Cuốn sách 'Đường tới Quốc hội của nữ Nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên': Bồi đắp thêm niềm tự hào là phụ nữ Việt

Nữ nghị sĩ Stephanie Đỗ ngồi giữa trong buổi ra mắt sách. (Nguồn: VOV)
Nữ nghị sĩ Stephanie Đỗ ngồi giữa trong buổi ra mắt sách. (Nguồn: VOV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Đường tới Quốc hội của nữ Nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên” - cuốn sách viết về cuộc đời của Stéphanie Đỗ - nữ nghị sĩ Quốc hội Pháp đã được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết lời giới thiệu. Trong buổi ra mắt sách vào tháng 10/2023 tại Việt Nam, Stephanie Đỗ đã bày tỏ sự tự hào là người phụ nữ Việt Nam với “lòng ngoan cường, ham muốn thành công và cống hiến vì người khác”...

Cuốn sách được Tổng thống Cộng hòa Pháp viết lời giới thiệu

“Đường tới Quốc hội của nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên” thuộc Tủ sách Nhân vật của Omega Plus Books gồm 6 chương. Chương đầu giới thiệu gia đình và tổ tiên của Nghị sĩ Stéphanie Đỗ. Chương 2 và 3 là hành trình bắt đầu đến Pháp, khát khao học tập để thay đổi cuộc sống của cô, cùng những khó khăn, trở ngại và thành tựu đạt được qua các trường lớp. Chương 4 và 5 kể về hành trình chinh phục con đường công chức và bước vào chiến dịch để trở thành nghị sĩ của tác giả. Chương cuối là hành trình trở thành một nghị sĩ từ khi được đề cử đến khi đắc cử và đâu là nguồn động viên lớn nhất của Stéphanie Đỗ.

Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron đã viết lời giới thiệu cho cuốn sách này: “Sinh ra ở Việt Nam, tới Pháp năm 11 tuổi dù không biết tiếng Pháp, vài năm sau Stéphanie Đỗ đã trở thành nghị sĩ Quốc hội của 68 triệu công dân. Cô đã đạt tới vị trí này nhờ lòng ngoan cường, ham muốn thành công và cống hiến vì người khác. Không gì có thể làm suy suyển quyết tâm của cô, một quyết tâm giúp cô đánh bại mọi dự đoán. Kể cả nỗi đau buồn khi rời bỏ quê hương đến định cư ở Pháp, vạ vật từ trại tị nạn này qua trại tiếp nhận khác cùng gia đình. Kể cả những khó khăn về vật chất mà cô phải đối diện, cùng ba người anh trai, mẹ là một người kinh doanh buôn bán và cha là một giáo sư toán có bằng cấp ở Việt Nam nhưng không được công nhận ở Pháp. Cha mẹ cô đã phải bỏ lại tất cả ở Việt Nam để tiếp tục hành trình tìm kiếm tương lai xán lạn hơn cho con cái mình. Stéphanie Đỗ đã chứng tỏ bản thân xứng đáng với sự kỳ vọng này. Cô đã nắm bắt mọi cơ hội mà nước Pháp mang đến cho mình và đã đền đáp cho nước Pháp gấp trăm lần...”.

Bất chấp rào cản xuất thân là dân di cư và tiếng Pháp không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ, Stéphanie Đỗ với niềm khao khát lớn lao đã dấn bước và chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 7/2017. Stéphanie Đỗ thể hiện vai trò nghị sĩ Quốc hội và cống hiến với niềm tự hào. “Cô ấy đã lựa chọn con đường này để phục vụ cho lợi ích chung và chỉ vậy mà thôi” - Tổng thống Emmanuel Macron nhận xét.

“Tôi là người phụ nữ Việt Nam, tôi rất tự hào vì điều đó”

Chia sẻ tại buổi ra mắt sách do Viện Pháp tại Hà Nội và Omega Plus Books phối hợp tổ chức tại Nhà khánh tiết Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, Stephanie Đỗ cho biết: “Tôi là người phụ nữ Việt Nam, tôi rất tự hào vì điều đó. Niềm tự hào đó luôn ở trong tim tôi, và là sức mạnh giúp tôi từ khi 11 tuổi tới giờ luôn có một hướng phấn đấu rất sôi động. Tôi mong rằng qua cuốn sách này, những người thuộc thế hệ của tôi và những thế hệ tiếp sau nữa sẽ thấy hành trình mà tôi đã đi, và từ đó quyết tâm đạt được mục tiêu của họ vì đó là điều có thể làm được”.

Đúng như những gì Stephanie Đỗ nói, câu chuyện của Stéphanie Đỗ không chỉ truyền cảm hứng đến những người Pháp ở thời điểm cô đắc cử vào Quốc hội Pháp nhiệm kỳ 2017-2022 mà còn dâng lên niềm tự hào to lớn với những người đồng bào từ đất mẹ Việt Nam.

Stéphanie Đỗ sinh ra tại TP.HCM năm 1979. Ông cố nội của cô là nhà trí thức Đỗ Quang Đẩu (1863-1937). Vì những đóng góp to lớn trong văn chương và giáo dục, ông được đặt tên cho một con đường tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Gia đình cô sang Pháp năm 1991 nhờ chương trình đoàn tụ gia đình bởi lúc đó ông bà của Stéphanie Đỗ đang sinh sống tại Pháp. Stéphanie Đỗ đã mất nhiều thời gian để học tiếng Pháp và hòa nhập tại đây. “Tôi là người khát khao kiến thức, trong gia đình tôi, ai cũng như vậy. Tôi hiểu sự khác biệt của bản thân khi không thể trò chuyện với bất kỳ ai trên phố. Ở tuổi 11, tôi lao vào học như điên. Học tập trở thành một đam mê và thử thách đối với tôi”, Stéphanie kể trong cuốn sách.

Bìa cuốn sách Đường tới Quốc hội của nữ Nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên.

Bìa cuốn sách Đường tới Quốc hội của nữ Nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên.

Cô gái bé nhỏ tự đặt ra mục tiêu phải xuất sắc ở tất cả các môn học. Cô thường học đến 2-3 giờ sáng để nhanh chóng nắm vững tiếng Pháp, đó là cơ sở để học tốt các môn học khác. Chẳng bao lâu, Stéphanie Đỗ trở thành một trong những người đứng đầu lớp. Cô tốt nghiệp đại học danh giá École Nationale d’Administration (Đại học Quản lý Quốc gia) - ngôi trường mà Tổng thống Pháp Macron đã theo học. Đây cũng là nơi đào tạo nhiều Tổng thống và Thủ tướng Pháp.

Stéphanie Đỗ cho rằng cô là người yêu thích thử thách. Cô không ở yên trong vùng an toàn mà sẽ luôn tìm cách trải nghiệm những điều mới mẻ. Cô quan niệm rằng mỗi ngày trôi qua mà không học thêm được gì thì ngày đó thật vô ích. Với suy nghĩ đó, Stéphanie bắt đầu dành sự quan tâm cho chính trị và dần dần được bổ nhiệm làm Giám đốc Dự án Tài chính Kế toán tại Bộ Kinh tế và Tài chính Pháp. Thời điểm đó, ông Macron đang là Bộ trưởng. Tham gia các cuộc họp và lắng nghe những khát vọng của ông Macron, Stéphanie bỗng nhận ra rằng mình có suy nghĩ và tầm nhìn giống với vị Bộ trưởng này. Cô tham gia phong trào En Marche (Tiến bước) chỉ với suy nghĩ là cống hiến cho nước Pháp chứ không phải vì một tham vọng chính trị.

Ban đầu En Marche chỉ là những cuộc tiếp xúc với người dân, lắng nghe nguyện vọng của họ, sau đó tìm giải pháp cho những vấn đề được nêu ra. “Nếu đây gọi là chính trị thì tôi làm được,” Stéphanie tự nhủ mà không biết rằng cô ngày càng say mê và bị cuốn vào lĩnh vực này cho đến khi ông Macron trở thành ứng cử viên chính thức của cuộc bầu cử Tổng thống. Lúc này Đảng Cộng hòa Tiến bước (La République en Marche) thiếu đại biểu nữ và Stéphanie Đỗ được khích lệ tham gia tranh cử.

Cô đắc cử đại biểu quốc hội vùng Seine-et-Marne ngày 18/6/2017 và là nữ đại biểu quốc hội gốc Á đầu tiên đắc cử vào Quốc hội Pháp. Từ khi được bầu vào Quốc hội, cô đã đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như Chủ tịch Đoàn Hữu nghị Pháp-Việt trong Quốc hội Pháp, Thư ký phụ trách Kinh tế Đoàn Pháp ngữ. Cô từng tháp tùng Thủ tướng Édouard Philippe nhân dịp ông đến thăm chính thức Việt Nam tháng 11/2018...

Vì sao cuốn sách ra đời?

Stéphanie Đỗ chưa bao giờ nghĩ đến việc kể lại hành trình của mình nhưng sự động viên của người thân, bạn bè đã khiến cô thấy mình phải có trách truyền cảm hứng cho “tất cả những người trẻ quan tâm đến chính trị và muốn trở thành chính trị gia trong tương lai”. Đó là lý do cô xuất bản cuốn sách “Đường tới Quốc hội của nữ nghị sỹ Pháp gốc Việt đầu tiên,” với lời nhắn gửi “Hãy cùng tôi bước vào địa hạt thấm nhuần ý chí, kiên định, khổ luyện và đầy thách thức nhé”.

“Tôi không kể lại cho bản thân mà cho các thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai… Hành trình chói sáng mà tôi đã vươn tới một vị trí ở tầm vóc quốc gia, gần như tức khắc, có thể là nguồn cảm hứng cho một số người. Bạn bè, đồng nghiệp và người thân của tôi rất tò mò muốn biết sự thăng tiến ấy ra sao” - Stéphanie Đỗ lý giải vì sao cô quyết định kể lại chuyện đời qua hơn 100 trang sách, do Patricia Bohic/P comme Plume chấp bút.

Trong cuốn sách Stéphanie Đỗ không chỉ tiết lộ cách “Làm thế nào mà tôi lại được bầu làm đại biểu Quốc hội?” mà còn chỉ ra cho bạn đọc đâu là nguồn động viên lớn nhất cho hành trình thăng tiến ở địa hạt chính trị phức tạp. Như Tổng thống Macron nhận định Stéphanie Đỗ thành công là “nhờ lòng ngoan cường, ham muốn thành công và cống hiến vì người khác”. Còn cô thì bày tỏ thêm rằng chính gia đình là nguồn động viên quý báu nhất, cũng như chị luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm và lòng tự hào cao nhất.

Trong 5 năm làm nghị sĩ (2017-2022), Stéphanie Đỗ nỗ lực tăng cường quan hệ giữa hai quốc gia Pháp - Việt Nam. Cô là Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp - Việt tại Quốc hội Pháp và từng tích cực đề nghị Pháp tặng Việt Nam 600 ngàn liều vaccine ngừa COVID-19 trong giai đoạn đại dịch đang hoành hành dữ dội nhất... “Là công dân Pháp mang dòng máu Việt, tình yêu của tôi chia đều cả cho Việt Nam và Pháp. Chính vì thế, công việc tôi làm cũng liên quan đến việc thúc đẩy tình hữu nghị hai nước. Tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực ngoại giao khác nhau, với mong muốn đóng góp sức mình cho hoạt động xây dựng quan hệ hai nước sâu sắc và bền vững”, cô bày tỏ.

Người phụ nữ gốc Việt mặc chiếc áo dài trắng tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM tháng 8/2023 để chụp hình làm bìa cuốn sách của mình đã chia sẻ ở phần cuối cuốn sách rằng cô muốn đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp cô đang theo đuổi. Thật mảnh mai trong tà áo dài trắng nhưng với tất cả những gì Stéphanie Đỗ đã và đang làm thì có thể tin rằng người phụ nữ quả cảm gốc Việt này sẽ còn mở ra “một sự nghiệp khác thường và ngoạn mục” trong tương lai cho cả hai đất nước mà cô yêu thương.

Đọc thêm

Chộn rộn đón Tết làng - Tết phố

Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Huỳnh Sơn)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.

Tết ơi, Tết à

Tết ơi, Tết à
(PLVN) - Từ ngày rằm tháng chạp, không khí Tết đã cận kề. Nhiều nhà đã lo chuẩn bị Tết sớm. Nhưng phải sau lễ cúng ông Công, ông Táo mọi nhà mới thực sự chuẩn bị tiễn năm cũ đón năm mới.

Sách Tết đong đầy hương vị mùa xuân

Các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn đến các ấn phẩm sách Tết được thiết kế tinh xảo, nội dung hấp dẫn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Khi nhắc đến Tết, ta thường nghĩ đến mâm cơm đoàn viên, sắc mai đào khoe sắc hay những phong tục cổ truyền. Nhưng trong nhịp sống hiện đại, có một món quà tinh thần đang dần trở thành biểu tượng của mùa xuân: sách Tết. Đó không chỉ là những trang viết đơn thuần mà còn là hơi thở của Tết xưa hòa quyện với Tết nay, là những lát cắt tinh tế từ cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật được gói ghém trong từng dòng chữ, trang giấy.

Sắc xuân bung nở trên những tà áo cổ truyền

Áo dài truyền thống là sự lựa chọn của Bạch Dương vào dịp Tết đến, Xuân về. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, đường phố trên khắp các tỉnh, thành Việt Nam đang nở rộ những nhánh hoa mai, hoa đào, cây quất tươi. Đây là thời điểm nhiều người dân lên kế hoạch chụp những bộ ảnh đón Tết bằng tà áo truyền thống.

Thầm thì hoa nở

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Người phụ nữ đó hay mua lắm và thường đội mũ và không tháo khẩu trang. Lần nào đến cũng chỉ chọn một bó nhỏ, hoặc chục bông hồng về cắm. Tôi tự nhủ, lần sau phải ghi nhớ biển số xe máy của cô. Dễ chừng một tháng mua một lần, có khi hai lần. Cô sẽ dừng trước cửa, lặng lẽ, nhìn quanh, rồi đi.

Lần theo dấu chữ

Lần theo dấu chữ
(PLVN) - Ngày nay, tận mắt nhìn lại một cuốn sách, tận tay chạm vào một tờ báo đã ra đời cách đây hơn một trăm năm, ta không khỏi xúc động trước những di sản đã góp phần làm nên một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

Nỗ lực để mọi miền, mọi nhà đón Tết vui

Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng, cả nước đang tập trung tăng tốc, bứt phá thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, đồng thời chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Tháng Chạp đến rồi kìa

Với người xưa, tháng Chạp được coi như "tháng Tết", "về nhà ăn Tết". (Ảnh: Tuấn Ngọc).
(PLVN) - Nói đến Tháng Chạp là chộn rộn chuyện Tết đến, Xuân về. Mùa đông đã hết, chuyện bây giờ là bàn nhau sắm Tết, du ngoạn, thăm thú, “chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” (Truyện Kiều). Dù thời thế đổi thay, nhưng khi giao mùa, hết năm, vẫn đầy háo hức, tha thiết.

Bước chân mùa xuân trên khắp Việt Nam

Gần Tết Nguyên đán, phố phường Hà Nội tràn ngập sắc đỏ rực rỡ.
(PLVN) - Khi những tia nắng ấm áp của mùa xuân bắt đầu chiếu rọi qua những đám mây màu xám bạc còn sót lại của đông chí, khắp phố phường ở mọi tỉnh, thành tại Việt Nam lại bừng lên sức sống của một năm mới. Dù có những khác biệt về không khí đón Tết Nguyên đán ở làng quê và thành phố nhưng tựu trung lại, Tết cổ truyền vẫn là thời gian sum họp gia đình, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.

“Chở” mùa xuân đến với mọi người

Tết Nhân ái đến với những người dân có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Ngày Tết là ngày đoàn viên, là ngày sum họp của gia đình, ngày Tết cũng là ngày mà người dân Việt Nam cùng nhau “chia ngọt, sẻ bùi”. Phương châm hành động “ai có gì giúp nấy, có của góp của, có công góp công, có nhiều góp nhiều, có ít góp ít”, các tổ chức, cá nhân đã tạo nên sức mạnh đoàn kết to lớn, chung tay hỗ trợ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, không để ai bị bỏ lại phía sau tại kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Vinh danh nghệ sĩ, diễn viên tiêu biểu năm 2024

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao hoa và biểu trưng vinh danh các nghệ sĩ, diễn viên tiêu biểu.
(PLVN) - Tối 11/1, tại Nhà hát TP Hải Phòng, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Chương trình giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024.

Vinh danh võ cổ truyền Bình Định

Các võ sinh biểu diễn trong Lễ cúng tổ võ cổ truyền. (ảnh: H. Trường)
(PLVN) - “Ai về Bình Định mà coi. Con gái Bình Định cầm roi, đi quyền” - câu ca dao này bao đời nay vẫn luôn khiến người dân Bình Định tự hào về quê hương được mệnh danh là “miền đất võ”. Võ cổ truyền Bình Định đang được xây dựng hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thể thao Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 33

Điền kinh tiếp tục là môn thể thao được kỳ vọng đem về nhiều HCV cho TTVN. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045” nêu rõ mục tiêu cụ thể đối với lĩnh vực thể thao thành tích cao là: “Duy trì trong tốp 3 tại các kỳ SEA Games và trong tốp 20 tại các kỳ ASIAD; trong đó phấn đấu đạt từ 5 đến 7 HCV tại các kỳ ASIAD, có huy chương tại các kỳ Olympic”.

Giáng Son thực hiện giấc mơ âm nhạc âm nhạc của mình

 Giáng Son thực hiện một giấc mơ về âm nhạc được khám phá các phong cách âm nhạc (ảnh BTC).
(PLVN) - “Giấc mơ Sol” đó chính là giấc mơ của Giáng Son, một giấc mơ về âm nhạc, được tung hoành ngang dọc, được khám phá, được thử nghiệm, với các phong cách âm nhạc mà mình yêu thích như là Pop, dân gian đương đại, thính phòng, Jazz, Blue, thậm chí là Rock…