ lệ tử vong của các bệnh nhi mắc bệnh này sẽ lên tới 90%.

Bệnh nhi T.H.P đến BV Chợ Rẫy khi đã 13 tuổi. Vì vậy, đây là một ca phẫu thuật khó, đòi hỏi những sự tính toán kỹ lưỡng, chuẩn bị công phu, áp dụng nhiều kỹ thuật cao và phức tạp.

Khi tổng hợp các dữ liệu về siêu âm, CT, thông tim…, ê kíp bác sĩ Khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim Trẻ em, BV Chợ Rẫy đã lên kế hoạch để phẫu thuật cho bệnh nhi.

Sau khi tách rời động mạch chủ và động mạch phổi, ê kíp đã tái tạo lại gốc động mạch chủ, vá lỗ thông trong tim để sửa chữa và đảm bảo rằng động mạch chủ phải xuất phát từ thất trái, đưa dòng máu đi nuôi cơ thể.

Kế đến, các bác sĩ tiến hành tái tạo hoàn toàn động mạch phổi bằng những ống ghép và van sinh học, tạo một đường mới nối từ thất phải đến động mạch phổi…

Ca phẫu thuật đã kéo dài trong 9 giờ. Sau phẫu thuật, các bác sĩ tiên lượng phổi của bệnh nhi cần có thời gian để hồi phục và thích nghi. Vì vậy, bệnh nhi đã được sử dụng ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo) trong 48 giờ.

Sau khi cai ECMO, cai máy thở và trải qua 10 ngày hậu phẫu, hiện tại bệnh nhi đã ổn định về mọi mặt và dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

Theo bác sĩ Vân, bệnh nhi gần như đã trở về một cuộc sống bình thường, với sinh lý tim mạch bình thường,  giống như mọi người.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.