Cuộc phỏng vấn trên giấy với người cựu chiến binh già

(PLO) - Một buổi sáng, tôi đang thu dọn đồ đạc trước cửa nhà thì một người đàn ông trạc tuổi 60 xách 2 chiếc túi đến trước cửa vẫy tôi lại và ra hiệu. Chưa kịp hỏi “Xin lỗi, ông cần gì ạ”, ông đã lấy mảnh giấy nhỏ và cây bút viết: “Bác là bộ đội cựu chiến binh, bị câm không nói được. Bác đến mua vé xe về Bắc (nhà tôi mở dịch vụ xe Bắc - Nam), mong cháu giúp”. 
Vì không thể nói chuyện với ông được, tôi viết: Ông về đâu? – Về Thanh Hóa. Không hiểu sao tôi trào dâng xúc động. Suy nghĩ giây lát, tôi “quyết định phỏng vấn” ông để biết thêm chi tiết về cuộc đời cựu chiến binh này. 
Ông Trần Bá Nên đang trả lời bằng cách viết ra giấy
Ông Trần Bá Nên đang trả lời bằng cách viết ra giấy 
Ký ức chiến tranh không thể nào quên
“Cháu ơi, bác chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ từ năm 1967 đến 1975. Sau ngày giải phóng, bác xuất ngũ về quê, chưa kịp lấy vợ thì đến năm 1976 tái ngũ, chiến đấu ở chiến trường Tây Nam thuộc tỉnh Tây Ninh và chiến trường Căm-pu-chia. 
Năm 1983 được xuất ngũ lần hai, có ngờ đâu chất độc đi-ô-xin đã ngấm vào thân thể bác. Phát bệnh, bác bị câm. Đến nay vẫn không có vợ con, sống độc thân”. 
Đó là ông Trần Bá Nên, quê ở Quảng Lưu, Quảng Xương, Thanh Hóa, nguyên là chiến sĩ chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, Tây Nam, Căm -pu-chia thuộc D100, E546, F470 (Tiểu đoàn 100, Trung đoàn 546, Sư đoàn 470).
Năm 1967, chàng trai Trần Bá Nên tròn 18 tuổi, cùng bao thanh niên xã Quảng Lưu, Quảng Xương, Thanh Hoá lên đường tòng quân nhập ngũ. Hành trang anh mang theo là tình yêu quê hương làng xóm và lòng căm thù giặc sâu sắc. 
Tuổi 18 phơi phới sức trai, chưa kịp yêu một người con gái, tạm biệt xóm làng, Nên xung phong vào chiến trường miền Nam chiến đấu.
Thời điểm ấy, cuộc chiến tranh ở miền Đông Nam bộ diễn ra ác liệt. Anh được phân về Tiểu đoàn 100, Trung  đoàn 546, Sư đoàn 470. Từ năm 1967-1975 anh chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ và chiến trường Khe Sanh Quảng Trị. 
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nên xuất ngũ về quê. Chưa kịp lấy vợ thì anh lại tái ngũ lần 2 theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. 
Đơn vị anh ở là Tiểu đoàn 2 thuộc Sư đoàn 338, chiến đấu trên chiến trường biên giới Tây Nam (tỉnh Tây Ninh) và chiến trường Căm-pu-chia”. Những đêm hành quân trong rừng già, đơn vị dừng chân bên suối ăn cơm vắt và uống nước suối rừng. Có ngờ đâu, dòng nước suối trong vắt ngon ngọt ấy đã nhiễm chất độc đi ô xin rất nặng mà cả đơn vị không hề biết. 
Chẳng ai suy nghĩ điều gì, xốc ba lô tiếp tục hành quân.
Kết thúc chiến tranh biên giới Tây Nam, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Nên xuất ngũ về quê với ý định lấy vợ, sinh con làm ăn như bao trai làng khác. Nhưng có ngờ đâu tai ương ập tới. Một trận ốm thập tử nhất sinh, anh phát đủ thứ bệnh. 
Như nhớ lại ký ức chiến tranh, ông nhìn tôi rồi cặm cụi viết: “Những người chiến đấu trong rừng Trường Sơn năm ấy, nhiều người nhiễm chất độc đi-ô-xin. Nhiều người lấy vợ, sinh con bị dị tật. Còn bác, sau khi xác định bị nhiễm, câm và ….”  (ông không muốn nói bị vô sinh nên mới viết 4 dấu chấm. Mãi sau, ông mới viết thật là ông bị vô sinh nên không lấy vợ).  
“Bác không lấy vợ cháu ạ. Bác đã xin sống ở Trại mồ côi tỉnh Thanh Hóa 20 năm, sau đó bác về quê được một năm thì địa phương làm cho một căn nhà tình nghĩa và bác sống độc thân”
Nỗi đau hậu chiến
Trở về từ chiến trường Căm-pu-chia năm 1983, biết bệnh của mình, Nên không lấy vợ vì anh không muốn đặt lên vai người thương yêu anh thêm gánh nặng và sự thất vọng của họ. Thời gian lặng lẽ trôi đi làm thay đổi cuộc sống của bao người, song đối với anh Nên thì vẫn thế. 
Có chăng, chiến sĩ Trần Bá Nên đẹp trai, trẻ, khỏe ngày nào giờ đã lên tuổi ông, có điều ông quạnh hiu một mình và tóc thêm nhiều sợi bạc. Sau 20 năm ở trại mồ côi, ông Nên về quê. Tuy không nói được nhưng tinh thần ông vẫn minh mẫn lắm. 
Trong ngôi nhà đơn chiếc, lúc trái gió trở trời vết thương tái phát, ông đã có các cháu trong họ hàng chăm  sóc, bà con lối xóm và đồng đội bên cạnh cho đỡ phần hưu quạnh. 
Trong giấy “phỏng vấn” ông viết: “Bác được Đảng, Nhà nước quan tâm như thế là tốt lắm rồi, hàng tháng cũng đủ tiền tiêu” khi tôi hỏi: “Bác có điều gì trăn trở, thiếu thốn?”.
Vẹn tình đồng đội
Ông Nên lục từ chiếc túi du lịch cũ đưa cho tôi xem giấy tờ. Ông từ Thanh Hóa lặn lội ra tận Côn Đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để tìm mộ của đồng đội là Nguyễn Văn Việt, bạn chiến đấu, song không tìm thấy. 
Trong giấy xác nhận  tại Côn Đảo của Ban Quản lý Di tích Lịch sử Cách mạng Côn Đảo do ông Đoàn Hữu Hoài Minh ký, có ghi: “… Ông Trần Bá Nên, quê ở Quảng Lưu, Quảng Xương, Thanh Hóa có đến Ban Quản lý Di tích Lịch sử Cách mạng Côn Đảo để tìm mộ liệt sĩ là Nguyễn Văn Việt, bạn chiến đấu, song không tìm thấy mộ”.
Vì nhớ đồng đội cũ thời chiến tranh, đã cất công từ Thanh Hóa đến tìm đồng đội ở Sư đoàn 470, trong lá đơn “Xin hỗ trợ” gửi Sư đoàn 470 có đoạn viết: “Cả đời tôi chiến đấu và phục vụ Tổ quốc. Chiến tranh đã lấy đi của tôi giọng nói, thân thể. Tôi bị chất độc đi-ô-xin tàn phá. 
Chất độc quái ác đó đã ngấm vào máu, ăn sâu vào thân thể tôi. Tôi không lấy vợ là vì không muốn đặt lên vai người tôi thương yêu thêm gánh nặng và niềm vô vọng làm mẹ của họ. 
Những ngày cuối của cuộc đời, tôi phải tìm những người đồng đội cũ - những người đã cùng tôi chiến đấu trên những cánh rừng già, những cung đường Trường Sơn dày đặc bom rơi, đạn nổ. Tôi cất công đi tìm đồng đội chỉ để ôn lại ký ức của chiến tranh, đó là nghĩa tình đồng đội của tôi - một cựu chiến binh già”.  
Không chỉ  nghĩa tử, nghĩa tận đối với những người đồng đội đã ngã xuống hy sinh trong chiến tranh, ông Nên còn ân sâu nghĩa nặng đối với những đồng đội còn sống. Trong mảnh giấy nhỏ ông viết: “Bác cũng có nhiều bạn bè còn sống từ chiến trường về ở Nga Sơn (huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, khi tôi nói với ông, tôi quê huyện Nga Sơn, Thanh Hóa). Năm ngoái, bác ra đám tang một anh thương binh ở xã Nga Phú”.
Có lẽ ông Nên đã đi nhiều nơi để tìm đồng đội, và ở đâu ông cũng phải viết ra giấy cho mọi người hiểu. Vì thế mà giấy và bút là hai thứ luôn theo bước chân hành trình cùng ông, để sẵn sàng viết và hỏi ai chuyện gì đó khi cần. 
Với một cựu chiến binh đã từng chịu nhiều hy sinh, mất mát như ông, vào sinh ra tử cùng với bao đồng đội thì hạnh phúc nào hơn là được gặp lại những người đồng đội cũ. Đó không chỉ là máu thịt, là cuộc đời, là ký ức chiến tranh mà còn là trăn trở, là mong mỏi của ông những ngày cuối của cuộc đời.
Tôi viết bài này với tất cả sự kính trọng người đồng đội thế hệ đi trước, như thay lời động viên tinh thần ông Nên vượt qua khó khăn của cuộc sống đời thường, đạt được ước mơ giản dị. 
Đúng như ông viết: “Cháu ơi, cứ tin rằng bác tàn nhưng không phế, vẫn cố gắng sống xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.