Cuộc đua vào điện Elysée: Dùng chung… 'vũ khí' khẩu chiến

Ứng cử viên đại diện cho phe cực tả Jean-Luc Melenchon bất ngờ vươn lên vị trí thứ 3
Ứng cử viên đại diện cho phe cực tả Jean-Luc Melenchon bất ngờ vươn lên vị trí thứ 3
(PLO) - Chỉ còn 2 tuần nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, nhưng đến nay cuộc bầu cử đã nóng lên từng ngày bởi nhiều diễn biến bất ngờ liên quan đến các ứng cử viên xảy ra, ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đua vào điện Elyseé năm nay. 

Các diễn biến này cũng khiến cho kết quả cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017 trở nên khó đoán định.

Melenchon: Vị trí thứ 3

Theo một kết quả thăm dò mới nhất công bố ngày 9/4/2017, ứng cử viên đại diện cho phe cực tả Jean-Luc Melenchon đã vươn lên vị trí thứ 3 - vị trí mà ứng cử viên Francois Fillon liên tục nắm giữ kể từ khi các ứng cử viên Pháp bước vào chiến dịch vận động tranh cử.

Kết quả thăm dò do Kantar Sofres thực hiện cho thấy ứng cử viên Jean-Luc Melenchon nhận được 18% ý kiến ủng hộ, tăng 6% so với kết quả thăm dò trước đây, trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ ứng cử viên đại diện cho cánh hữu và đảng Những người Cộng hòa (LR) Francois Fillon là 17%. Phản ứng này của cử tri cho thấy nhiều yếu tố bất ngờ tiềm ẩn trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vào thời điểm chỉ còn chưa đầy 2 tuần sẽ diễn ra cuộc bỏ phiếu.

Cũng theo kết quả thăm dò nói trên, ứng cử viên trung dung Emmanuel Macron, người được dự báo là ứng viên sáng giá nhất trong cuộc đua vào điện Elysée năm nay và ứng viên đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN), bà Marine Le Pen đều giành được 24% tỷ lệ ủng hộ.

Cùng ngày, ứng cử viên Melenchon cũng đã tiến hành chiến dịch vận động tại thành phố Marseille. Phát biểu trước hàng chục nghìn người ủng hộ, ông Melenchon khẳng định “Có thể nghe thấy và cảm nhận: Chiến thắng đang trong tầm tay chúng ta”.

Các ứng cử viên “khẩu chiến”

Trong khi đó, tại chiến dịch vận động tranh cử ở thủ đô Paris, ứng cử viên cánh hữu François Fillon cũng đề cao chương trình tranh cử của mình là “chương trình tốt nhất cho nước Pháp” với hai quan điểm nền tảng là các biện pháp tự do về kinh tế và kiên quyết về các vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phòng. Ông đồng thời kêu gọi cử tri bỏ phiếu vì một sự lựa chọn khác cho nước Pháp.

Ông Fillon cũng đã liên tục “bắn đi các mũi tên” hướng vào nhà lãnh đạo phong trào “Tiến bước” Emmanuel Macron. Phát biểu trước hàng chục nghìn người ủng hộ tại trung tâm triển lãm Porte de Versailles, ông Fillon đã không tiếc lời đả kích cựu Bộ trưởng Kinh tế của Chính phủ Tổng thống François Hollande, đặt tên là “Emmanuel Hollande” - ghép từ tên của hai người. Ông tuyên bố ứng cử viên Macron là “người thừa kế trẻ “của Tổng thống Hollande.

Theo ông Fillion, nếu ứng cử viên Macron trở thành Tổng thống, nước Pháp sẽ lại có thêm “5 năm phí hoài với các biện pháp nửa vời, các cơ hội bị bỏ lỡ”, “5 năm của sự thụt lùi và 5 năm tìm kiếm đa số trong Quốc hội”. Trước đó, cựu Thủ tướng Fillon cũng đã cho rằng chỉ với thời gian 2 năm làm bộ trưởng, lại chưa từng là nghị sĩ, ông Macron không có kinh nghiệm trên chính trường. Vì vậy, nếu trở thành tổng thống, ông Macron sẽ đưa nước Pháp vào một “cuộc phiêu lưu”.

Đối với cựu Thủ tướng François Fillon, ứng cử viên trẻ 39 tuổi này là đối thủ cần phải “hạ gục” đầu tiên hòng làm thay đổi cán cân để ông có thể đi tiếp sau cuộc bầu cử vòng một ngày 23/4 sắp tới. Báo chí Pháp cho rằng sở dĩ ông Fillon tập trung “ra đòn” nhằm vào ứng cử viên Macron vì đây là khoảng thời gian nước rút để ông có thể tác động đến các cử tri cho đến nay vẫn còn do dự. 

Còn trong chương trình “Khách mời” ngày 10/4 trên kênh truyền hình BFMTV, ứng cử viên Macron đã “phản pháo” khi cho rằng việc ông Fillon dành 1/3 thời gian của buổi vận động để tấn công đối thủ không phải là điều mà người dân Pháp mong đợi. Ông nhấn mạnh hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc làm của mình và khi quyết định ra tranh cử tổng thống, ông đã từ chức Bộ trưởng Kinh tế, rằng ông không thể vừa là “người thừa kế” của Hollande và “kẻ phản bội” như cách gọi của một số người trong phe cánh tả vì đã rời bỏ chính phủ. 

Khó đoán định

Theo các nhà phân tích, sau cuộc tranh luận lần hai trực tiếp phát sóng trên truyền hình đêm 4/4 vừa qua, ông Jean-Luc Melenchon đã nổi lên trở thành ứng cử viên đầy tiềm năng khi được đánh giá là người giành phần thắng trong cuộc tranh luận này. Ông Melenchon tham gia cuộc đua với khẩu hiệu “Nước Pháp bất khuất”, nhắm tới việc khôi phục sức mạnh quốc gia. Trong cuộc tranh luận, ứng cử viên 65 tuổi này đã nhận được 25% ý kiến đánh giá là người có lập luận tranh luận thuyết phục nhất - tỷ lệ cao nhất so với các ứng cử viên khác.

Tuần báo Pháp L’Obs cho rằng, việc ứng cử viên Mélenchon bất ngờ nổi lên và lọt vào nhóm 4 ứng cử viên dẫn đầu đã làm đảo lộn mọi dự đoán đối với những ứng cử viên tiềm năng. Các nhà phân tích dự báo cuộc bầu cử Tổng thống sẽ khó khăn hơn thường lệ với tỷ lệ cao bất thường số lượng cử tri dự kiến sẽ không đi bỏ phiếu hoặc chưa có dự định bầu cho ai.

Thực tế cho thấy, sau khi trải qua một giai đoạn khiến chiến dịch tranh cử bị phủ bóng bởi các cuộc điều tra liên quan đến bê bối tài chính đối với hai ứng cử viên là cựu Thủ tướng François Fillon và Chủ tịch đảng FN, bà Marine Le Pen, vào thời điểm hiện nay, dư luận Pháp đã thực sự quan tâm đến chương trình hành động của các ứng cử viên, coi đây là chìa khóa để đưa nước Pháp thoát khỏi khủng hoảng.

Mối quan tâm đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là sau hai cuộc tranh luận được truyền hình trực tiếp giữa 5 ứng cử viên nặng ký ngày 20/3 và giữa toàn bộ 11 ứng cử viên ngày 4/4. Theo cuộc thăm dò dư luận do kênh truyền hình BFMTV tiến hành ngày 9/4, 68% số người được hỏi tuyên bố quan tâm đến chương trình hành động trong khi chỉ có 34% là quan tâm đến tư cách của các ứng cử viên.

Cho đến nay, các cuộc khảo sát được tiến hành hàng ngày đều đưa ra kết quả khá thống nhất về các ứng cử viên hàng đầu có khả năng lọt vào vòng hai. Mặc dù vậy, truyền thông Pháp cho rằng rất khó dự đoán kết quả cuộc bầu cử vòng một do có nhiều yếu tố có khả năng làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các ứng cử viên. 

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Đọc thêm

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.