Cục Di sản văn hóa nói gì về việc Hội An thu phí vé tham quan phố cổ?

Cục Di sản văn hóa nói gì về việc Hội An thu phí vé tham quan phố cổ?
0:00 / 0:00
0:00
Mới đây, Cục Di sản Văn hóa đã gửi văn bản tới Hội An, Quảng Nam đề nghị báo cáo về việc thu phí tham quan Di sản Văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An.

Trả lời VietNamNet, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, đơn vị này đã có Công văn số 269/DSVH-DT đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hội An và Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An phối hợp cung cấp các thông tin liên quan để có cơ sở trả lời báo chí về vấn đề này.

Theo vị lãnh đạo này, việc thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh thuộc địa phương quản lý, đã được quy định rõ trong Luật Phí và lệ phí. Trong đó quy định, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định thu phí tham quan di tích lịch sử đối với công trình thuộc địa phương quản lý (Phụ lục số 01 tại mục VII. Phí thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch), đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021).

Đại diện Cục di sản văn hóa cho biết, với Di sản Văn hóa Thế giới Khu phố cổ Hội An, những năm qua, địa phương đã thực hiện việc thu phí tham quan di tích. Nguồn thu này được địa phương chi vào việc quản lý, bảo vệ, tu bổ, phát huy giá trị di tích (thông qua quy chế bảo vệ Di sản Văn hóa Thế giới Khu Phố cổ Hội An). "Vì vậy, việc điều chỉnh thu phí tham quan đối với Di sản Văn hóa Thế giới Khu Phố cổ Hội An hiện nay cũng căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, từ đó quyết định đối với việc thu phí tham quan Khu phố cổ Hội An hay thu phí riêng ở các điểm di tích thuộc Khu phố cổ Hội An, đảm bảo phù hợp với các yêu cầu quản lý di tích và điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương, đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật", vị lãnh đạo Cục di sản văn hóa thông tin.

Ảnh: Thạch Thảo

Ông Nguyễn Văn Lanh – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, TP Hội An đã nhận được văn bản của Cục di sản Văn hóa đề nghị UBND thành phố, Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An cung cấp thông liên quan đến việc thu phí tham tại Di sản Văn hóa Thế giới Khu phố cổ Hội An. Trong tuần này, Hội An sẽ có báo cáo cụ thể để gửi Cục di sản Văn hóa.

Trước đó, trao đổi với VietNamNet chiều 5/4, Chủ tịch UBND TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) Nguyễn Văn Sơn cho biết, muốn xây dựng lại đề án kiểm soát hoạt động bán vé để đảm bảo công bằng giữa du khách mua vé và du khách không mua vé.

“Tôi phải khẳng định, việc mua vé khi tham quan khu phố cổ đã diễn ra từ lâu. Thành phố sẽ thu phí các đoàn khách đi theo tour, một số khách chi tiền vé trong tour nhưng đơn vị lữ hành không mua vé khiến khách thiệt thòi", ông Sơn nói.

Ông Sơn khẳng định, những khách ở Quảng Nam, TP Đà Nẵng đến Hội An cà phê, ăn uống, ma chay, hiếu hỉ… chắc chắn sẽ không thu phí.

Đọc thêm

Vẻ đẹp rực rỡ của các nhà báo trên đường chinh phục đỉnh Tà Xùa

Vẻ đẹp rực rỡ của các nhà báo trên đường chinh phục đỉnh Tà Xùa
(PLVN) -  Họ không phải là những vận động viên chuyên nghiệp. Nhiều người chưa từng chơi thể thao, thậm chí chưa một lần tham gia bất kỳ giải thể thao nào. Thế nhưng, 100 nhà báo ấy đã mạnh mẽ ghi tên mình vào danh sách vận động viên của tham dự một giải thể thao mạo hiểm - Giải leo núi “Bước chân trên mây năm 2025 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa”, và họ đã để lại những hình ảnh rực rỡ trong ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Miền. 

Người ghi dấu ấn đặc biệt tại cõi thiêng Đồng Lộc

Ông Đào Anh Tuân, Phó bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tỉnh Hà Tĩnh.
(PLVN) - Với công việc “người kể chuyện lịch sử”, Đào Anh Tuân có lẽ đã là “gương mặt thân quen”, “giọng nói thân quen” với du khách tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Nhưng đó chỉ là một phần trong hành trình hơn 20 năm ông Tuân gắn bó nơi tọa độ lửa linh thiêng này.

Phát huy giá trị di sản văn hóa

Phát huy giá trị di sản văn hóa
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Bộ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa (DSVH). Tinh thần xuyên suốt của Bộ Quy tắc là nâng cao trách nhiệm đạo đức, chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của những người đang trực tiếp làm việc trong lĩnh vực DSVH, đồng thời lan tỏa nhận thức xã hội về giá trị và tầm quan trọng của di sản với sự phát triển bền vững của đất nước.

Đưa thời trang dân tộc thiểu số ra sàn diễn quốc tế

Cảm hứng từ văn hóa dân tộc thiểu số đang được nhiều nhà thiết kế lựa chọn để sáng tạo ra những bộ sưu tập vươn tầm quốc tế. (Ảnh minh họa - Nguồn: Saigoneer)
(PLVN) - Kho tàng văn hóa đồ sộ và đặc sắc của 54 dân tộc đã tạo nên bản sắc cho văn hóa Việt Nam, tạo ra những đặc trưng riêng, dấu ấn, điểm nhấn sâu sắc. Đây là một chất liệu khơi gợi nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế thời trang Việt Nam sáng tạo nên những bộ trang phục độc đáo, vang tầm quốc tế.

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ
(PLVN) - Sau “Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử”, “Lệ Chi Viên! (Bí mật vườn Lệ Chi)” là vở diễn tiếp theo của chương trình “Sân khấu Sử Việt học đường” được Sân khấu kịch Idecaf (nay là Nhà hát kịch Idecaf) thực hiện mục tiêu lan tỏa tinh thần yêu sử đến thế hệ trẻ.

Kích cầu du lịch bằng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Để kích cầu du lịch, cần có những chính sách ưu đãi. (Ảnh minh họa: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Chỉ còn hai tuần nữa là đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Năm nay, Việt Nam có nhiều hoạt động trong dịp nghỉ lễ này. Cận kề tuần nghỉ lễ nhiều điểm đến du lịch đã đặt chỗ kín phòng. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn các tour nội địa trong những ngày lễ trọng đại của đất nước.

Vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn - một trong những Danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước ta. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Những năm qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm Ngày sinh của ông vào năm 2026. Đêm 10/4/2025 (giờ địa phương) vừa qua, tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các nước thành viên đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO, phê duyệt việc vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.