'Công dân toàn cầu' Hồ Thu Hương nói về áp lực với người trẻ Việt muốn 'bước ra thế giới'

(PLO) - Hồ Thu Hương, cây bút quen thuộc của nhiều cuốn sách nổi tiếng với giới trẻ chia sẻ xung quanh những thiếu sót của người Việt khi làm việc trong môi trường quốc tế và kỹ năng cần trau dồi nếu muốn “bước ra thế giới”.

Nếu như Huyền Chip nổi tiếng với cuốn sách “Xách ba lô lên và đi” kể về hành trình trải nghiệm qua 25 nước với 700 đôla thì Hồ Thu Hương lại được yêu mến khi vạch ra 12 bước giúp các bạn trẻ trở thành công dân toàn cầu qua những góc nhìn đa chiều khi cô sinh sống và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới.

Hồ Thu Hương tham gia sự kiện Startup Weekend Education ASEAN được hỗ trợ bởi Google for Entrepreneurs
Hồ Thu Hương tham gia sự kiện Startup Weekend Education ASEAN được hỗ trợ bởi Google for Entrepreneurs

Thu Hương sinh năm 1988 và đang cùng chồng sinh sống tại Cộng hòa Séc nhưng đã có một gia tài xuất bản sách khá đáng nể khi cô là tác giả và đồng tác giả của 4 cuốn sách được yêu thích bao gồm"Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới: Những bước để trở thành công dân toàn cầu", “Hộ chiếu xanh: Hành Trang Của Những Công Dân Toàn Cầu – Hành Trình Ra Biển Lớn", “Chìa Khóa Để Trở Thành Người Đa Ngôn Ngữ” (được phát hành ở Việt Nam) và “Alone Together: Tales of Sisterhood and Solitude in Latin America”.

Cô chia sẻ những góc nhìn và kinh nghiêm học tập, sinh sống và làm việc đa quốc gia với hy vọng giúp các bạn trẻ có những định hướng và giảm bớt áp lực khi hướng đến một môi trường mới rộng lớn hơn. 

- Kỷ niệm nào đáng nhớ khi chị giúp đỡ các bạn trẻ trong hành trình bước ra thế giới? 

- Tôi coi việc giúp đỡ các bạn trẻ bước ra thế giới là sứ mệnh của mình, vì trước đây mình đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của những người xung quanh trên chặng đường trở thành công dân toàn cầu. 

- Chị từng phải đối mặt với sự phân biệt chủng tộc ở nơi bạn từng sinh sống. Đâu là kỉ niệm “khó khăn để chấp nhận nhất” với bạn?

- Khi những đứa bé trêu trọc, chửi rủa và thậm chí là ném đá hay đập gậy vào người thì tôi có thể bỏ qua vì họ vẫn có thời gian để được dạy dỗ. Khi những người lớn, được coi là đã có đủ kiến thức và am hiểu, phân biệt thì tôi vẫn có thể cho qua vì đó là những người mình không quen biết.

 

Nhưng một điều rất khó để chấp nhận là khi các bạn có quan hệ gần gũi với tôi cũng sử dụng những từ ngữ phân biệt để ám chỉ về người Việt trước mặt tôi, mặc dù họ sử dụng những từ ngữ đó một cách vô ý thức. Lời nói có khi còn gây nên sự đau đớn hơn cả thanh gươm, vậy nên chúng ta cần phải cẩn thận với lời nói của mình trong mọi tình huống. 

- Là tác giả và đồng tác giả của 4 cuốn sách xuất bản ở cả Việt Nam và nước ngoài, vậy những ý nghĩa mà chị muốn truyền tải lần lượt thông qua những cuốn sách này?

- Mặc dù mỗi cuốn sách đều có nội dung khác biệt nhưng điểm chung của cả bốn cuốn sách kể trên là chúng đều bao gồm những kiến thức, kỹ năng và các câu chuyện mà tôi đã tích góp được trong những chuyến đi toàn cầu của mình. 

Trong cuốn sách đầu tay "Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới: Những bước để trở thành công dân toàn cầu", tôi và hai đồng tác giả đã vạch ra 12 bước giúp các bạn trẻ trở thành công dân toàn cầu. Thông điệp chính trong cuốn sách này là với sự cố gắng và ý chí vươn lên, mỗi người trong chúng ta đều có thể thành công ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.

 

Cuốn sách “Hộ Chiếu Xanh: Hành Trang Của Những Công Dân Toàn Cầu – Hành Trình Ra Biển Lớn" được viết dưới dạng tạp chí, bao gồm những bài viết chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng du lịch, du học và làm việc ở nước ngoài của trên 40 tác giả người Việt Nam và nước ngoài sinh sống toàn cầu.

“Chìa Khóa Để Trở Thành Người Đa Ngôn Ngữ” là cuốn sách đầu tiên của tác giả Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về việc học nhiều ngoại ngữ khác nhau để trở thành người đa ngôn ngữ. Cuối cùng, cuốn sách “Alone Together: Tales of Sisterhood and Solitude in Latin America” bao gồm các câu chuyện du lịch Mỹ Latinh của 36 tác giả đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Trong cuốn sách đó, tôi đã kể câu chuyện về chuyến đi du học ở Argentina của mình vì đó là một trong những cột mốc quan trọng nhất đã giúp mình có được ngày hôm nay. 

- Chị có dự định phát hành thêm quyển sách nào nữa không. Và cuốn sách sẽ về chủ đề gì?

- Trong năm 2019, cuốn tự truyện của 11 tác giả nữ đến từ 11 quốc gia trên thế giới do tôi phụ trách sẽ được xuất bản ở Đan Mạch. Cuốn sách này chia sẻ cuộc sống và trải nghiệm của các người phụ nữ đến từ các vùng miền khác nhau. Tất cả các đồng tác giả đã từng sinh sống tại nhiều quốc gia trên thế giới và họ đều đã có sự thành đạt nhất định trong lĩnh vực của họ trên đất người. 

Đây là một dự án sách khá phức tạp vì chúng tôi đã phải làm việc qua nhiều múi giờ khác nhau và làm việc với nhiều văn hóa và cách suy nghĩ khác nhau, vậy nên trong tất cả các dự án thì đây là dự án chiếm nhiều thời gian của tôi nhất. Tôi mong rằng những mẩu chuyện chân thật và đa dạng này sẽ truyền động lực cho các phụ nữ trên khắp thế giới để họ cũng tìm ra cho mình con đường vươn tới thành công.

- Văn hóa quốc tế hòa nhập với văn hóa bản địa trong chị như thế nào? Đã bao giờ chị cảm thấy khó khăn để thích nghi với sự khác biệt khi chị đã đặt chân đến rất nhiều quốc gia?

- Có nhiều người không thích cụm từ “công dân toàn cầu” vì họ nghĩ rằng “công dân toàn cầu” là những người đã bị mất đi bản sắc dân tộc của họ và sống “thả cửa”, sống bất quy tắc và không tôn trọng các nền văn hóa khác nhau. Tôi không thể nói thay cho những “công dân toàn cầu” khác, nhưng đối với tôi thì “công dân toàn cầu” là người có thể thích nghi và hòa nhập dễ dàng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, nhưng đồng thời họ vẫn không quên các phong tục và văn hóa của quê hương họ. 

Sau mỗi chuyến đi, tôi đều cố gắng tiếp thu những điều tốt của đất nước tôi đã đi qua. Vậy nên con người tôi bây giờ là một sự hỗn hợp của các nền văn hóa khác nhau, mặc dù là khi nói chuyện sơ qua với tôi, bạn sẽ không nhận thức được về điều đó. Đó là vì khi giao tiếp với người Việt Nam, tôi sẽ thể hiện “phiên bản Việt Nam” của mình. Nhưng khi giao tiếp với người Séc chẳng hạn, tôi sẽ bộc lộ những tính cách Séc và sẽ giao tiếp theo kiểu Séc. 

Mặc dù tôi cố gắng thích nghi với các quốc gia bản địa, không phải là sự thích nghi nào cũng làm cho tôi thích thú. Mỗi nền văn hóa đều có những điểm tốt và những điểm xấu, vậy nên không phải lúc nào tôi cũng cố gắng thích nghi một cách trọn vẹn vào một văn hóa khác. 

Chúng ta đang chào đón những bạn trẻ của thế hệ Z, những Centennial với phong cách sống và suy nghĩ rộng mở hơn nhiều các thế hệ trước. Vậy những kĩ năng cần thiết để trở thành một “công dân toàn cầu” với thế hệ này cũng đã có sự thay đổi ?

- Các thế hệ trước coi trọng việc nâng cao kỹ năng trong một lĩnh vực, một ngành nghề để có thể theo đuổi ngành nghề đó suốt đời. Vì vậy nên ông bà, bố mẹ chúng ta thường hay khuyên bảo chúng ta tập trung vào việc học trước khi nghĩ đến việc thực tập hay làm việc. 

Nhưng hiện nay thì ngay cả những kỹ sư có bằng tiến sĩ và làm việc tại Silicon Valley ở Hoa Kỳ cũng có nguy cơ bị đào thải, và sự cạnh tranh khắc nghiệt ngày nay đòi hỏi chúng ta phải có gì đó nổi bật hơn những người xung quanh. Ngày nay, không có lứa tuổi nào là quá nhỏ để bắt đầu trau dồi kiến thức và kinh nghiệm cả. 

 

Trong quá trình làm việc với các bạn trẻ Việt Nam, tôi đã được làm quen với những bạn trẻ chỉ mới học cấp hai, cấp ba thôi mà đã có nhiều thành tích đáng kể vì họ đã bắt đầu hành trình cải thiện các kỹ năng và tìm kiếm cơ hội từ rất sớm. Tôi khuyên các bạn trẻ ngay cả khi các bạn vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường nên cải thiện các kỹ năng sau: kỹ năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, tìm kiếm thông tin, quản lý thời gian, sáng tạo, linh hoạt và tư duy phê phán. Để có được các kỹ năng này, các bạn cần phải có nhiều trải nghiệm cả trong và ngoài trường học. 

- Chị thấy những áp lực mà những bạn trẻ Việt thường xuyên gặp phải khi học tập, sinh sống hay đi du lịch ở một đất nước khác?

- Thông thường thì mỗi khi bước vào một môi trường mới thì chúng ta thường có nhiều áp lực khác nhau. Trước tiên là áp lực về ngôn ngữ vì ngay cả khi chúng ta đã học ngoại ngữ trong thời gian dài thì bạn cũng cảm thấy lo lắng không biết người bản xứ có hiểu chúng ta hay không. 

Trong những ngày đầu tiên ở xứ người, chúng ta cũng có thể sẽ bị bỡ ngỡ với văn hóa khác lạ, vì những câu nói đùa khó hiểu hay vì cách ứng xử của người bản địa khiến cho chúng ta bị bối rối. Thậm chí ngay cả những điều được coi là chuyện nhỏ ở quê hương như mua sắm, cách trả tiền hoặc tặng quà cũng có thể sẽ khiến bạn bị sốc văn hóa ở một đất nước mới. 

Nếu đi du học thì chúng ta có thể bị áp lực khi vừa cố gắng đuổi kịp kiến thức và trình độ của các sinh viên khác lại vừa lo kiếm việc làm thêm để trang trải cho chuyến đi du học đắt tiền. Rồi khi đi làm, chúng ta lại cố gắng tiết kiệm chi phí để gửi tiền về nhà cho gia đình. Mỗi người đều có những áp lực và thử thách khác nhau, cái chính là động lực mà chúng ta có thể tạo ra để đối phó với mọi khó khăn. 

- Những điểm yếu mà chị thấy ở người Việt khi cùng làm việc trong môi trường quốc tế?

- Hai thứ quan trọng nhất mà tôi thấy các bạn trẻ Việt Nam đang bị thiếu là khả năng sử dụng ngoại ngữ và độ thích nghi với các nền văn hóa khác nhau. 

Mặc dù hiện giờ có rất nhiều trung tâm ngoại ngữ thi nhau mở ở khắp Việt Nam, trình độ sử dụng ngoại ngữ của các bạn trẻ Việt Nam vẫn chưa phải là tốt. Tôi nghĩ một phần là vì các bạn vẫn tách riêng việc học ngoại ngữ ra khỏi đời sống hằng ngày. Nếu không luyện tập ngoại ngữ thì ngay cả khi học ngoại ngữ trong thời gian dài thì họ vẫn không thể sử dụng ngoại ngữ một cách lưu loát được. 

Khi cải thiện ngoại ngữ qua việc tìm hiểu về văn hóa nước ngoài, bạn trẻ sẽ ít e thẹn và rụt rè hơn trong môi trường quốc tế. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các bạn trẻ rất nhiều nếu muốn đi du học hoặc làm việc ở một công ty đa quốc gia trong tương lai. 

 

- Câu nói tâm đắc nhất về cuộc sống của chị là gì?

- Câu nói mà tôi rất tâm đắc là: “Hãy luyện tập cho bản thân thói quen trân trọng những gì bạn đang có trong tay.” Đây là điều tưởng chừng là hiển nhiên nhưng lại rất khó khăn đối với bất cứ ai trong chúng ta. 

Xã hội yêu cầu chúng ta phải hướng lên phía trước, phải thi đua, phải đạt được những cột mốc và đích đến trước mắt. Vậy nên chúng ta không còn có thời gian để dừng lại và trân trọng những điều chúng ta đang có trong thời điểm hiện tại. Rồi chúng ta so sánh bản thân mình với người khác để rồi luôn bị thất vọng vì con người có xu hướng ngước nhìn những người giỏi giang hơn, giàu có hơn hay thành công hơn. Đây sẽ là cuộc đua không có hồi kết nếu chúng ta không học cách cảm nhận và sống cho thời điểm hiện tại. 

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT chủ trì thảo luận tại Tọa đàm. (Ảnh: MOET)

Các trường vẫn chưa thể tự chủ trong một số vấn đề

(PLVN) - Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn, sau 5 năm, trước những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật Giáo dục đại học đã bộc lộ một số bất cập so với yêu cầu thực tiễn phát triển của đại học Việt Nam.

Đọc thêm

Nguyên nhân nào khiến sinh viên hút thuốc lá điện tử?

Thạc sĩ Trần Trọng Đại - Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội (người chạy) trong một hoạt động tập thể với sinh viên.
(PLVN) - Theo Phó Bí thư Đoàn Trường đại học Luật Hà Nội, 'đua đòi', thích thể hiện bản thân; sự hấp dẫn về hình thức và hương vị sản phẩm, việc tiếp cận quá dễ dàng... là những nguyên nhân khiến giới trẻ nói chung và không ít sinh viên nói riêng hút thuốc lá điện tử.

TP HCM đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh

Ảnh minh họa

(PLVN) - Để chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp từ năm học 2025 - 2026. Nếu được thông qua, TP HCM là địa phương đầu tiên thực hiện miễn học phí cho học sinh tất cả cấp học.

Tìm lối đi cho phân luồng học nghề phổ thông

Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ luôn là mục tiêu của HS, phụ huynh. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, để chủ trương “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông” tại Nghị quyết số 29 sớm trở thành hiện thực, vừa qua Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung thêm luồng trung học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Học sinh Thủ đô và niềm vui cống hiến cho cộng đồng

Người tham gia “The Hunger Games 2024” giao các suất ăn tới CLB Thanh, thiếu niên khuyết tật vườn Hướng Dương. (Ảnh: Hanoi Food Rescue)
(PLVN) - Với lòng nhiệt huyết và trái tim đầy yêu thương, các bạn học sinh Thủ đô đã cùng nhau chung tay thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp mà còn lan tỏa niềm vui tới mọi người xung quanh, đồng thời khiến các bạn học sinh tìm thấy hạnh phúc từ chính những việc làm của mình.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.