Chiến công lừng lẫy của đặc nhiệm Pêru: Phong trào cách mạng 'Tupác Amaru'

Khủng bố treo khẩu hiệu đòi yêu sách.
Khủng bố treo khẩu hiệu đòi yêu sách.
(PLO) -"Phong trào cách mạng Tupác Amaru" là một trong những lực lượng du kích phái tả hoạt động mạnh tại Pêru. Tuy quân số thấp hơn nhiều so với lực lượng "Con đường sáng”, nhưng các du kích của "Tupác Amaru" rất quả cảm và ngoan cường trong chiến đấu, bọn họ trong nhiều năm liền đã trở thành một mối đe dọa thường trực đối với các nhà cầm quyền Pêru.

Lịch sử Tupác Amaru

Tổ chức "Phong trào cách mạng Tupác Amaru" thành lập năm 1984, tên của tổ chức này có xuất xứ khá lâu đời. "Phong trào cách mạng Tupác Amaru" lấy tên của vị thủ lĩnh người Anhđiêng cổ đại để đặt tên. Tổ chức này cũng tiến hành đấu tranh vũ trang dựa trên mô hình phong trào du kích do lãnh tụ cách mạng Cuba nửa cuối thập niên 1960 mà Che Guevara lãnh đạo.

Tổ chức này tuyên truyền, mục đích cuồi cùng của họ là nhằm xây dựng "một xã hội xã hội chủ nghĩa kiểu mới". Belaske, người lãnh đạo của tổ chức này sống lưu vong tại Đức nói: "Chúng tôi là người Mỹ La tinh chúng tôi mơ ước cái "tổ quốc vĩ đại mà Bolivar và Che Guevara mong mỏi".

Người sáng lập ra "phong trào cách mạng AML" là Vicrto Polay Compos, Bidru Cadnas. Người lãnh đạo gần đây của tổ chức này chính là kẻ chủ mưu của vụ bắt cóc lần này Cerpa. 

Kể từ ngày thành lập "phong trào cách mạng Tupác Amaru" luôn coi giai cấp thống trị Mỹ và Chính phủ Pêru là kẻ thù. Các phi vụ mà tổ chức này tiến hành chủ yếu là gài mìn, cướp ngân hàng, bắt cóc các đại gia trong giới doanh thương, phục kích, ám sát quan chức cảnh sát Peru và các hoạt động "biệt động thành phổ" khác.

Những kẻ ủng hộ thì gọi đây là tổ chức "cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo"; một số người Mỹ tự coi mình là "chuyên gia chống khủng bố” tự khoe rằng hiểu rõ tổ chức này đến chân tơ kẽ tóc thì nói: "Tupác Amaru" từ trước đến nay thành thạo trong các hoạt động bạo lực mang hiệu quả tuyên truyền, có nhiều kịch tính và không nghiêm túc. Đặc điểm của những hành động này là "cố gắng tránh bị thương vong”.

Căn cứ hoạt động chủ yếu của tổ chức này là vùng ở miền Đông Pêru. Ở vùng này các tổ chức buôn bán ma túy hoạt động khá công khai, tổ chức này đã giành giật quyền bảo kê, thu phí các hoạt động buôn bán ma túy với tổ chức có ảnh hưởng lớn hơn là tổ chức "Con đường sáng” giữa hai bên đã nhiều lần nảy sinh xung đột. Tổ chức "Con đường sáng" đã gọi "Tupác Amaru" là "bọn phản cách mạng". 

Nhiều năm trước "Tupác Amaru" đã nhiều lần tổ chức các vụ tấn công, mà mục tiêu là nhằm vào các cửa hàng gà rán Kentueky. Và trong mỗi lần tấn công, sau khi đã chiếm cửa hàng, họ hết sức lạnh lùng giải tán mọi người có mặt bên trong sau đó nổ súng quét sạch mọi thứ. Trước khi rời khỏi hiện trường, lựu đạn sẽ được quẳng vào chiếc thùng nhựa mà "thiếu tá Sandes" gắn trên biển hiệu xách trong tay. 

Tháng 9/1984, một đêm cuối tuần, một số thành viên của tổ chức này đã nã hơn 60 phát đạn vào tòa đại sứ quán Mỹ tại Pêru, sau đó đã xông vào văn phòng của hãng tin tức quốc tế Hoa Kỳ, một nữ biên tập viên tin tức thấy súng trong tay nọ thì sợ chết khiếp, song họ chỉ yêu cầu cô ta phát đi bản tuyên ngôn chúng đã chuẩn bị sẵn.

Nội dung chính của văn bản này ngoài việc kêu gọi người nghèo Peru ủng hộ chính nghĩa còn lên án mạnh mẽ sự tham nhũng và hành động vi phạm nhân quyền của chính phủ. Sau khi làm xong những việc đó, bọn chúng đem những biểu ngữ chống chính phủ dán đầy trong văn phòng rồi bỏ đi. Trong tập kích này, họ không tốn một giọt máu, đã khiến chỉ sau một đêm tổ chức "phong trào cách mạng Tupác Amaru" nổi tiếng khắp thế giới. 

Trong nhiều năm liền, chính phủ Peru vừa phải đối phó với "Con đường sáng" lại phải đương đầu với "phong trào cách mạng Tupác Amaru", trong suốt mười mấy năm đã bỏ tù 442 thành viên của tổ chức này, lần lượt bắt giam 15 kẻ cầm đầu thuộc các thế hệ khác nhau, nhiều kẻ trong số đó bị tuyên án tù chung thân.

Vụ tấn công vào đại sứ quán Nhật Bản lần này, Cerpa cũng nhằm mục đích đánh đổi lấy 442 thành viên của tổ chức này bị bắt trong đó có cả vợ của hắn là Nanhi. Kế hoạch lần này với mật danh "Phá vỡ im lặng" đã được Cerpa chuẩn bị, kỹ lưỡng và tiến hành sau 8 tháng huấn luyện quân sự? tâm lý và chuẩn bị chu đáo.

Đại sứ Nhật Bản trú nơi diễn ra sự kiện bắt con tin bốn tháng.
Đại sứ Nhật Bản trú nơi diễn ra sự kiện bắt con tin bốn tháng.

“Tình anh em” Nhật và Pêru

Tính từ năm 1980, tại Pêru đã có 25.000 người thiệt mạng do các cuộc khủng bố. Nhằm duy trì trật tự, sau khi lên cầm quyền vào năm 1990, Tổng thống FuJimori đã chính thức tuyên chiến, tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa khủng bố. Trong nhiệm kỳ đầu của mình ông Fujimori đã giành được những thành tích đáng kể, hai tổ chức khủng bố lớn tại Pêru đã suy yếu trước sự tấn công mạnh mẽ của quân chính phủ.

Nền Kinh tế Peru có bước tăng trưởng rõ rệt, trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất ở Châu Mỹ La tinh. Vì những thành quả này, ông Fujimori được người ta - ví như "khắc tinh của bọn khủng bố, cứu tinh của người nghèo". Năm 1995, ông ta lại trúng cử nhiệm kỳ thứ hai.

Trước đây khi ông ra tranh cử chức Tổng thống, mẹ ông ta đã kịch liệt phản đối vì lo lắng sẽ có nhiều bất trắc xảy ra, lúc đó quan điểm của Fujimori là: “Cho dù tôi có không tồn tại trên thế giới này, cũng kiên trì không thay đổi quyết định”. Sau khi nhậm chức, những cố gắng chống lại chủ nghĩa khủng bố của ông được nhân dân Pêru và cộng đồng quốc tế khẳng định và ủng hộ nhưng cũng vì thế Fujimori trở thành mục tiêu hàng đầu của các tổ chức khủng bố. 

Không phải ngẫu nhiên mà Cerpa đã lựa chọn thời điểm tấn công vào đại sứ quán Nhật vào ngày tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật Nhật hoàng bởi trong buổi lễ sẽ có khá nhiều nhân vật quan trọng, có những con tin có trọng lượng để mặc cả với chính phủ. Cerpa cho rằng nếu cầm giữ trong tay những nhân vật cỡ bự thì chẳng còn e ngại chính phủ không đáp ứng các yêu sách, điều kiện đặt ra. Thứ hai là, mục tiêu phấn đấu từ trước đến nay của tổ chức này vẫn là tấn công vào "chủ nghĩa đế quốc". 

Từ sau khi tổng thống Fujimori lên nắm quyền vào năm 1990, Nhật đã dần dần thay thế vai trò của nước Mỹ ở đây (trong cuộc khủng hoảng con tin lần này cũng có 7 người Mỹ. Ngày 17 tháng 12, đại sứ Mỹ cũng được mời tham dự buổi dạ tiệc, nhưng ông này đã ra về trước khi bọn khủng bố tấn công), người Nhật cũng trở thành một trong những mục tiêu "ưu tiên hàng đầu” của tổ chức "Tupác Amaru”. 

Lúc đó tại Peru có gần 10.000 người gốc Nhật, Tổng thống Fujimori cũng là hậu duệ của người Nhật di cư. Hiện tại, có khá nhiều người gốc Nhật đang hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực như chính trị, thương mại, họ cũng là những người được hưởng ích lợi trực tiếp từ những chính sách kinh tế của chính phủ Pêru.

Những năm gần đây giới doanh nghiệp Nhật bị hấp dẫn bởi đất nước Pêru có nguồn tài nguyên phong phú và giá thành nhân công lao động rẻ mạt nên đã ào ạt xây dựng nhà xưởng tại Peru, cũng vì vậy các tổ chức khủng bố chống chính phủ tại Peru cũng coi người gốc Nhật và người Nhật là mục tiêu tấn công chủ yếu.

Từ tháng 12/1990 đến tháng 4/1991, đại sứ quán Nhật tại Peru đã hai lần bị tổ chức khủng bố phái cực tả "Con đường sáng" tấn công. Tháng 7/1991, 3 chuyên gia nông học Nhật Bản bị lực lượng du kích giết hại tại nơi ở, chính phủ Nhật sau đó phải ngừng việc đưa chuyên gia sang Pêru, cùng năm đó, trung tâm văn hóa và mấy nhà hàng của người gốc Nhật bị tấn công bằng thuốc nổ. Năm 1993, Đại sứ quán Nhật tại Lima bị tấn công bằng thuốc nổ gắn trên xe ô tô. 

Từ khi nắm quyền năm 1990, ông Fujimori đã 6 lần sang thăm Nhật Bản, gần như mỗi năm đi thăm một lần, trên cơ sở đặc biệt như vậy, quan hệ Nhật - Pêru phát triển nhanh chóng. Tính đến tháng 3/1996, Peru đã nhận được 2.270 triệu USD viện trợ kinh tế và khoản vay hỗ trợ phát triển từ Chính phủ Nhật. Nhật Bản trở thành một trong những bạn hàng chủ yếu của Pêru.

Quan điểm của tổ chức "Tupác Amaru" cho rằng, những khoản viện trợ khổng lồ đó không những đã củng cố địa vị của những kẻ thống trị, khiến chính phủ càng có sức mạnh tăng cường các hoạt động chống khủng bố, đồng thời nó làm tăng thêm khoản cách phân biệt giàu nghèo trong xã hội. 

Vụ bắt cóc con tin lần này khiến chính phủ Nhật Bản bị sốc. Dư luận cho rằng, bọn khủng bố  lên tiếng tố cáo "Chính phủ Nhật can thiệp vào công việc nội bộ của Pêru, hậu thuẫn cho "chính sánh kinh tế mang tính hủy diệt" của chính chuyên Fujimori". Việc này đã khiến các công ty lớn như Toyota, Panasonic của Nhật phải đánh giá lại kế hoạch làm ăn lâu dài tại Pêru...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.