Cuộc đột kích táo bạo của đặc nhiệm Pêru

Đặc nhiệm Pê-ru vui mừng sau chiến thắng
Đặc nhiệm Pê-ru vui mừng sau chiến thắng
(PLO) -Trong lúc đàm phán, lực lượng đặc nhiệm của Pêru âm thầm luyện tập và thực hiện kế hoạch. Thượng tuần tháng 4 mọi công tác chuẩn bị cho kế hoạch giải cứu đã hoàn tất, một số nhà dân sát tòa đại sứ được trưng dụng làm bàn đạp tiến công. 

Tuy nhiên, trước khi diễn ra đột kích, Tổng thống Pêru đã phải không gừng giải thích cặn kẽ với người Nhật về việc làm của mình.

Tháo vướng

Trong khu vực đó, luôn có 40 lính đặc nhiệm đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ngay trước đêm diễn ra trận chiến, 4 thành viên thuộc lực lượng đặc nhiệm Mỹ "Binh đoàn châu thổ” đã bay đến hiện trường, lấy tầng ba của một bệnh viện gần đó làm nơi đặt trung tâm thu thập tin tức, tập trung một lượng lớn thiết bị khuếch đại âm thanh, do thám và thiết bị nhìn đêm, thông qua phân tích tiếng động, đối thoại trong đại sứ quán từ đó nắm chắc được hoạt động và vị trí của từng thành viên trong nhóm khủng bố, chuẩn bị cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cho xây dựng phương án tác chiến. 

Ngay từ khi mới xảy ra vụ tấn công bắt giữ con tin lực lượng đặc nhiệm này đã được cơ động từ căn cứ quân sự tại Bắc Carolina đến Panama, sẵn sàng chuẩn bị tham gia vào sự vụ trên, sau đó lại được rút về.

Nhưng sau đó Mỹ lại cử chuyên gia chống khủng bố đến đại sứ quán Mỹ tại Lima, tăng cường hợp tác chặt chẽ với chính phủ Peru. Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố SAS của Anh và đặc nhiệm Israel đều gửi quân và thiết bị đến chi viện.

Chuyên gia của SAS tại Lima đã phối hợp với chính phủ Pêru xử lý khối lượng lớn công viện, cảnh sát Anh cũng cử chuyên gia đến giúp đỡ phân tích thông tin, giúp đỡ giải quyết vụ khủng hoảng con tin. 

Theo luật pháp quốc tế, chính phủ Nhật Bản có chủ quyền đối với đại sứ quán của mình. Thủ tướng Nhật là bạn cũ của tổng thống Pêru đã nhiều lần yêu cầu phía Pêru thông báo trước khi hành động.

Khi nhận định sẽ xảy ra khả năng giải quyết vấn đề bằng vũ lực, ông đã năm lần gọi điện cho phía Pêru yêu cầu xác nhận thông tin, vì ông nhận được thông tin sau nửa tiếng nữa, chiến dịch giải cứu sẽ mở màn, nhưng Tổng thống Fujimori đã phủ nhận tin này, Thủ tướng Nhật không quên nhắc nhở rằng:

Với số lượng con tin đông đảo như vậy, nếu sử đụng biện pháp mạnh sẽ phải trả giá khá đắt. Kết quả các cuộc diễn tập giả định của Anh và Mỹ cũng cho kết quả tương tự. Ông Fujimori đã thuyết phục thủ tướng Nhật là không nên lo lắng.

Hai ngày trước khi diễn ra cuộc tấn công giải cứu, Fujimori giải thích với người Nhật, đây chỉ là huấn luyện mà thôi. Trên thực tế lúc đó lượng đột kích đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. 

Đột kích hoàn hảo

Theo thông tin, ban ngày, quân khủng bố thường khá chủ quan, thậm chí còn tổ chức đá bóng trên một khoảng đất trống trong sứ quán vào buổi chiều, có hôm đá bóng vào buổi sáng. Lúc ấy, quân khủng bố thường cởi bỏ vũ khí trang bị xếp lại một đống. Những sinh hoạt hoạt động trở thành qui luật cố định đã bị lực lượng đột kích nắm rõ qua các thiết bị nghe trộm đặt trong sứ quán. 

Trong số 14 quân bắt cóc, chỉ có Cerpa và một vài người nữa là chuyên nghiệp, số còn lại đều là lính mới được thuê tiền và lôi từ trong rừng ra, được tẩy não và cho nhập bọn. Trong số này còn có 2 cô gái chưa đầy 20 tuổi, bọn họ chỉ nghĩ rằng tất cả sẽ kết thúc thành công trong 2 tuần, Cerpa trước đó đã nói rằng mọi việc sẽ thành công rất nhanh. Nhưng khi cuộc chiến kéo dài, hai cô bắt đầu nhớ nhà, thỉnh thoảng lại khóc thầm, Cerpa thấy vậy liền không cho phép họ canh giữ con tin. 

Sáng tháng 4, bên bắt cóc hạn chế số lần cho phép bác sĩ vào khám trị bệnh cho bệnh nhân xuống một tuần một lần, sự an toàn tính mạng và đảm bảo sức khỏe của các con tin bị đe dọa nghiêm trọng. Tình thế không cho phép chậm trễ, cần phải lập tức thực hiện phương án. Ngày 17/4, kế hoạch tác chiến được duyệt lần cuối.

Ngày 19/4, Tổng thống Fujimori và Tổng tham mưu trưởng đến căn cứ huấn luyện động viên các chiến sĩ. Ngày 20, lực lượng đột kích được cơ động đến khu vực gần sát đại sứ quán. Sáng ngày 21, lực lượng này đã xuống đường hầm và ở trong trạng thái sẵn sàng xuất kích. Lực lượng này đã chờ lệnh dưới đường hầm trong 33 giờ đồng hồ.

Đại sự quán Nhật Bản.
Đại sự quán Nhật Bản.

Khoảng 3 giờ chiều ngày 22/4/1997, Tổng thống Fujimori nhận được báo cáo, trong tổng số 14 tên khủng bố của tổ chức "phong trào đấu tranh “Tupác Amaru" lúc này chỉ còn bớt lại 3 tên ở tầng hai canh giữ các con tin, 11 tên kia đang tụ tập trong đại sảnh, Cerpa và 6 tên đồng bọn đang tổ chức đá bóng trong phòng, những tên khác thì đang xem tivi. Đây là bản báo cáo thường xuyên, nhưng khi đọc nó, tổng thống Fujimori bị thu hút, ý tưởng về một kế hoạch hành động quả cảm táo bạo hình thành. 

Khoảng 3 giờ 13 phút, các con tin trong sứ quán lần lượt nhận được mật lệnh, yêu cầu họ tập trung lên tầng hai, khi có tiếng nổ thì phải ngồi thụp xuống gần chân tường, không được chạy lộn xộn, giữ bình tĩnh chờ đợi được giải cứu và không được hỏi gì thêm.

Lúc 3 giờ 17 phút, tổng thống Fujimori hạ lệnh tấn công. Lúc 3 giờ 20, cảnh sát giải tán các phóng viên đang tụ tập trước cổng sứ quán, thực hiện công tác làm sạch khu vực. Sau đó ba phút, cuộc đột kích chính thức mở màn. 

Lực lượng đột kích cho kích nổ đồng thời các khối thuốc nổ đã được cài sẵn. Nền đại sảnh và nhiều vi trí khác trong sứ quán lập tức nổ tung để lộ những lỗ thủng lớn, trận đấu bóng đang sôi nổi thì có 5 trong số 6 quân khủng bố ngã gục xuống sau tiếng nổ, 6 tên khác cũng bàng hoàng, chạy tản ra trong gian đại sảnh.

Các lính đặc nhiệm lao lên từ các cửa hầm vừa được mở, và nổ súng vào bọn khủng bố, từ trong màn khói đày đặc, cùng lúc hai nhóm đặc nhiệm khác cũng tiến công vào từ phía cửa trước, cửa sau và sân thượng. Lực lượng đặc nhiệm trên sân thượng cho nổ bộc phá tạo thành một lỗ thủng và bắn quét từ trên xuống dưới.

Lúc này, nhưng khối thuốc nổ mà quân bắt cóc đã cài sẵn trong sứ quán cũng được kích nổ, tiếng súng, tiếng nổ của lựu đạn, bộc phá đan vào nhau, khói lửa cuồn cuộn bốc lên. Trong nháy mắt, lực lượng đột kích từ cửa thông gió trên tầng và dưới đường hầm bất ngờ xuất hiện, họ đội mũ sắt, mặc áo giáp chống đạn, tay cầm súng tự động, xông vào trong sứ quán.

Những kẻ bắt cóc còn chưa kịp định thần xem có chuyện gì xảy ra, thì đã vang lên tiếng nổ và ánh sáng chói mắt của loại đạn phát sáng, tiếp đó là trận đấu súng ngắn ngủi. Một số quân bắt cóc chưa kịp phản kháng thì đã ngã gục trước làn đạn. Cerpa định chạy lên tầng hai, nhưng bị đặc nhiệm hạ gục ở cầu thang.

Một nhóm đặc biệt chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho các con tin đã nhanh chóng sử dụng thang bắt vào cửa sổ tầng hai cho các con tin đang tập trung ở đây trèo ra một sân thượng ngôi nhà gần đó, sau đó rút xuống khu vực an toàn. 

Kết thúc trận đột kích, có 25 con tin bị thương. Chánh án tòa án tối cao Pêru bị dính mảnh lựu đạn vào động mạch đùi, mất máu nhiều sau đó đã chết. Khi cứu Bộ trưởng ngoại giao Pêru, Trung tá Barel đụng độ với quân bắt cóc.

Anh đã lấy thân mình che chắn cho bộ trưởng và hy sinh. Trung uý Himanes 28 tuổi khi sắp xông lên cầu thang tầng hai thì trúng đạn hy sinh. Đó là cái giá của trận đột kích này, những con tin khác cũng có người bị thương nhẹ, nhưng cơ bản năng nguy hiểm đến tính mạng.

Khi lực lượng đặc nhiệm xuất hiện các con tin mới hiểu rằng đã được giải cứu. Họ vui mừng như phát cuồng, vui vẻ nhảy nhót. Tiếng vỗ tay kéo dài trong mười phút, mãi đến khi vang lên một tiếng nổ lớn mới ngừng lại. Một lính đặc nhiệm hạ lá cờ của bọn khủng bố trên nóc nhà xuống. 

Cuộc khủng hoảng con tin kéo dài trong 18 tuần lễ đã kết thúc. Lính đặc nhiệm bước ra khỏi tòa nhà, họ vui mừng ra hiệu chiến thắng, 14 tên khủng bố đã bị bắn chết, trong đó có cả thủ lĩnh Cerpa, lúc đó là 3 giờ 45 phút chiều ngày 22/1997. Lúc 4 giờ 20, Tổng thống Fujimori mặc áo giáp chống đạn xuất hiện tại hiện trường cùng cảnh sát và quân đội hát vang bài quốc ca, chúc mừng thắng lợi.

Như vậy, "buổi tiệc" kéo dài trong 126 ngày đã kết thúc. Trận đột kích thắng lợi khiến tiếng tăm của Tổng thống Fujimori vang dội khắp Pêru và trong cộng đồng quốc tế và dĩ nhiên, lực lượng đặc nhiệm của Pêru cũng được thơm lây.

Nội các Chính phủ Nhật đã đánh giá: “Ngay cả chúng tôi cũng bị che mắt, quân khủng bố càng không thể đề phòng, tổng thống Fujimori quả là cao thủ”. Sau đó, chỉ có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ W.Cohen không ngớt khen ngợi chiến dịch do Tổng thống Fujimori chỉ huy...

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.