Cử nhân có thể học nghiệp vụ sư phạm để làm giáo viên

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 7 năm ra quyết định dừng tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT, Bộ GD-ĐT vừa có thông tư cho phép thực hiện lại việc này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ra Thông tư số 11/2021/TT-BGDĐT ban hành chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học và Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT ban hành Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông (THCS, THPT).

Đối với cấp tiểu học theo Thông tư số 11/2021/TT-BGDĐT thì những người có bằng cử nhân chuyên ngành âm nhạc, mỹ thuật, tin học, công nghệ, giáo dục thể chất, ngoại ngữ có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiểu học. Khối lượng chương trình gồm 35 tín chỉ, trong đó phần bắt buộc có 31 tín chỉ và phần tự chọn có 4 tín chỉ.

Đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông theo Thông tư số 12/2021/TT-BGDĐT thì người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trung học cơ sở, trung học phổ thông. Thời lượng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm gồm: Khối học phần chung có 17 tín chỉ và khối học phần nhánh có 17 tín chỉ.

Theo quy định, 1 tín chỉ tương đương 15 tiết lý thuyết; 1 tiết lý thuyết tương đương với 2 tiết thảo luận, thực hành.

Mục tiêu chung của chương trình là người học có những phẩm chất và năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở từng cấp học.

Thông tư số 11/2021/TT-BGDĐT và Thông tư số 12/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22/5/2021.

Trước đó, năm 2012, Bộ GD-ĐT đã ban hành các thông tư về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT.

Năm 2014, Bộ GD-ĐT đã ra quyết định dừng tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT.

Thời điểm đó, có 14 trường đại học sư phạm và 52 trường đại học có khoa (ngành) sư phạm được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phải dừng đào tạo, cấp chứng chỉ.

  

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.