Nâng tầm vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại chuyến thăm Cộng hòa Belarus |
Tiếp đó, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư tới Đại Hàn dân quốc (Hàn Quốc) (từ 1 - 4/10) đã để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân quốc gia này. Chuyến thăm đã góp phần quan trọng thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc, thiết thực triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, trong đó coi trọng và dành ưu tiên phát triển quan hệ với các nước trong khu vực.
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư (từ 11 - 15/10) đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển ổn định, lành mạnh và đi vào chiều sâu, đồng thời có ảnh hưởng tích cực thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Trong tuyên bố chung, hai bên khẳng định Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàn cục, sẽ tăng cường giao lưu hữu nghị giữa hai nước, mở rộng hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, trân trọng, giữ gìn, phát triển tốt quan hệ hai Đảng, hai nước Việt - Trung, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển một cách ổn định, lành mạnh, lâu dài.
Cũng trong năm 2014, Tổng Bí thư đã có chuyến thăm và làm việc 3 ngày tại Liên bang Nga. Chuyến thăm thêm khẳng định việc hai nước tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga, đáp ứng lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác trong tất cả các lĩnh vực. Vui mừng tiếp đón Tổng Bí thư, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam mang tính đối tác chiến lược toàn diện và triển vọng tăng cường hơn nữa mối quan hệ này.
Tổng Bí thư cũng đã thăm chính thức Cộng hòa Belarus. Với lễ đón Tổng Bí thư bằng những nghi lễ cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia do Thủ tướng Belarus Mikhail Myasnikovich chủ trì, Minks thể hiện sự trọng thị đối với tầm quan trọng của cá nhân Tổng Bí thư và Đảng Cộng sản Việt Nam trong mối quan hệ song phương Việt Nam – Belarus.
Tích cực đóng góp bảo vệ, gìn giữ hòa bình
Lễ đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân tại chuyến thăm Nhật Bản |
Và trước thềm năm mới 2015, Chủ tịch nước đã thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia từ ngày 23 - 24/12, góp phần tiếp tục củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa 2 nước theo phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì sự phát triển hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Trong chuyến thăm này, Chủ tịch nước đã có các cuộc hội đàm với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, Thủ tướng Hun Sen, hội kiến lãnh đạo Quốc hội, gặp gỡ các Đại Tăng thống và các doanh nghiệp tiêu biểu nhằm trao đổi các biện pháp thiết thực tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư… đồng thời hai bên cũng trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Thủ tướng Hun Sen đánh giá cao ý nghĩa quan trọng chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia của Chủ tịch nước đối với việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước; bày tỏ cảm ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ và giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Campuchia, đặc biệt, đã giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng và ngăn chặn sự quay trở lại của chế độ này ở Campuchia. Thủ tướng Hun Sen khẳng định không có ngày 7/1/1979 thì Campuchia không có ngày hôm nay.
Ổn định chính trị, mạnh về kinh tế
Đại diện quan chức Vương quốc Bỉ chào đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại chuyến thăm tháng 10/2014 |
Chuyến thăm của Thủ tướng tới EU và các thành viên quan trọng của thực thể kinh tế - chính trị đặc thù này (Đức, Bỉ, Italia) với thông điệp: thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện, rộng lớn và sâu sắc hơn với EU nói chung và với từng thành viên của EU nói riêng, nhất là thúc đẩy tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU, góp phần nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời thắt chặt tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất, cụ thể trên các lĩnh vực giữa Việt Nam với các quốc gia, không chỉ đem lại lợi ích thiết thực cho các bên mà còn đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.
Với tuyên bố chung sau chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ (từ 27-28/10) của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai Thủ tướng Việt Nam và Ấn Độ đã nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế là một mục tiêu chiến lược của quan hệ song phương, bày tỏ hài lòng về những tiến bộ đạt được trong hợp tác quốc phòng và tái khẳng định tầm quan trọng của đầu tư đối với phát triển kinh tế cũng như cách thức tạo dựng môi trường huy động đầu tư lớn hơn, mong muốn và quyết tâm cùng nhau duy trì hoà bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới, kêu gọi tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực bảo đảm an ninh của các tuyến đường biển, an ninh hàng hải, chống cướp biển và các hoạt động tìm kiếm cứu nạn…
Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Narendra Modi tái khẳng định cam kết phát triển toàn diện mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ và nhất trí cho rằng, quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Ấn Độ và Việt Nam sẽ mang lại hòa bình, thịnh vượng và ổn định cho nhân dân hai nước cũng như trong khu vực. Thủ tướng Ấn Độ cũng tái khẳng định Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ.
Theo lời mời của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm, làm việc tại Hàn Quốc nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 25 năm Quan hệ đối thoại ASEAN-Hàn Quốc tại TP.Busan (Hàn Quốc) trong những ngày đầu của tháng 12.
Chuyến thăm, làm việc tại Hàn Quốc của Thủ tướng đúng dịp hai nước kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do song phương. Sự kiện này hết sức quan trọng đối với quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong việc tăng cường hợp tác thương mại song phương, hướng tới mục tiêu kim ngạch 70 tỷ USD vào năm 2020, mà còn góp phần thúc đẩy toàn diện quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc lên tầm cao mới.
Chuyến công du vào những ngày cuối năm 2014 tại Thái Lan để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 5 (GMS 5), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha.
Với truyền thống, kết quả và triển vọng hợp tác giữa hai nước, cuộc gặp của hai Thủ tướng đã khẳng định quyết tâm của Việt nam – Thái Lan trong việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, tăng cường kết nối giao thông cả về đường thủy và đường bộ, hợp tác, giáo dục ngư dân và xử lý các vụ việc tàu bè, ngư dân vi phạm trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, trên cơ sở quan hệ hữu nghị đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước cũng như trên tinh thần nhân đạo, nhất trí tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác tốt đẹp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Củng cố nền móng vững chắc, thúc đẩy xây dựng tương lai
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp và hội đàm với Ngài Ruedi Lustenberger, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia (Hạ viện) Liên bang Thụy Sĩ |
Việc lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao nhất của Quốc hội nước ta dẫn đầu tham dự IPU 130 là một dấu mốc rất quan trọng, khẳng định mong muốn hội nhập, đoàn kết, tích cực trong việc xây dựng, thúc đẩy sự phát triển IPU của Việt Nam nói chung và Quốc hội Việt Nam nói riêng. Bài phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhận được sự hưởng ứng và đánh giá cao. Tháng 3/2015 Việt Nam sẽ đăng cai IPU 123.
Với các cuộc hội đàm, hội kiến của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng với lãnh đạo Thụy Sĩ, Italia đã góp thêm nền tảng cho những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ song phương và nghị viện giữa hai nước trong thời gian tới, mở ra những triển vọng mới trong hợp tác song phương giữa Thụy Sĩ, Italia với Việt Nam.
Có thể thấy, với cường độ công du nước ngoài của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội đã cho thấy tinh thần chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đây là tiền đề cho những hoạt động đối ngoại trong năm 2015 nói riêng và tương lai nói chung.